01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

Một Số Phương Án Giúp Tiết Kiệm Chi Phí Trong Quá Trình Sản Xuất

Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất vẫn còn nhiều do dự trong việc áp dụng tự động hoá vào sản xuất vì lo ngại vấn đề hiệu quả cũng như cần chi phí duy trì lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng tự động hoá và xây dựng các mô hình nhà máy sản xuất thông minh đem lại rất nhiều hiệu quả giúp thúc đẩy doanh nghiệp tăng năng suất, khả năng cạnh tranh. Vì vậy, có một số phương án giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp hãy theo dõi trong bài viết này.

Sử dụng thiết bị đo đạc thông minh

Đồng hồ điện (thiết bị đo đạc) thông minh mang lại rất nhiều lợi ích trong các nhà máy sản xuất thông minh, nó có thể cung cấp các báo cáo số liệu theo thời gian thực về tổng mức điện năng đã tiêu thụ. Một số loại đồng hồ còn được tích hợp để xác định các thiếu sót về lưới điện cũng như các số liệu liên quan khác. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin và đưa ra các phương án khắc phục kịp thời cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng phù hợp.
Sử dụng đồng hồ điện thông minh trên diện rộng có thể giảm tiêu thụ điện, tiết kiệm năng lượng cũng như làm giảm gánh nặng cung ứng điện đối với chính phủ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc xây mới các nhà máy điện cũng như giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy điện cũ không còn hiệu quả.

Tham khảo:   Nguồn gốc hình thành phương pháp quản lý TPM

 

Áp dụng các hệ thống thông minh

Khi máy móc, thiết bị gặp sự cố thì không chỉ gây tốn kém và còn có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của các nhân viên trong nhà máy. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng các mô hình nhà máy thông minh cùng những công nghệ hiện đại mới thì các hệ thống có thể dự đoán và cảnh báo được về các vấn đề bên trong thiết bị cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Tiếp đó, các hệ thống cũng tự động tắt máy để thực hiện bảo trì dự đoán và giảm thiểu tối đa thời gian ngừng hoạt động.
Ví dụ: phần lớn nhà máy sản xuất của doanh nghiệp hiện đang dựa vào máy phát điện dự phòng để cung cấp điện trong trường hợp mất điện đột ngột. Tuy nhiên, thực sự khó khăn để xác định chính xác công suất máy cần thiết cho việc vận hành nhà máy ở các giai đoạn khác nhau. Và việc áp dụng công nghệ mới vào các hệ thống sẽ giúp thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Các hệ thống thông minh không chỉ cung cấp cho nhà quản lý các số liệu liên quan đến mức tiêu thụ năng lượng thực tế của nhà máy, mà một số hệ thống cũng có thể xác định được năng lượng lãng phí.

Duy trì nhiệt độ ở mức lý tưởng

Ở bất kỳ không gian nào, nhiệt độ môi trường đều có khả năng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Báo cáo cho thấy hầu hết các nhân viên đều xác nhận rằng việc kiểm soát nhiệt độ bên trong không gian làm việc có ảnh hưởng đến năng suất và tinh thần làm việc của họ.
Theo OSHA, nhiệt độ lý tưởng khi làm việc trong nhà xưởng là từ 20 đến 25 độ c với độ ẩm dao động từ 20% đến 60%. Những tiêu chuẩn này sẽ dễ dàng đạt được với bộ điều nhiệt thông minh và các thiết bị điều khiển IIoT được kết nối khác. Doanh nghiệp có thể kiểm tra nhiệt độ nhà máy bằng cách cho chúng hoạt động trong giờ cao điểm. Nếu một máy cụ thể có xu hướng chạy nóng và làm nóng toàn bộ cơ sở, nhà sản xuất có thể xem xét phương án vận hành nó vào buổi đêm, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn. Ngoài việc giảm tải cho lưới điện địa phương, điều này còn giúp giảm thời gian nhân viên phải làm việc xung quanh máy móc nóng vào những ngày hè oi bức.

Tham khảo:   Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

 

TỔNG KẾT

Việc áp dụng các công nghệ để tạo nên nhà máy thông minh đã chứng minh được nhiều hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí vận hành sản xuất. Có thể thấy rằng đây là xu hướng không thể bỏ qua của ngành công nghiệp sản xuất trong tương lai và những doanh nghiệp nào không nắm bắt nó có thể sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo