31. Kỹ năng làm việc

Brainstorm là gì? Cách brainstorm hiệu quả và điều nên tránh

Trong mỗi cuộc chạy đua quảng cáo, marketing của các doanh nghiệp brainstorm luôn là chiếc chìa khóa vàng để tạo nên một chiến dịch thành công. Nhưng chắc hẳn nhiều bạn đọc vẫn còn mơ hồ brainstorm là gì? Brainstorm có vai trò như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

 Brainstorm là gì?

“Brainstorm hay động não là phương pháp giải quyết vấn đề trong đó các ý tưởng được đưa ra một cách thoải mái mà không sợ bất kỳ đánh giá nào”.

Thuật ngữ brainstorm là sự kết hợp của: Brain (não bộ) + Storm (bão). Tuy nhiên, hiểu chính xác thì brainstorm có nghĩa là sự khai thác, sự động não nhằm đưa ra các sáng kiến, ý tưởng từ đó chọn lọc để đưa ra giải pháp hiệu quả cho một vấn đề.

Brainstorming thường được áp dụng trong các lĩnh vực như:

  • Quảng cáo: Lên ý tưởng và phát triển ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch truyền thông.
  • Giải quyết vấn đề: Động não để xác định khó khăn, đánh giá và phân tích tình huống để đưa ra giải pháp mới.
  • Quản lý quy trình: Brainstorm sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, đánh giá và xử lý sản phẩm.
  • Xây dựng hoạt động nhóm: Brainstorm tạo ra sự chia sẻ, trao đổi ý tưởng và khuyến khích các thành viên rèn luyện tư duy.

Ví dụ về brainstorming

  • Động não là điều phổ biến trong tiếp thị và quảng cáo, và trên thực tế thuật ngữ này được đặt ra bởi một chuyên gia tiếp thị. Ví dụ về brainstorming trong marketing là một nhóm các nhân viên tiếp thị cùng nhau đưa ra ý tưởng cho một chiến dịch truyền thông xã hội mới nhằm tận dụng sức mạnh của những người có ảnh hưởng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Để phát triển sản phẩm là một chiếc điện thoại thông minh, các nhà thiết kế, kỹ sư và nhân viên tiếp thị cùng nhau lên ý tưởng về việc tích hợp công nghệ và tính năng tiên tiến. Các ý tưởng cứ thế được đưa ra mà không sợ bất kỳ sự phán xét nào.

Lợi ích của brainstorm là gì?

Khuyến khích sự sáng tạo

Bằng cách tập hợp những người có quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, brainstorming tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong những tình huống mà vấn đề phức tạp và không có giải pháp rõ ràng. Nhóm có thể khám phá nhiều lựa chọn khác nhau và đưa ra giải pháp có thể không thực hiện được nếu không có ý kiến ​​đóng góp của nhiều người.

Khuyến khích sự hợp tác

Động não nhóm có thể giúp tất cả các thành viên trong nhóm cảm thấy mình là một phần của nhóm. Nó khuyến khích sự tham gia, khiến bạn cảm thấy như thể ý tưởng và ý kiến ​​đóng góp của bạn được tôn trọng và đánh giá cao. Điều này có thể giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa các thành viên trong nhóm và thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm. Hợp tác cũng có nghĩa là mỗi người có thể xây dựng dựa trên ý tưởng của người khác, dẫn đến những giải pháp sáng tạo hơn nữa.

Tham khảo:   Dashboard là gì? Lợi ích của dashboard đối với doanh nghiệp

Mọi ý tưởng đều được chấp nhận

Nếu đã hiểu brainstorm nghĩa là gì thì có thể thấy những ý kiến được đưa ra trong quá trình này không bao giờ sai; chúng chỉ là những ý tưởng. Nhờ đó, bạn có đủ khả năng để đưa ra ý tưởng của mình trước nhóm mà không sợ thất bại hay bị chế giễu. Đôi khi “những người không chuyên” lại có những ý tưởng hay nhất và truyền cảm hứng cho các chuyên gia bằng những ý tưởng khác thường của họ.

Tạo ra sự đồng thuận cho giải pháp cuối cùng

Khi mọi người cảm thấy họ là một phần của quá trình ra quyết định, họ sẽ có nhiều khả năng ủng hộ giải pháp cuối cùng hơn. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong những tình huống có thể có sự cản trở sự thay đổi.

Các bước brainstorm hiệu quả

Brainstorm được sử dụng rộng rãi trong học tập và công việc. Vì đây cũng là cách thúc đẩy tư duy và đưa đến cách làm việc sáng tạo, hiệu quả hơn. Dù theo nhóm hay cá nhân, nếu thực hiện brainstorm đúng bước, bạn sẽ có những ý tưởng tuyệt vời.

Hãy cùng tìm hiểu các bước brainstorm là gì nhé.

Bước 1: Xác định vấn đề cần được brainstorm

Bước đầu tiên là xác định vấn đề mà buổi brainstorm sẽ giải quyết. Vấn đề càng cụ thể, chẳng hạn như “Làm cách nào để tạo sự khác biệt cho các dịch vụ?” hoặc “Làm thế nào chúng ta có thể tăng sản lượng?” thì bạn càng dễ dàng tìm được ý tưởng giải quyết vấn đề. 

Bước 2: Xác định các quy định trong cuộc brainstorming

Hãy lựa chọn ra một trưởng nhóm điều hành và thư ký ghi chép toàn bộ quá trình thảo luận của mọi người.

Và có một số quy tắc cần được thoả thuận trước như:

  • Tôn trọng ý kiến của nhau.
  • Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng. 
  • Không có hành động cản trở, phán xét ý kiến của người khác. 
  • Trước khi bắt đầu buổi brainstorm hãy giới hạn thời gian và ngưng khi hết giờ.
  • Tập trung lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác.

Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến

Nếu brainstorming theo nhóm, khi mọi người lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của mình. Lúc này, ngoài thư ký thì các thành viên cũng có thể ghi lại và bình luận ý kiến ​​của người khác.

Bước 4: Sàng lọc ý tưởng

Sau khi mọi người hoặc cá nhân đã chia sẻ ý tưởng của mình, hãy suy nghĩ kỹ về chúng, kết hợp những ý tưởng tương tự và loại bỏ những ý tưởng không hiệu quả.

Tham khảo:   7 lỗi cần tránh khi viết thư cảm ơn

Bước 5: Đánh giá, xây dựng và rút ra kết luận

Lúc này cả nhóm sẽ cùng đánh giá lại tất cả các ý kiến ​xem lựa chọn nào hợp lý nhất. Đây là bước này rất quan trọng để tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Các kỹ thuật được sử dụng trong quá trình brainstorming

Áp dụng các kỹ thuật phù hợp sẽ giúp quá trình brainstorming đạt được kết quả tốt nhất. Một số kỹ thuật tạo động lực được áp dụng có thể kể đến như:

  • Kỹ năng tư duy ngược: Điều này có nghĩa là suy nghĩ trái ngược với những lập luận ban đầu có thể dẫn đến những ý tưởng và giải pháp độc đáo và hiệu quả.
  • Starburst: phương pháp này tập trung vào việc đặt câu hỏi thay vì tìm kiếm câu trả lời ngay lập tức để đánh giá những ý tưởng mới.
  • Kỹ thuật bậc thang: Quá trình bắt đầu bằng việc người điều phối đặt ra một câu hỏi hoặc vấn đề cho cả nhóm và sau đó yêu cầu hầu hết mọi thành viên trong nhóm rời khỏi phòng, để lại hai thành viên có mặt. Hai thành viên còn lại này cùng nhau chia sẻ ý tưởng của mình trong khi những người còn lại trong nhóm đợi bên ngoài, cho đến khi người điều phối chỉ đạo một đồng đội bên ngoài tham gia cùng cả hai vào bên trong.
  • Round – robin brainrtorming: Để áp dụng kỹ thuật động não này, hãy bắt đầu bằng việc cho mọi người ngồi thành vòng tròn. Sau đó, trưởng nhóm hoặc người điều phối sẽ đặt câu hỏi hoặc đưa ra yêu cầu về ý tưởng và yêu cầu mọi người trong vòng tròn đóng góp từng người một.

Chiến lược này rất phù hợp với các nhóm có quy mô từ trung bình đến lớn, những nhóm có thể có những thành viên trầm lặng hơn hoặc cho bất kỳ nhóm nào có sự mất cân bằng đáng chú ý trong đóng góp sáng tạo.

  • Rolestorming: Phương pháp brainstorming này khuyến khích các cá nhân buông bỏ những bất an cá nhân trong khi chia sẻ ý tưởng bằng cách đóng vai một nhân vật. Việc nhập vai khuyến khích các cá nhân thu thập ý tưởng từ một góc nhìn khác.

Các lỗi cần tránh khi brainstorming là gì?

Không chia sẻ chủ đề trước khi brainstorm

Làm sao các thành viên có thể nghĩ ra những ý tưởng đầu tiên nếu họ không biết chủ đề là gì? Do đó hãy chia sẻ chủ đề brainstorm với nhóm ít nhất một ngày trước phiên họp hoặc thậm chí tốt hơn là cùng với lời mời brainstorm. Bằng cách đó, họ có thể suy nghĩ trước về chủ đề.

Chủ đề quá rộng

Có bao giờ bạn có một buổi brainstorming tốn nhiều thời gian nhưng cuối cùng lại không có ý tưởng nào hữu ích. Đó có thể là vì chủ đề quá rộng. Thế nên, chủ đề của buổi brainstorming cần cụ thể.

Tham khảo:   7 cách thể hiện tinh thần ham học hỏi khi phỏng vấn

Những người tham gia brainstorm đều là người trong cuộc

Nếu đã quá quen với điều gì đó, chúng ta thường có tầm nhìn hạn chế. Đó là lý do tại sao việc mời những người chưa quen với chủ đề tham gia buổi brainstorm của bạn là điều hữu ích. Họ thường có những quan điểm mới có giá trị và góp phần những ý tưởng mới độc đáo.

Quan tâm đến chiến lược hơn là ý tưởng

Brainstorm là buổi động não để đưa ra ý tưởng mới nên cần tập trung vào sáng tạo hơn là chiến lược thực hiện các ý tưởng đó. Hãy tập trung vào chiến lược sau khi bạn đã tạo đủ ý tưởng sáng tạo. Điều này cũng làm cho việc phát triển chiến lược dễ dàng hơn rất nhiều.

Brainstorm liên tục

Không ai có thể tuôn trào ý tưởng sáng tạo hàng giờ liền hay từ ngày này qua ngày khác. Do đó, các khoảng thời gian brainstorm nên kéo dài từ 30- 60 phút. Nếu thời gian này chưa đủ thì hãy sắp xếp một buổi brainstorm khác.

Nội dung bài viết trên đây đã lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về brainstorm là gì, lợi ích cũng như các bước thực hiện. Hi vọng bạn có thể dựa trên những thông tin trên vào tạo ra những buổi brainstorm hiệu quả!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc