01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

5 Giải pháp “vàng” giúp tiết kiệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất cao có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh? 

Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân chia theo tính chất kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất sẽ bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Các chi phí bằng tiền khác.

Tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận là mục đích cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào. Để thực hiện được mục đích ấy, các nhà quản lý cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, cũng như biết được tác động của nó đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những tác động của chi phí sản xuất cao đến hoạt động kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp:

1.1. Ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận

Lợi nhuận chính là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Chính vì thế, khi chi phí sản xuất cao mà doanh nghiệp lại không thế nâng giá thành sản phẩm tới một mức lớn hơn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận ước tính. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn thậm chí là gia tăng lợi nhuận.

 

1.2. Ảnh hưởng đến thị phần 

Khi không tiết kiệm được chi phí sản xuất chung, thì dù doanh nghiệp có quyết định giá bán như thế nào cũng sẽ nhường “miếng bánh thị phần” của mình cho đối thủ. Vì nếu giá thành cao, sản phẩm không thể tiêu thụ trên thị trường dẫn đến việc dư thừa. Ngược lại, nếu bán với giá thành thấp, doanh nghiệp sẽ chịu khoản lỗ và không thể đủ chi phí cho đợt sản xuất tiếp theo.

 

5 giải pháp “vàng” giúp tiết kiệm chi phí sản xuất

Để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh cũng như góp phần tiết kiệm tối đa chi phí trong hoạt động sản xuất, mỗi doanh nghiệp  phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát chi phí tốt nhất.

Tham khảo:   Những ảnh hưởng của công nghệ mới tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp

Nhiệm vụ đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó chính là xác định rõ tình hình trước khi tiến hành cắt giảm, phát hiện các chi phí không cần thiết bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo kết quả tính toán một cách cụ thể. Từ đó tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất sản phẩm dưới sự hợp tác chặt chẽ của cán bộ, nhân viên, các bộ phận liên quan. Dưới đây là 5 giải pháp “vàng” để tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp:

2.1. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là  việc xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện. Nó được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, theo những yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Dự đoán chi phí sản xuất  sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời xử lý và cung cấp thông tin về chi phí đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn. trong sản xuất, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất một cách đáng kể

2.2. Bố trí  lao động hiệu quả

Bố trí, sử dụng lao động hiệu quả  là việc sắp xếp nhân lực vào các vị trí phù hợp trong dây chuyền sản xuất, từ đó khai thác hiệu quả năng lực của người lao động, mang lại hiệu quả cho quá trình và tiết kiệm chi phí sản xuất. Do vậy, các nhà quản lý  cần:

  • Phân tích công việc để phân công đúng trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và, số lượng người lao động
  • Đảm bảo bố trí lao động đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm để đảm bảo được hiệu quả của sản xuất. Vì nếu bố trí lao động quá sớm sẽ gây lãng phí nguồn lực không cần thiết. Ngược lại, bố trí muộn hơn yêu cầu có thể gây ách tắc sản xuất.

 

2.3. Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động

Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động là biện pháp cắt giảm những chi phí sản xuất không cần thiết nhằm giảm thiểu  những chi phí tai nạn lao động như: Phí bảo hiểm, phí thuốc thang,…Nếu tai nạn lao động xảy ra thì doanh nghiệp không chỉ phải chi trả cho rất nhiều khoản mà còn tốn thời gian điều tra, mất uy tín, nhân viên mất lòng tin… Do đó, tăng cường các biện pháp an toàn là giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất vô cùng hữu hiệu.

Tham khảo:   Chi phí sản xuất- thước đo hiệu quả quản lý của doanh nghiệp

2.4. Hạn chế thiệt hại về thiết bị sản xuất kinh doanh

Thiệt hại về thiết bị tác động tới chi phí sản xuất theo 2 hướng: Thiệt hại về thiết bị làm giảm năng suất trong khi thiết bị được sửa chữa. Thiệt hại về thiết bị sẽ tiêu tốn một khoản chi phí sửa chữa nhất định. Vì thế, các nhà quản lý sản xuất cần đảm bảo lao động thao tác đúng quy trình để hạn chế thiệt hại. Bên cạnh đó, cần tổ chức bảo dưỡng máy móc để tránh xảy ra sự cố bất ngờ làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.

 

2.5. Áp dụng IoT để tối ưu hoá quy trình sản xuất

Internet kết nối vạn vật (IoT), Bigdata, thực tế ảo, điện toán đám mây, …đang ngày càng phát triển. Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và lựa chọn đầu tư vào kỹ thuật số sẽ tối ưu hoá quá trình sản xuất: rút ngắn quá thời gian, hạn chế sai sót, …từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

  •   Giải pháp Nhà Máy Thông Minh: Nhà máy thông minh (Smart Factory) hay nhà máy kết nối (Connected Factory) thể hiện một bước nhảy vọt từ tự động hóa truyền thống đến một nhà máy với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối hoàn toàn và linh hoạt- có thể sử dụng một luồng dữ liệu liên tục từ các hệ thống và hoạt động sản xuất liên quan để kiểm soát, phân tích và cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng Giải pháp Nhà Máy Thông Minh theo hướng số hóa giúp giảm chi phí nhân công, chi phí quản lý cũng như tối ưu hóa sản xuất cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tham khảo:   Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc và công cụ hỗ trợ quản lý phổ biến nhất

 

  • Giải pháp, hệ thống tự động hóa: Để tiết kiệm chi phí sản xuất trong thời đại 4.0 hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm hiện đại nhằm tăng cường hoạt động quản lý dữ liệu, quản lý các công đoạn, tránh sai phạm và thu hồi sản phẩm là rất quan trọng. Điển hình như Hệ thống Truy Xuất Nguồn Gốc Sản Phẩm, Hệ thống Kiểm Soát Chất Lượng Đầu Ra – Đầu Vào, Hệ thống Vận Hành Giám Sát Nhà Máy,…giúp giảm thiểu chi phí tối đa cho quá trình sản xuất.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo