Quản lý chất lượng toàn diện - TQM

Thực trạng doanh nghiệp áp dụng TQM tại Việt Nam hiện nay

TQM được viết tắt từ Total Quality Management được hiểu là quản lý chất lượng toàn diện. Đây là một phương pháp dùng để quản lý một tổ chức, doanh nghiệp, định hướng chất lượng với sự tham gia của mọi thành viên. Có thể tóm lược thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn triển khai

Cách đây khoảng 20 năm, Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) với sự hỗ trợ của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản (MITI) đã ban hành quyết định triển khai áp dụng TQM trong doanh nghiệp tại các nước ASEAN. Việt Nam là thành viên của ASEAN đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến về TQM cho các nhà máy dưới sự hỗ trợ của chuyên gia TQM Nhật Bản phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

thực trạng áp dụng tqm tại việt nam
Nhà máy sản xuất nhựa Tiền Phong

Lúc bấy giờ, Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng là đơn vị thí điểm triển khai TQM. Đơn vị này đã áp dụng thành công TQM để các đơn vị khác đến tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm.

Giai đoạn áp dụng

Nhiều địa phương trên cả nước đã thúc đẩy phát triển hệ thống quản lý tiên tiến sau phát động “Thập niên chất lượng 1995 đến 2015”. Trong đó, Hà Nội là một trong những thành phố thực hiện khá thành công dự án này. Dưới chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005 và quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình, nhiều hệ thống quản lý quốc tế đã được áp dụng, trong đó có TQM.

Các bộ, ban, ngành liên quan đã tích cực ủng hộ chương trình. Nhiều hội thảo phát động tuyên truyền đã được tổ chức đến các doanh nghiệp. Hơn 30 doanh nghiệp tại thành phố tiên phong áp dụng TQM đều là những đơn vị đã xây dựng thành công hệ thống ISO 9001.

Bước đầu đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu ra, hạn chế lỗi sản phẩm, gia tăng chất lượng thành phẩm. Có thể kể tên một vài đơn vị tiêu biểu trong việc áp dụng TQM như: Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty giày Thượng Đình, Công ty Bê tông và Xây dựng Vĩnh Tuy,…

Giai đoạn thúc đẩy

Giai đoạn 2008 – 2009, Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDE 2) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thực hành đề tài khoa học cấp bộ “Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM trong các doanh nghiệp Việt Nam”.

Tính đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng TQM

Nhiều chương trình, hội nghị đã được tổ chức tại 5 thành phố trọng điểm là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Nhiều thông tin bổ ích đã được cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Có gần 100 đơn vị tự đánh giá và đề nghị tham gia áp dụng TQM.

Tham khảo:   Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất

Điều kiện Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Để hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp phải cần đảm bảo điều kiện áp dụng TQM sau:

  • Trách nhiệm về chất lượng phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Lãnh đạo phải đưa ra cam kết, tạo điều kiện phát triển TQM trong hệ thống và đồng hành trong mọi giai đoạn triển khai thực hiện TQM
  • Phải kiên trì áp dụng, không nóng vội, triển khai lần lượt từ khu vực, bộ phận tới toàn thể
  • Mạnh dạn cải tiến và thay đổi tổ chức theo chương trình TQM
  • Trao quyền và ủy nhiệm cho cán bộ trung gian, các giám sát viên, các trưởng nhóm và cả người lao động để họ có thể chủ động thực hiện TQM
  • Đảm bảo hệ thống thông tin vận hành liên tục
  • Khai thác tốt công cụ thống kê tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời và chính xác
  • Để tránh những tổn thất kinh tế, phải có chiến lược đào tạo cụ thể, phải triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu
  • Chất lượng phải là mối quan tâm của mọi thành viên trong tổ chức. Do vậy TQM phải được xây dựng trên cơ sở thông hiểu lẫn nhau, huy động sự hợp tác, tham gia của tất cả mọi người vì mục tiêu chung là chất lượng.

TQM áp dụng cho các doanh nghiệp nào?

TQM có nguồn gốc từ những lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên dựa vào những nguyên tắc của TQM vừa nêu trên thì nó có thể được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tài chính ngân hàng hay y học.

TQM sẽ tập trung vào sự thay đổi dài hạn hơn là tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. Nó sẽ được thiết kế sao cho đảm bảo việc cung cấp một tầm nhìn mang tính chất gắn kết mới cho sự thay đổi của hệ thống.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng TQM ở Việt Nam

Những kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng cho tất cả các phòng ban trong một tổ chức cá nhân. Điều này giúp đảm bảo tất cả nhân viên đều làm việc hướng tới các mục tiêu đặt ra cho công ty, cải thiện chức năng trong từng lĩnh vực. Các bộ phận liên quan có thể bao gồm quản trị, tiếp thị, sản xuất và đào tạo nhân viên.

Tham khảo:   Làm thế nào để ứng dụng hiệu quả TQM trong doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp áp dụng TQM tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc

Công ty Kinh Đô đã đào tạo nhận thức TQM cho 41 thành viên. Đào tạo giảm chi phí sản xuất với công cụ quản lý nội quy u Mỹ cho 33 người. Tiến hành kế hoạch triển khai 5S tại kho, phân xưởng sản xuất bánh. Thành lập 3 nhóm chất lượng (QCC), sử dụng công cụ Kaizan, 7 tools,…

Kinh Đô phấn đấu giảm 30% điện năng tiêu thụ, giảm chi phí dùng túi ni lông đựng rác. Kết hợp với phân tích sơ đồ dòng nguyên liệu. Phân tích ưu – nhược điểm của GHK. Thiết lập bảng phân tích chi phí, xây dựng kế hoạch. Sự kết hợp với các dự án cụ thể đã mang lại nhiều tín hiệu tốt cho công ty.

So sánh với thực trạng trước khi áp dụng TQM:

  • Cam kết về chất lượng tăng từ 66.67% lên 100%
  • Trao đổi thông tin nội bộ về chất lượng tăng từ 50% lên 83.33%
  • Định hướng vào khách hàng tăng từ 66.67% lên 83.33%
  • Áp dụng Kaizan từ 66.67% lên 100%
  • Quản lý và lãnh đạo tăng từ 83.33% lên 100%
  • Tỷ lệ GHK từ 50% lên 66.67%
  • Tổng bình quân hiệu suất tăng từ 71.67% lên 86.66%

Công ty Cổ phần Trường Sơn

Trước khi áp dụng TQM, sự quản lý, sắp xếp trong các bộ phận còn nhiều bất cập. Chi phí sản xuất và lãng phí của công ty còn nhiều. Dưới sự trợ giúp của chuyên gia cùng sự nỗ lực học hỏi của các thành viên. Công ty đã triển khai áp dụng tốt TQM vào công ty. Hiệu suất hoạt động của toàn cơ sở đã tăng mạnh từ 40% lên 80%, gấp đôi với trước đây. Cả 10 tiêu chí đánh giá đều có sự cải thiện, cụ thể như sau:

  • Sản xuất có chất lượng tăng từ 33.33% lên 66.67%
  • Cam kết về chất lượng tăng 66.67% lên 100%
  • Sử dụng lao động tăng từ 50% lên 83.33%
  • Làm việc theo tổ đội từ 33.33% lên 66.67%
  • Trao đổi thông tin nội bộ về chất lượng từ 33.33% lên 66.67%
  • Định hướng vào khách hàng tăng từ 50% lên 83.33%
  • Áp dụng Kaizan từ 16.67% lên 66.67%
  • Quản lý và lãnh đạo tăng từ 66.68% lên 100%
  • Tỷ lệ áp dụng 5S từ 16.67% lên 83.33%
  • Tỷ lệ GHK từ 33.33% lên 83.33%

Những khó khăn khi áp dụng TQM

Hạn chế về ban lãnh đạo

Các nhà quản lý còn yếu trong các kiến thức về TQM. Các nhà quản lý đều hiểu rằng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm thì cần phải quản lý tốt ở tất cả các khâu. Nhưng các nhà quản lý vẫn chưa nắm hết về quản lý chất lượng, công cụ quản lý chất lượng. Do đó khi triển khai TQM trong các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Các nhà lãnh đạo chỉ đạo không sát sao trong quá trình triển khai. Khó tiếp cận và xây dựng hệ thống vì chưa tìm hiểu rõ.

Tham khảo:   Quản lý sản xuất tối ưu bằng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Hạn chế về tài chính

Xây dựng hệ thống TQM đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí nhất định. Chi phí cho hoạt động tư vấn, đào tạo TQM, tổ chức thực hiện,… Trong khi đó không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực về tài chính. Cơ sở vật chất của một số doanh nghiệp còn thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn khi áp dụng TQM.

Hạn chế về thói quen lao động

Môi trường làm việc nhóm của người lao động trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Mọi người chưa quen với làm việc nhóm và thường thích làm việc một cách độc lập trong công việc. Trong khi đó, TQM cần huy động sự tham gia của tất cả mọi người vào hoạt động cải tiến chất lượng thông qua hoạt động của nhóm kiểm soát chất lượng. Điều này có thể do những người lao động này chưa được đào tạo về cách thức hoạt động nhóm, các kỹ năng làm việc nhóm và các công cụ cần phải áp dụng trong quá trình làm việc nhóm.

Thói quen của người lao động là một trong những khó khăn quản lý TQM

Hạn chế về công cụ quản lý

Việc trang bị cho người lao động các công cụ để tham gia vào quá trình cải tiến chất lượng còn hạn chế. Những công nhân trong doanh nghiệp hầu hết đều là công nhân phổ thông và học nghề nên trình độ hạn chế. Vì thế việc tìm hiểu các công cụ cải tiến chất lượng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó hoạt động đào tạo của doanh nghiệp chưa phù hợp cho đối tượng là những người công nhân này. Do đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng TQM.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo