Kỹ năng Tư duy phản biện

Cách đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận

Tư duy phản biện (critical thinking) ngày càng phổ biến và là một trong những kỹ năng cần thiết mà giới trẻ cần có ở Việt Nam hiện nay.

Tư duy phản biện là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận. Rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nhìn nhận, đánh giá để đi đến hoàn thiện một vấn đề được chặt chẽ hơn, giúp cho bạn chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Tư duy phản biện có tính chủ động, do đó khi một người có tư duy phản biện họ sẽ tự nảy ra câu hỏi, tự đi tìm các thông tin liên quan, quan sát, nhìn nhận, đánh giá vấn đề hơn là học hỏi thụ động từ người khác. Cách đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện cũng chính là khả năng kích họat, mở rộng tư duy, từ đó có thể vận dụng các kiến thức vào việc giải thích, phân tích, đánh giá, tổng hợp và cuối cùng là áp dụng .

Như bạn đã biết, có 2 dạng câu hỏi là câu hỏi “đóng” và câu hỏi ”mở”. Nếu câu hỏi “đóng” là xác nhận thông tin, ví dụ “Năm nay tuyển sinh đại học sẽ không theo mô hình 3 chung phải không?” thì câu hỏi “mở” lại giúp khám phá thông tin, ví dụ “Bạn nghĩ sao về tuyển sinh đại học hiện nay?”.

Cách đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện

Trong quá trình tư duy, câu hỏi “mở” rất quan trọng, có vai trò thúc đẩy, kích thích suy nghĩ, khám phá theo những hướng rất riêng và cũng nhờ đó thôi thúc chúng ta tìm câu trả lời bằng cách nghiên cứu, khám phá và mở rộng tri thức.

Để giúp rèn luyện tư duy phản biện thông qua cách đặt câu hỏi mở, Prince George’s Country (một trang web của chính phủ Hoa Kỳ về giáo dục) đã đưa ra những gợi ý tổng quát cho từng loại câu hỏi cùng với các ví dụ minh họa mà bạn có thể ứng dụng để kích hoạt tư duy phản biện trong thực tế. Các bạn cùng tham khảo nhé:

Tham khảo:   Khái Niệm Về Tư Duy Phản Biện

1. Câu hỏi mang tính ứng dụng:

Đây là dạng câu hỏi yêu cầu bạn nắm chắc kiến thức đã biết và có thể ứng dụng, sử dụng kiến thức đã có vào những tình huống cụ thể, ngữ cảnh mới. Trong dạng câu hỏi này bạn có thể đưa vào các từ khóa như: áp dụng, ứng dụng, mô hình, minh họa, giải quyết,…

Ví dụ:

•         Làm thế nào để soạn hợp đồng này với MS Word ?

•         Với các kiến thức đã học, bạn sẽ ứng dụng vào xây dựng trang web này như thế nào ?

•         Bạn sẽ minh họa các bước của tiến trình này bằng mô hình như thế nào ?

•         Những vấn đề cơ bản nào cần được nắm vững trong sự kiện này?

•         …

2. Câu hỏi mang tính phân tích:

Những câu hỏi dạng này yêu cầu bạn phải quan sát cẩn thận các thông tin có được và tiến hành phân tích từng khía cạnh của vấn đề. Khi đó, bạn có thể nhìn nhận một cách khách quan về bản chất và hiện trạng của thông tin có được. Trong dạng câu hỏi này bạn có thể đưa vào các từ khóa như: phân tích, so sánh, kiểm tra, phân loại, nguyên nhân chính, mối quan hệ, phân biệt, đặc trưng, ….

Ví dụ:

•         Trình duyệt Chrome, FireFox, Internet Explorer giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

•         Trong tình huống này, chúng ta có thể dùng phép so sánh nào?

Tham khảo:   Các tiêu chuẩn của tư duy phản biện

•         Làm thế nào để phân loại các tác phẩm văn học?

•         Những yếu tố nào là chính yếu trong chuỗi sự kiện này ?

•         Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là gì ?

 

Tư duy phản biện

3. Câu hỏi mang tính tổng hợp :

Với dạng câu hỏi này, bạn phải có cái nhìn tóm tắt tổng quan các ý chính quan trọng, suy luận, tạo ra các tình huống mới. Trong dạng câu hỏi này bạn có thể đưa vào các từ khóa như: kết hợp, đề xuất, diễn giải, tạo thành, giả sử, giải quyết, dự đoán, …

Ví dụ:

•         Bạn giải quyết như thế nào về các sự cố bất thường này ?

•         Bạn có nhận xét gì về những phát biểu của cô ấy?

•         Từ những sự kiện đó, bạn có dự đoán gì ?

•         Bạn cần làm gì để tối ưu hóa cách giải này hơn ?

 

4. Câu hỏi mang tính diễn giải: 

Đây là những câu hỏi mở đòi hỏi bạn phải vận dụng các kiến thức, ý tưởng để  xây dựng các luận điểm để có thể trình bày, làm rõ quan điểm của mình, có thể trình bày dưới dạng phát biểu hay văn bản. Lúc này bạn phải đưa ra quan điểm của mình cùng với thu thập, chọn lọc các dẫn chứng minh họa thích hợp, mang tính thuyết phục cao trước một vấn đề nào đó.

Ví dụ:

•         Phần nào trong chương này bạn thấy thiết thực nhất? Tại sao ?

•         Bạn nghĩ rằng các nội dung này giúp ích cho bạn như thế nào ?

•         Theo bạn, tại sao các nhiếp ảnh gia thường chỉ nhấn mạnh vào đôi mắt của nhân vật ?

 

5. Câu hỏi mang tính đánh giá:

Những câu hỏi này đòi hỏi các bạn phải xây dựng các lập luận để bảo vệ cho những quan điểm của mình trước những phê phán , chỉ trích, các lập luận này phải dựa trên các tiêu chí đánh giá rõ ràng, phù hợp với góc nhìn khách quan nhất. Trong dạng câu hỏi này bạn có thể đưa vào các từ khóa như: đánh giá, kết luận, cho điểm, quyết định, nhận thấy, …

Ví dụ:

• Bạn quyết định hành động như thế nào?

• Bạn đánh giá các kết quả như thế nào?

• Làm thế nào để cho điểm kết luận đó?

• Quan điểm của bạn thế nào về tác phẩm đó ?

Thường xuyên đặt câu hỏi, kích hoạt tư duy phản biện trong học tập, cuộc sống, không ngừng ứng dụng kiến thức, khai phá tri thức rồi bạn sẽ thấy rằng thế giới tri thức ngày càng hấp dẫn và thú vị. Đây cũng là công thức tạo nên thành công: kiến thức được tích lũy, khả năng lập luận, tổ chức nội dung và cuối cùng là sự thôi thúc khám phá và nghiên cứu, đây cũng chính là công thức chung hình thành nên tư duy phản biện.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo