01. Quản Trị Sản Xuất, Lập kế hoạch sản xuất

Hiểu đúng về nhân viên kế hoạch sản xuất

Khái niệm nhân viên kế hoạch sản xuất là gì?

Nhân viên kế hoạch sản xuất (hay Production Planner) là người đưa ra kế hoạch và đảm bảo quy trình sản xuất sẽ diễn ra đúng với kế hoạch một cách chính xác và kịp thời.

Họ sẽ phải đảm bảo được các yếu tố như: Kế hoạch sản xuất hợp lý và tối ưu, nguyên vật liệu và hàng hóa dùng cho sản xuất cung ứng kịp thời, không gian làm việc đúng quy chuẩn, v.v.

Tìm hiểu nhân viên kế hoạch sản xuất là gì

Vai trò của nhân viên phòng kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 

Nhân viên phòng kế hoạch sản xuất có thể nói là đóng vai trò nòng cốt, không thể thiếu đối với một doanh nghiệp sản xuất vì quy trình sản xuất là điểm cốt lõi cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Họ chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất chi tiết, theo sát và đảm bảo kế hoạch sản xuất được tiến hành chính xác và kịp thời.

Không chỉ như thế, công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất còn phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp. Họ còn có thể mở rộng vai trò từ hỗ trợ và phối hợp sang vai trò quản lý và điều hành sản xuất.

Công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất làm gì?

Nhân viên kế hoạch sản xuất được xem là một nhân sự nòng cốt trong doanh nghiệp sản xuất, vậy công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất là gì cụ thể là gì? Cùng Masterskillss tìm hiểu tiếp nhé!

Nhân viên lên kế hoạch sản xuất cần phải:

  • Làm việc với bộ phận kinh doanh để nắm rõ yêu cầu khách hàng đối với sản phẩm: Số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và các yêu cầu cụ thể khác.
  • Xác định các yếu tố cần thiết để thực hiện quy trình sản xuất: Nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị sản xuất, số lượng nhân công, các chi phí có liên quan, rồi từ đó tính ra chi phí sản xuất.
  • Lên kế hoạch sản xuất chi tiết theo tuần/tháng/quý/năm cho từng khâu và đảm bảo sao cho các khâu phối hợp với nhau hiệu quả, kịp tiến độ, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí.
  • Đóng vai trò kết nối, làm việc với các bên cung ứng, khách hàng, sản xuất, nhằm giúp cho quy trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, tránh các vấn đề thiếu nguyên vật liệu, sản xuất sai yêu cầu, chậm hạn giao hàng, v.v.
  • Phối hợp với quản lý sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, các quy chuẩn trong sản xuất, vận hành máy móc, v.v.
  • Phối hợp cùng bộ phận kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đạt chuẩn, đồng bộ và đúng yêu cầu.
  • Theo sát hoạt động giao hàng, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đủ số lượng, đạt chất lượng và đúng thời gian hẹn.
  • Quản lý các giấy tờ, hồ sơ có liên quan trong quá trình sản xuất như: Hợp đồng với khách hàng, các hóa đơn thu mua, các biên bản và giấy chứng nhận, v.v.
  • Thu thập thông tin về quá trình sản xuất của nhân viên và các bộ phận sản xuất, từ đó tiến hành đánh giá và đưa ra các phương án tối ưu hiệu suất trong các kế hoạch sản xuất sau.
Tham khảo:   Bài toán lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Mức lương và quyền lợi của nhân viên kế hoạch sản xuất có hấp dẫn không? 

Hiện nay, mức lương của nhân viên kế hoạch sản xuất trên thị trường được đánh giá là khá tốt. Thị trường tuyển dụng kế hoạch sản xuất cho các doanh nghiệp cũng khá sôi động. Chính vì thế mà vị trí này trở thành mục tiêu hướng tới của rất nhiều bạn trẻ.

Dạo quanh các trang tìm việc uy tín, có thể thấy mức lương dao động:

  • Người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm: từ 8-10 triệu đồng/tháng
  • Ứng viên từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: 12-15 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm dày dặn trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn: 20-25 triệu đồng/tháng.

Ngoài mức lương cơ bản, các doanh nghiệp cũng áp dụng các loại thưởng khác như:

  • Thưởng theo dự án, doanh số
  • Thưởng lễ tết
  • Lương tháng 13
  • Nhiều loại phụ, trợ cấp khác về ăn uống, đi lại, điện thoại, v.v.

Ở vai trò là một nhân viên kế hoạch sản xuất, bạn sẽ có cơ hội làm việc trực tiếp với nhiều phòng ban trong doanh nghiệp. Từ đó, bạn học được cách nắm rõ cách thức vận hành của một quy trình sản xuất.

Việc làm kế hoạch sản xuất này cũng tạo ra một môi trường năng động, nơi bạn luôn phải có sự thích nghi và thay đổi theo xu hướng của thị trường.

Bạn sẽ được rèn luyện sự linh hoạt, khả năng ứng đối, có cơ hội mở mang tầm nhìn và liên tục nâng cao bản thân.

Những tố chất để trở thành nhân viên kế hoạch sản xuất

Nếu bạn đang muốn trở thành một nhân viên kế hoạch sản xuất, sau đây là những gì bạn cần chuẩn bị cho mình:

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên hoặc tương đương các chuyên ngành: Kinh tế, Kỹ thuật, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành có liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể bắt đầu từ con số 0. Nhưng nếu nhắm tới các cấp bậc quản lý hoặc mức lương cao, bạn nên có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí quản lý kế hoạch sản xuất.
  • Chứng chỉ liên quan: Không phải yêu cầu bắt buộc, nhưng nếu bạn có các loại chứng chỉ về quản lý chất lượng và các chứng chỉ khác trong lĩnh vực sản xuất sẽ là một lợi thế lớn.
  • Kiến thức: Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn nên trang bị cho mình khả năng về vi tính văn phòng, tiếng Anh (đọc và dịch tài liệu).
Tham khảo:   Mối liên hệ giữa TQM và Six Sigma

5 Kỹ năng thành công cho nhân viên kế hoạch sản xuất

Kỹ năng lập kế hoạch, tư duy logic

Nắm rõ cách thức làm sao để lập nên một kế hoạch có tính khả thi, đạt hiệu quả và tối ưu chi phí, thời gian chính là yêu cầu cơ bản đối với vị trí này.

Để có thể lập một kế hoạch tốt thì tư duy logic, việc xem xét vấn đề một cách liền mạch là một điều không thể thiếu.

Kỹ năng triển khai và quản lý quy trình sản xuất

Sau bước lập kế hoạch sẽ là bước triển khai và quản lý. Một kế hoạch chỉ thật sự đạt hiệu quả khi nó thực hiện được mục tiêu đề ra trong thời gian định trước.

Để một kế hoạch đi từ lý thuyết ra hiện thực và đem lại kết quả là một quá trình khó khăn. Nó đòi hỏi người nhân viên kế hoạch sản xuất phải có sự linh hoạt, nhanh nhạy, quyết đoán nhưng không kém phần tỉ mỉ và cẩn trọng.

Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề

Bạn cần phân tích các yếu tố liên quan để có thể đưa ra phương án chuẩn xác và ít sai sót nhất. Từ đó, bạn sẽ tiến hành giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để nhằm đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra thuận lợi.

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Như đã đề cập trước đó, vị trí này sẽ cần phải làm việc với rất nhiều các bộ phận có liên quan. Do vậy, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là vô cùng quan trọng.

Nhân viên kế hoạch sản xuất không chỉ cần giao tiếp tốt, mà còn cần cả kỹ năng đàm phán và thương lượng khi làm việc với khách hàng và các bên cung ứng.

Kỹ năng làm việc nhóm ở đây, không chỉ dừng lại ở mức phối hợp với nhân viên khác mà bạn còn phải khéo léo và tạo được động lực làm việc cho công nhân trong các bộ phận sản xuất.

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt sẽ giúp tạo động lực cho công nhân sản xuất

Kỹ năng tin học và các công cụ hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất

Việc lập kế hoạch, quản lý tiến độ, chứng từ, v.v. gần như đều không tránh khỏi việc sử dụng máy tính. Vậy nên, việc sở hữu các kỹ năng tin học văn phòng và thành thạo các công cụ hỗ trợ quản lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Cần chuẩn bị gì khi tham gia phỏng vấn nhân viên phòng kế hoạch sản xuất

Tạo ấn tượng với CV thu hút nhà tuyển dụng

Hãy bắt đầu với việc tạo cho mình một CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng, làm cho bạn trở nên nổi bật và đánh bại các đối thủ khác.

  • Thông tin liên hệ: Ngắn gọn, nhưng đầy đủ các thông tin như: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email. Và bạn đừng quên kèm theo một bức ảnh để tạo ấn tượng nhé!
  • Kinh nghiệm làm việc: Thay vì liệt kê những thứ không liên quan, hãy tập trung nói về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất.
  •  Học vấn: Hãy đưa vào các bằng cấp và các chứng chỉ của các khóa đào tạo mà bạn đã đạt được. Dĩ nhiên sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
  • Kỹ năng: Hãy tập trung vào những kỹ năng cần thiết đối với vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất như làm việc nhóm, giao tiếp, lập kế hoạch, v.v.
Một CV ấn tượng sẽ giúp bạn đi được hơn nửa chặng đường rồi đấy

Câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Sau khi đã vượt qua vòng CV, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một buổi phỏng vấn chất lượng. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp cho vị trí nhân viên phòng kế hoạch sản xuất:

  • Bạn thường lập kế hoạch và theo dõi quá trình triển khai của nó như thế nào? Có sử dụng công cụ hỗ trợ nào không?
  • Bạn dựa vào đâu để tính chi phí sản xuất? Bạn xử lý ra sao khi chi phí thực tế cao hơn chi phí dự toán?
  • Một ngày của một nhân viên kế hoạch làm gì theo ý kiến của bạn?
  • Hãy chia sẻ về một lần bạn gặp sự cố phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất và bạn xử lý nó như thế nào?
  • Theo bạn đâu là nguyên tắc của một nhân viên kế hoạch sản xuất
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo