01. Quản Trị Sản Xuất, Lập kế hoạch sản xuất

Cách lập mẫu kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp

Tìm hiểu vai trò của mẫu lập kế hoạch sản xuất

Có thể bạn chưa biết kế hoạch sản xuất chính là một trong những kế hoạch cần thiết và vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Trong đó nhà máy sản xuất sẽ thực hiện theo kế hoạch này để có một quy trình làm việc hợp lý.

Kế hoạch sản xuất cho chủ doanh nghiệp thấy số lượng nguyên vật liệu cần có, số lượng sản phẩm cần hoàn thành để cung ứng thị trường. Thông thường một mẫu quản lý xưởng sản xuất bằng excel sẽ được lập theo tháng, quý, năm.

mẫu kế hoạch sản xuất
Tìm hiểu vai trò của mẫu lập kế hoạch sản xuất

Nếu như doanh nghiệp muốn quy trình sản xuất hợp lý, hiệu quả thì cần phải có kế hoạch sản xuất chi tiết, đầy đủ. Cũng chính vì thế mà mẫu kế hoạch sản xuất được ví như khung xương cho cả quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả năng suất cao.

Mục tiêu của kế hoạch sản xuất chính là:

  • Sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Tránh lãng phí nguồn lực.
  • Tăng cường tính ổn định trong khâu sản xuất.
  • Sản phẩm được hoàn thành đúng thời gian, đúng chất lượng đã đề ra trong kế hoạch.

👉:

Cách lập kế hoạch sản xuất

Một kế hoạch sản xuất bạn có thể tạo lập trên excel hoặc word đều được. Tùy thuộc vào yêu cầu cấp trên mà bạn lựa chọn hình thức sao cho phù hợp nhất. Đối với từng lĩnh vực của doanh nghiệp mà các phần sẽ khác nhau, thế nhưng nhìn chung nó sẽ bao gồm các nội dung như:

  • Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: Bạn phải biết sản phẩm sản xuất hình dáng ra sao, số lượng như thế nào để đáp ứng kế hoạch của bộ phận marketing và vấn đề tồn kho.
  • Máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất: Trong quá trình sản xuất sẽ dùng những loại máy móc gì, công suất của máy là bao nhiêu, máy lấy từ nguồn nào? (đã có sẵn, mua mới, thuê,…). Tiếp đến người lập kế hoạch còn phải chú ý nhà máy cần bao nhiêu m2, kế hoạch khấu hao xưởng,… 
    mẫu kế hoạch sản xuất
    Cách lập kế hoạch sản xuất
  • Phương thức sản xuất ra sao? Doanh nghiệp của bạn sẽ làm ra sản phẩm đó như thế nào? Quy trình áp dụng, kỹ thuật có đảm bảo không?
  • Sử dụng nguyên vật liệu và các nguồn lực khác ra sao? Nhu cầu sử dụng và tồn kho của vật tư, chất lượng và số lượng sản phẩm ra? Nếu như nhà máy gặp sự cố về nguyên vật liệu thì sẽ dùng cái gì để thay thế, số lượng mua tối ưu, phương thức để sản xuất và những rủi ro có thể đến.
  • Nhân lực: Để hoàn thành kế hoạch sản xuất đó thì cần dùng bao nhiêu nhân công, trình độ tay nghề của các bộ phận như thế nào? Đưa ra kế hoạch để đáp ứng.
  • Chi phí dự toán: Chi phí hoạt động sản xuất là vấn đề mà chủ doanh nghiệp cực kỳ quan tâm đến. Họ cần phải biết mình bỏ ra bao nhiêu tiền để sản xuất và giá thành phẩm đó ra sao? Chính vì thế mà người lập biểu mẫu theo dõi kế hoạch sản xuất bằng Excel cần phải thể hiện được điều này.
  • Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm: Người làm kế hoạch sẽ phải xem đâu là yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định phương án sản xuất, đầu tư trang thiết bị (chất lượng, quy mô, giá tiền, khả năng đáp ứng,…)?
Tham khảo:   10 BƯỚC ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ

👉:

Một vài lưu ý khi lập mẫu kế hoạch sản xuất

  • Nghiên cứu thật nhiều: Trước khi lập mẫu kế hoạch sản xuất bạn phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng sản phẩm đó, thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì? Khi đã có kết quả từ việc nghiên cứu thì việc lên kế hoạch sản xuất cũng như % thành công sẽ càng cao.
  • Điểm khác biệt của sản phẩm đó với đối thủ là gì? Đây là một trong những vấn đề mà chủ doanh nghiệp đang rất để tâm đến. Khi tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cần biết rõ ưu nhược điểm của sản phẩm, có điểm gì khác so với sản phẩm của đối thủ? 
    mẫu kế hoạch sản xuất
    Một vài lưu ý khi lập mẫu kế hoạch sản xuất
  • Nguồn vốn sử dụng: Nguồn vốn là mạch sống của một doanh nghiệp thế nhưng điều đó không có nghĩa là cứ vốn nhiều là sẽ thành công. Một khi đã quyết định sản xuất, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty. Chính vì vậy mà bạn phải biết phân bổ nguồn vốn sử dụng sao cho hợp lý, đúng theo mục đích đặt ra.
  • Môi trường sản xuất: Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ có môi trường sản xuất sao cho phù hợp nhất. Ví dụ với sản phẩm sơn, nó có tính độc hại khá cao, vì thế mà để đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất sẽ phải chuẩn bị môi trường thích hợp có các cửa thoát hiểm, có bình gas chữa cháy,…
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo