31. Kỹ năng làm việc

Co-worker Là Gì? Các Đặc Điểm Của Co-worker Tốt & Cách Gây Dựng Mối Quan Hệ

Đời sống công sở của bạn không chỉ là đến làm xong việc rồi lại đi về. Đi làm sẽ xoay quanh cả mối quan hệ của bạn với những người bạn tiếp xúc hàng ngày, trong đó có Co-worker. Có thể bạn chưa biết , nhưng họ giữ vai trò không hề nhỏ trong trải nghiệm đi làm của bạn đấy.

Co-worker là gì và làm cách nào để kết nối với co-worker ở nơi công sở? Masterskills sẽ giải thích ngay để bạn hiểu nhé.

Co-worker là gì?

Co-worker có nghĩa là đồng nghiệp. Đây là là từ được kết hợp bởi tiền tố -co và từ worker. Co- nghĩa là cùng nhau, và worker dịch ra tiếng Việt là nhân viên hoặc người lao động.

Khi gộp hai yếu tố này lại, ta có định nghĩa của đồng nghiệp làm cùng một cơ sở với nhau, không bao gồm cấp trên. Vài thuật ngữ có cấu trúc tương đồng có thể kể đến co-owner (đồng sở hữu), co-working sMasterskills (không gian làm việc chung), v.v.

Trong môi trường công sở, việc có được mối quan hệ hoà hợp với co-worker đóng vai trò rất quan trọng.

Phân biệt co-worker và colleague

Co-worker và colleague thường được coi là hai từ đồng nghĩa nhưng thực chất là không tương đồng. Co-worker chỉ những người trong một phòng ban hoặc một công ty, còn colleague có thể dung cho những người cùng ngành hoặc có cùng công việc nhưng làm ở nơi khác nhau.

Có thể nói colleague mang nghĩa rộng hơn. Co-worker có thể là colleague nhưng không phải colleague nào cũng là co-worker.

co-worker là gì khác với colleague thế nàoco-worker là gì khác với colleague thế nào
Coworker và colleague là hai định nghĩa tưởng giống nhưng thực chất lại khác nhau.

Vậy tại sao ta cần hoà hợp với co-worker?

Có mối quan hệ tốt với những người cùng làm với bạn sẽ đem đến những lợi ích cả trong và ngoài nơi công sở. Bạn sẽ có thể:

  • Giảm thiểu áp lực liên quan đến công việc
  • Có sức khoẻ tốt hơn kể cả tinh thần
  • Thái độ làm việc tích cực hơn
  • Khả năng thành công cao hơn

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người có đồng nghiệp làm “bạn thân” có 43% khả năng được công nhận công lao và thành tích hơn, 27% đam mê công việc hơn, v.v.

Nhìn chung, bạn chắc chắn sẽ có thêm động lực đi làm và cơ hội thăng tiến cũng tích cực hơn khi được làm việc với những người bạn có thể hoà hợp.

Tham khảo:   Tuổi trẻ đừng chọn an nhàn: liệu có đúng?

Làm sao để hoà hợp với co-worker?

Bạn có phải là một người đồng nghiệp tốt không? Và cách để xây dựng mối quan hệ với co-worker là gì? Những đặc điểm sau đây có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Thái độ thân thiện

Ngay từ ngày đầu tiên đi làm, đừng chỉ chú ý đến công việc mới mà hãy tận dụng cơ hội làm quen với đồng nghiệp. Bạn hãy giữ thái độ lịch sự và dễ gần khi đồng nghiệp mới bắt chuyện với bạn.

Mối quan hệ cũng có thể được xây dựng một cách đơn giản chỉ với một câu hỏi thăm, một bữa ăn trưa hay vài lần gọi đồ uống chung của bạn và mọi người.

Chân thành lắng nghe

Ai cũng muốn ý kiến của mình được lắng nghe và ghi nhận, nên khi nói chuyện với đồng nghiệp bạn cần chú ý lắng nghe và đưa ra ý kiến khi cần thiết. Chuyện phiếm hay chuyện công việc hệ trọng cũng vậy.

Dù đây là hành động nhỏ nhưng nó sẽ thể hiện được sự tôn trọng của bạn dành cho đồng nghiệp.

cách kết thân với đồng nghiệpcách kết thân với đồng nghiệp
Học cách lắng nghe và đối đáp tinh tế với co-worker.

Giúp đỡ người khác

Sẵn sàng đưa tay giúp đỡ đồng nghiệp khi cần sẽ giúp bạn ghi điểm rất hiệu quả. Khi họ có vướng mắc hoặc có việc cần nhờ đến bạn khi cần, bạn nên hỗ trợ họ nếu có thể.

Tuy vậy bạn cũng nên chú ý liệu họ có thật sự cần bạn giúp hay chỉ đang đùn đẩy công việc cho bạn. Trong quá trình xây dụng mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn cũng nên tinh ý xem xét để tránh các trường hợp như ma cũ bắt nạt ma mới hoặc đồng nghiệp vô trách nhiệm.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

Cách tiếp theo để có thể làm thân với co-worker là gì? Khi được nhận sự giúp đỡ, bạn đừng quên cảm ơn họ với sự chân thành. Còn nếu bạn và đồng nghiệp gặp mâu thuẫn, hãy lựa nói lời xin lỗi để có thể hàn gắn nhanh nhất có thể.

Nói ra lời cảm ơn và xin lỗi nghe chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và tinh tế để làm được. Nhưng khi bạn nhận thức được điều này, bạn sẽ nhận được sự yêu quý không chỉ của đồng nghiệp mà còn cấp trên.

Tham khảo:   Những điều chỉ có người theo nghề lập trình viên mới hiểu

Tránh drama công sở

Tám chuyện ở nơi làm việc từ lâu đã trở thành một truyền thống bất thành văn. Ngoài công việc, những mối quan hệ tại chỗ làm cũng không hề đơn giản và nhiều người thường có thói quen bàn tán.

Tò mò là bản năng của đa số chúng ta, nhưng việc hóng chuyện thái quá có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Vì vậy, khi ở nơi công sở, bạn nên tránh xa những hành động như nói xấu đồng nghiệp, truyền đạt thông tin sai lệch, thêm mắm dặm muối, đổ dầu vào lửa, v.v.

Hoàn thành công việc tốt nhất có thể

Khi bạn đi làm, việc cần ưu tiên chính là công việc của bạn. Có trách nhiệm với những gì được giao chứng tỏ mức độ cam kết với nghề của bạn.

Không chỉ vậy, khi bạn không hoàn thành trọng trách thì đồng nghiệp có thể sẽ phải làm bù cho bạn. Nếu bạn là lý do họ bị giao nhiều việc hơn và phải OT thường xuyên, mối quan hệ của bạn và họ sẽ có nguy cơ rạn nứt.

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài làm việc cùng một nhóm bạn đã quen, sẽ có lúc bạn cần hợp tác với các team khác. Chẳng hạn biên tập viên sẽ cần hợp tác với team thiết kế, hoặc back office và front office luôn cần kết nối để công việc đuọc suôn sẻ.

Kết hợp và làm việc nhóm tốt sẽ có tác động tích cực lên mối quan hệ với co-worker kể cả ngoài môi trường công sở.

cách tạo mối quan hệ với co-workercách tạo mối quan hệ với co-worker
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm với coworker.

Tôn trọng đồng nghiệp

Sự tôn trọng là yếu tố quyết định của mọi mối quan hệ. Với coworker cũng vậy.

Sẽ có những lúc các bạn nói chuyện với nhau về những áp lực trong công việc và cuộc sống riêng. Việc bạn giữ kín những câu chuyện nhạy cảm này thể hiện bạn tôn trọng sự riêng tư của đồng nghiệp.

Trong quá trình làm việc, bạn cũng nên tôn trọng ý kiến đóng góp của họ. Ngoài ra, sự tôn trọng này còn đến từ văn hoá email, ngôn ngữ cơ thể, và nhiều yếu tố nhỏ khác.

Tham khảo:   8 bí quyết tự tạo động lực khi làm việc tại nhà

Rèn luyện cho mình phong thái làm việc và hành xử lịch sự, văn minh sẽ giúp phát triển độ tin cậy của đồng nghiệp dành cho bạn.

Lời kết

Co-worker là người ai cũng sẽ tiếp xúc khi đi làm. Kể cả khi bạn không đi làm trực tiếp, bạn cũng cần giao tiếp với họ qua mạng xã hội. Để công việc được hiệu suất và hài hoà, biết cách gây dựng mối quan hệ với co-worker là việc rất cần thiết.

Mong rằng qua bài viết của Masterskills, bạn có thể hiểu được định nghĩa co-worker là gì cũng như cách để bạn là một co-worker đáng tin cậy.

Đừng quên cập nhật các thông tin hữu ích nhất cho bạn qua Masterskills Việt Nam nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo