Kỹ năng Tư duy phản biện

Tư duy phản biện- nhiều người biết ít người hiểu

Tư duy phản biện là kỹ năng rất quan trọng mà bất cứ một ai cũng cần phải có. Nhưng sự thật thì không mấy ai làm đúng. Bởi vậy, Ketnoivn sẽ làm rõ vấn đề mà nhiều người còn đang loay hoay.

Trong bài viết này Ketnoivn sẽ chỉ ra những yếu tố cốt lõi để có được phương pháp lập luận đúng. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc có được lối tư duy phản biện thuyết phục nhất.

Nào, hãy cùng Ketnoivn bắt đầu tìm hiểu ngay trong bài viết ngay dưới đây.

Tư duy phản biện là gì?

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 02

Định nghĩa tư duy phản biện.

Tư duy phản biện, tiếng Anh là Critical Thinking( viết tắt là CT ) là phương pháp nhìn nhận, lập luận và đánh giá vấn đề mang tính thuyết phục nhất. Thuyết phục không phải là tranh cãi thắng thua. Nó nằm ở chỗ ai đánh giá vấn đề logic và khách quan nhất.

Để có được lối tư duy phản biện đúng, bạn đọc cần phải nắm được 5 yếu tố cốt lõi sau đây.

Các yếu tố quan trọng nhất của tư duy phản biện.

Để đến với yếu tố cốt lõi, bạn cần nắm được công thức chung của quy trình.

Công thức tuyệt đối của quy trình lập luận cơ bản là:

“Dữ kiện + Góc Nhìn + Logic + Cảm Nhận = Luận Điểm”

Hãy cùng Ketnoivn tìm hiểu từng phần ngay dưới đây:

1.Dữ kiện

Dữ kiện là yếu tố cấp thiết để xây dựng cơ sở lập luận vững chắc.

Dữ kiện được chia ra làm 3 loại:

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 03

Dữ kiện trong tư duy phản biện.

  • Thông tin: là những nội dung thu thập được từ sách báo, tài liệu…
  • Tiên đề: là những nội dung mặc nhiên được cho là đúng, đã được chứng minh và công nhận tính xác thực. Ví dụ như: tiên đề Ơ Clit trong toán học,…
  • Giả định: là những khả năng chúng ta chưa biết chắc. Ta dùng giả định để thu hẹp lại cho mục đích lập luận.

Đây là 3 loại dữ kiện bạn thường bị nhầm lẫn với nhau.

Ketnoivn sẽ chỉ ra cho bạn một số lỗi mà mọi người thường dễ vấp phải khi phân tích một vấn đề:

  • Sai về thông tin: Do quá trình thu thập thông tin chưa được kiểm chứng, dẫn dến sai lệch.
  • Nhầm lẫn giữa tiên đề và giả định: Nên bạn cần phải xác định rõ đâu là tiên đề và đâu là giả định.

Đó là 2 sai lầm thường mắc phải khi chúng ta ở trong một cuộc tranh luận. Hiểu được cách tìm dẫn chứng, hãy cùng Ketnoivn đến với bước thứ 2 của quy trình lập luận.

2. Góc nhìn

Góc nhìn được coi là một hệ quy chiếu, có tính đa chiều, với mỗi khía cạnh nhìn vào, quan điểm đưa ra cũng vì thế mà có sự khác biệt.

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 04

Các góc nhìn trong tư duy phản biện.

Bởi tính đa dạng đó, có vô số cách nhìn nhận vấn đề, quan điểm, sự việc xoay quanh nó. Ketnoivn đã chia góc nhìn ra thành 4 kiểu như sau:

  • Dưới góc nhìn đạo đức và pháp lý hay còn gọi là cái lý và cái tình: Đây là góc nhìn nền tảng của cuộc sống thường được đa số người dùng.
  • Góc nhìn của các đối tượng liên quan: nhân viên với sếp, giáo viên với học sinh, nhà nước với công dân…
  • Góc nhìn theo các mục tiêu khác nhau: mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo là tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng…
  • Góc nhìn theo lý thuyết và thực tế: có những điều là đúng trong lý thuyết, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.
Tham khảo:   Sử Dụng Công Thức RED Trong Phản Biện

Dựa trên 4 kiểu góc nhìn mà Ketnoivn đã nêu, mỗi lần bắt đầu bày tỏ quan điểm, hãy nói Xét về mặt.

Thói quen này sẽ giúp bạn và người nghe có được cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn và không biến nó trở thành một cuộc cãi lộn không đầu không đuôi.

Khi đã có được dữ kiện, góc nhìn chính xác. Điều tiếp theo bạn cần nắm được đó chính là tính logic.

3. Logic

Nôm na thì logic là cách bạn suy luận có tính liên kết với nhau, khách quan và phù hợp.

Nhưng lời nói mà chỉ có sự logic y như một bài toán có lời giải, đáp số khô khan thiếu tính thuyết phục.

Lời nói cần có cả sự cảm nhận của người nói và người nghe. Bởi chúng ta là người, chúng ta có cảm xúc và cách nhìn nhận khác nhau.

4. Cảm nhận

Cảm nhận không giống với logic, nó phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của từng người. Việc làm đúng là chia sẻ cảm nhận của cá nhân và tôn trọng cảm nhận của người khác.

Và nên nhớ rằng đừng sử dụng cảm nhận của bạn ở những trường hợp cần số liệu và tính chính xác cao.

Yếu tố cuối cùng chúng ta cần xét đến, chính là quan điểm.

5. Quan điểm

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 05

Quan điểm trong tư duy phản biện.

Một quan điểm đưa ra, nó có thể là một quan điểm có cơ sở lý luận chắc chắn, nhưng cũng có thể là quan điểm còn thiếu cơ sở tin tưởng.

Do vậy, mức độ có cơ sở của quan điểm nên tương thích với cách mà người ta nói ra. Ketnoivn có thể đưa ra gợi ý cho bạn bằng cách nói: có khả năng, khả năng cao, có thể… để thể hiện đúng bản chất vấn đề và suy nghĩ của bạn.

Tuy nhiên trong một cuộc tranh luận, vẫn có những người sử dụng lối ngụy biện để đánh lạc hướng mục tiêu tranh luận và đạt được mục đích mà họ muốn.

Nên trong bài viết này, Ketnoivn phải đề cập cho bạn đọc ngay về lối ngụy biện tồn tại trong các cuộc tranh luận để bạn nhận ra và đưa cuộc tranh luận về đúng mục đích của nó.

6. Ngụy biện

Ngụy biện là cách mà người trong cuộc tranh luận vô tình hay cố ý sử dụng lỗi logic hay cách đánh lạc hướng người nói, khiến cho người ta mơ hồ, rối trí hơn về kết quả vừa mới tranh luận.

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 06

Những cách ngụy biện trong tư duy phản biện.

Một số cách ngụy biện bạn thường thấy như:

  • Ngụy biện cá trích đỏ: Đây là phép ngụy biện lấy cái tên khá đặc biệt, khiến người đọc phải tò mò.
Tham khảo:   Cách đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy phản biện

Cá trích khi hun khói, có màu đỏ, nó có mùi mà đám chó săn vô cùng ưa thích. Người ta sẽ dùng cá trích đỏ để lạc hướng chó săn trong quá trình huấn luyện chú chó đuổi theo một mục tiêu nào đó mà họ đặt ra. Nếu như nó chạy theo miếng cá chích, thì kết quả buổi huấn luyện thất bại.

Một hình ảnh ẩn dụ thường thấy trong rất nhiều trường hợp.

  • Ngụy biện công kích cá nhân: Lấy đặc điểm cá nhân của một người để phán xét quan điểm, lập luận của họ.

Nên nhớ rằng, đặc điểm cá nhân của họ có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến phương pháp lập luận của họ.

  • Ngụy biện mọi người cũng vậy: cái tâm lý ai cũng nghĩ vậy, làm cho người ta vin vào đó để làm cái cớ.
  • Ngụy biện thống kê: Khi đưa ra một thống kê để làm căn cứ tranh luận, bạn phải nêu ra bối cảnh, công thức liên quan đến việc bạn thống kê. Từ đó đánh giá xem nó có phù hợp với nội dung tranh luận hay không?
  • Ngụy biện không thể chứng minh: bạn không thể chứng minh được một điều, nhưng không có nghĩa chiều ngược lại là đúng.
  • Ngụy biện rẽ đôi: người nói cố tình rẽ đôi sự việc thành 2 trường hợp hoàn toàn đối lập, buộc người nghe rơi vào thế chỉ được chọn một trong hai lựa chọn. Nhưng sự thật là có nhiều hơn hai phương án để bạn có thể lựa chọn.
  • Ngụy biện nhân quả: 2 sự việc cùng xảy ra cùng một lúc, nhưng không phải bởi sự việc này dẫn tới kết quả kia hay điều ngược lại.
  • Ngụy biện so sánh không tương quan: người nói liên tưởng đến 2 sự việc không liên quan gì đến nhau, nhưng lấy đặc điểm của nhau ra làm điểm tương đồng.
  • Ngụy biện một bằng chứng: người nói sử dụng dẫn chứng lẻ tẻ, so với sự thật thì tỷ lệ cực kỳ thấp.

Ví dụ như: tiêm vắc xin là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ.

  • Ngụy biện uy tín cá nhân: mượn lời nói của các nhà vĩ nhân, có tầm ảnh hưởng để làm dẫn chứng cho luận điểm của mình.

Trước khi đưa ra lời trích dẫn của những người có ảnh hưởng, ta phải xét trên phương diện nào, điều đó có tương tự như việc chúng ta đang gặp phải hay không?

Trên đây Ketnoivn đã liệt kê cho bạn 10 kiểu ngụy biện người dùng thường xuyên sử dụng để ứng phó với từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên điều bạn cần giờ đây là những tips tranh luận cụ thể. Giúp bạn không gặp phải tình trạng giỏi lý thuyết nhưng thực hành thì dở ẹc.

Các tips hay ho bạn có thể áp dụng trong phản biện.

Tu Duy Phan Bien Nhieu Nguoi Biet It Nguoi Hieu 07

Một vài Tips hay trong tư duy phản biện.

Ketnoivn xin trình bày một số tips dành cho bạn:

  • Tranh luận phải có hệ thống luận điểm.

Trình bày một quan điểm theo hệ thống như sau: Quan điểm- Luận điểm- Luận cứ.

Quan điểm là sự lựa chọn, luận điểm là những lý do chính và luận cứ là lý lẽ để chứng minh cho luận điểm đưa ra.

Tham khảo:   Tư duy phản biện là gì? 4 Phương pháp rèn luyện hiệu quả

Khi phản biện cần phải có hệ thống: Phản biện Luận điểm- Luận điểm.

  • Luôn tranh luận trong cùng một góc nhìn.

Tạo ra thói quen mỗi khi tranh luận, trước tiên hãy nói Xét về mặt để đánh giá vấn đề trên cùng một góc nhìn, từ đó có được kết quả chính xác nhất.

  • Phản biện nhanh chóng bằng cách đưa ra những điểm mấu chốt.

Để giải quyết vấn đề, chúng ta nên đưa ra những điểm mấu chốt cần bàn luận trong quá trình phản biện.

  • Phân biệt những yếu tố tương đối và tuyệt đối.
  • Đừng cãi cho thắng, hãy cãi cho đúng.
  • Hãy biết nhận sai.

Việc bạn nhận sai, không chứng tỏ mình kém cỏi, đó là sự dũng cảm khiến người khác ngưỡng mộ bạn vì điều đó.

  • Hãy chấp nhận sự khác biệt.

Mỗi một cá thể độc lập đều có những quan điểm cá nhân trên nhiều phương diện. Đừng cố nắn họ theo ý của mình, cách tốt nhất là chấp nhận sự khác biệt của nhau.

  • Hãy học cách lắng nghe.

Lắng nghe người khác nói, đấy là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người nói.

  • Nếu có thể, hãy tán thành sự khác biệt.

Trước khi đưa ra những quan điểm cá nhân hay nói bất cứ một điều gì, hãy khiến cho người đối diện thấy họ được lắng nghe, được thấu hiểu.

Cuộc tranh luận sẽ bớt căng thẳng hơn, và câu chuyện được xây dựng mang tính tích cực hơn.

  • Dùng những ngôn từ dễ chịu.

Thay vì cách sử dụng ngôn từ công kích, khiến người khác khó chịu như vậy, bạn có thể nói như thế này: Tôi thì hiểu là như thế này, anh nghe thử xem sao nhé.

  • Đừng tranh luận khi bạn đang sôi máu.
  • Hạn chế những ngôn từ khiêu khích.

Sử dụng ngôn từ khiêu khích trong cuộc tranh luận căng thẳng, không khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Hãy hạn chế tối đa việc này xảy ra, thay vào đó là những ngôn từ dễ chịu và đi vào lòng người.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo