Kỹ năng Tư duy phản biện

Các cấp độ tư duy phản biện

Hiện nay, tư duy phản biện có thể chia thành 6 cấp bậc từ thấp đến cao bao gồm:

Cấp bậc 1: Trình bày nội dung, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể.

Đây là vấn đề mà hầu hết các công ty, cơ quan tổ chức và cơ sở giáo dục gặp phải. Thông thường, các cuộc họp nội bộ, xây dựng bài giảng đều ngốn rất nhiều thời gian nếu không được sắp xếp logic và trình bày mạch lạc, rõ ràng, từ đó dễ gây nên sự khó hiểu, mất tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chính vì vậy, cần phải có sự tư duy, tổng hợp, chắt lọc để xây dựng nó một cách logic.

Cấp bậc 2: Cấu trúc nói

Đây là cấp độ đưa ra những quan điểm và bảo vệ những quan điểm đó. Để làm được điều này, người nói cần xác định một cấu trúc nhất định, rõ ràng để diễn đạt, trình bày giúp người nghe dễ hiểu và nắm bắt được vấn đề.

Cấp bậc 3: Tranh luận cơ bản

Đây là một trong những hành động rất dễ bắt gặp trong các buổi hội đàm, hùng biện, thuyết trình về một vấn đề nào đó. Việc phản biện có thể đến từ hai hay nhiều phía qua lý lẽ, lập luận và bằng chứng nhằm phản bác lại ý kiến của đối phương, bảo vệ quan điểm của bản thân hay tiếp thu ý kiến của người khác  về vấn đề được nói đến.

Cấp bậc 4: Tranh luận hiệu quả

Những cuộc tranh luận, phản biện thường sẽ có khuynh hướng trở thành cãi vã nếu những người trong cuộc không biết tiết chế và ý thức xây dựng. Chính vì vậy, để một cuộc tranh luận có hiệu quả yêu cầu mỗi người phải nhận định các giả thiết, biết lắng nghe, phản biện có logic và hợp lý.

Cấp bậc 5: Thực hành thường xuyên

Bất kì kĩ năng nào cũng cần có sự trau dồi và rèn luyện thường xuyên để đem lại hiệu quả. Đối với tư duy phản biện cũng vậy, việc luyện tập nó thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng nhận định, đánh giá của bản thân về các vấn đề.

Cấp bậc 6: Tư duy hiệu quả

Đây là cấp độ cao nhất của tư duy phản biện. Nếu đã qua 5 cấp bậc trên và đến cấp bậc này cho thấy bạn đã có đầy đủ các tố chất về công bằng, chính trực, khiêm tốn, rõ ràng, bền bỉ và mạch lạc.

Các bước tư duy phản biện

Theo bài giảng Tư Duy Phản Biện/Critical Thinking của Grey Cells, thông thường, khi sử dụng tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề, ta thường trải qua các bước chính sau:
cac-buoc-tu-duy-phan-bien

cac-buoc-tu-duy-phan-bien

Bước 1: Xác định mục tiêu, mục đích, đối tượng của vấn đề.

Bước này giúp bạn có được định hướng đúng đắn về vấn đề bạn cần giải quyết để tập trung vào nó và tìm ra lời giải.

Bước 2: Đánh giá thông tin

Những nguồn tin bạn tìm kiếm có thực sự đáng tin cậy và sử dụng để lập luận được không? Liệu nó có đủ thuyết phục để phản biện lại đối thủ?

Bước 3: Đánh giá lập luận

Khi đã có được câu trả lời cho mục tiêu và sự xác thực của nguồn tin, bạn cần có một lối lập luận chặt chẽ và logic, xác định được giả định ngầm để chứng tỏ khả năng phản biện của bạn.

Bước 4: Đánh giá Kết luận

Sau khi lập luận và đưa ra kết quả, bạn cần xác định tính hợp lý và chính xác của kết luận ấy. Nó có thực sự tốt và toàn điện không?

Bước 5: Xem xét các góc nhìn đối lập và giả định ngầm

Một trong những bước không thể bỏ qua chính là xác định các góc nhìn đối lập và giả định ngầm để có thể loại bỏ hoặc bổ sung vào lập luận của bạn khiến nó hoàn toàn chắc chắn.

Bước 6: Tổng hợp kết quả

Việc tổng hợp kết quả từ những góc nhìn và thông tin phân tích sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn lập luận phản biện của mình.

Bước 7: Cuối cùng là bước kết luận và đưa ra giải pháp.

Những kết luận khách quan, công bằng, có chiều sâu và đề xuất giải pháp sẽ đích đến cuối cùng của bạn.

Các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện.

Tích cực trau dồi kiến thức

Hầu hết những người có nền tảng kiến thức phong phú đều là những người có tư duy phản biện tốt, bởi trong tất cả mọi vấn đề, lượng kiến thức là điều quan trọng để giúp mỗi người phản biện một cách hiệu quả. Chúng ta không chỉ đơn thuần nói lên ý kiến của bản thân một cách sáo rỗng mà cần có lập luận và dẫn chứng để thuyết phục mọi người về ý kiến của chúng ta. Đó là lí do mỗi người cần không ngừng trau dồi kiến thức mọi mặt, mọi lĩnh vực.

Tạo và sử dụng sơ đồ tư duy

Để nhận biết rõ hơn về một vấn đề, sau khi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn có thể xây dựng một sơ đồ trên giấy hoặc trong đầu. Nêu ra chính xác vấn đề bằng các câu hỏi ai? cái gì? ở đâu? khi nào? Tại sao? như thế nào? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và suy nghĩ logic, hãy liệt kê từng câu trả lời. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề đang nghiên cứu.

Luôn đặt câu hỏi và đưa ra giả định

Một vấn đề luôn có nhiều góc nhìn và những mặt tích cực, tiêu cực khác nhau, vì thế, bạn hãy luôn bày sẵn trong mình những câu hỏi và giả định có thể xảy ra, từ đó xác định được những trường hợp và khả năng của vấn đề đó nhằm dễ dàng xây dựng được lập luận một cách đầy đủ, khoa học.
luon-luon-dat-cau-hoi-tu-duy-phan-bien

luon-luon-dat-cau-hoi-tu-duy-phan-bien

Luôn có một tầm nhìn khách quan

Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi vào đó. Muốn có tư duy phản biện tốt thì đòi hỏi phải có cái nhìn khách quan một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan mọi việc. Có như thế bạn mới lập luận được những vấn đề một cách logic và chính xác.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo