Kỹ năng Tư duy phản biện

Đặt câu hỏi phản biện

Phương pháp để đặt ra câu hỏi có chiều sâu

Đặt câu hỏi => giải thích tại sao => đưa ra giải pháp

Đặt câu hỏi có 2 dạng cơ bản đó là:

Câu hỏi mở: Dùng với mục đích khai thác thông tin, xem ý kiến của đối phương hay để tham khảo, mở ra những cuộc trao đổi, bàn luận. Nên dùng những từ như: “.. như thế nào?; theo bạn thì….không?; ý kiến của bạn về…?, tại sao…?;.vv..”

Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi có câu trả lời “Có/Không” hoặc những câu mang tính xác nhận lại thông tin. Câu hỏi này thường được dùng trong mẫu khảo sát hay dùng để kiểm tra lại thông tin, mở đầu cho một chủ đề nào đó

Những điều lưu ý khi đặt câu hỏi

  • Cẩn trọng khi đặt câu hỏi

  • Không hỏi quá nhiều câu hỏi, sẽ đẩy họ vào thế trả lời thông tin một cách dồn dập và hỗn độn trong câu trả lời

  • Không đặt câu hỏi phức mà nó chứa đựng việc khai thác thông tin từ hai đến ba vấn đề trong một câu hỏi

  • Hạn chế tối đa nhất việc đặt câu hỏi đóng

Tham khảo:   Các ví dụ về tư duy phản biện

Hãy nhìn mọi thứ một cách khách quan

Muốn có kỹ năng tư duy và phản biện tốt, bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, hãy bỏ cái nhìn chủ quan. Thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo