01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chất lượng 6 Sigma

Khi mô hình Lean 6 Sigma là cứu tinh cho các doanh nghiệp

Mô hình Lean 6 Sigma là sự kết hợp độc đáo giữa phương pháp sản xuất tinh gọn và phương phức quản lý 6 Sigma. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công Lean 6 Sigma vào trong kinh doanh cũng là lúc được “thu hoạch quả chín”. Vậy Lean 6 Sigma là gì? Lợi ích mà mô hình quản lý này đem đến cho doanh nghiệp như thế nào?

 Câu chuyện ra đời của Lean – Phương pháp sản xuất tinh gọn

Muốn hiểu được bản chất của Lean 6 Digma, chúng ta nên bắt đầu từ Lean và 6 Sigma, 2 phương pháp quan trọng tạo tiền đề hình thành nên mô hình quản lý nổi tiếng ngày nay.
Câu chuyện ra đời của Lean (Lean trong tiếng anh có nghĩa tinh gọn, mạch lạch, hay liền mạch) bắt đầu từ chuyến tham quan tập đoàn xe hơi Ford hàng đầu thế giới của Taiichi Ohno (giám đốc Toyota Nhật Bản) vào năm 1950. Taiichi Ohno ngay lập tức nảy sinh những ý tưởng cần phải tạo ra một phát minh mới, vừa kế thừa được những ưu điểm, vừa khắc phục được khuyết điểm của Ford.Cha đẻ của phương pháp sản xuất tinh gọn Lean
Taiichi Ohno là cha đẻ của phương pháp sản xuất tinh gọn Lean

Để triệt để loại bỏ các nhược điểm, Giám đốc Taiichi Ohno nghiên cứu cuốn “Hôm nay và ngày mai” của Henry Ford, “Hệ thống kéo pull” và các triết lý về chất lượng, quản trị chất lượng, khách hàng của William Edwards Deming. Chắt lọc tất cả các tinh túy, Taiichi Ohno cùng những cộng sự đã cho ra đời mô hình Toyota Production System. Theo đó, mô hình này tập trung vào sản xuất liên tục một sản phẩm, loại bỏ mọi chi phí dư thừa, nâng cao mức an toàn và thúc đẩy tinh thần làm việc.
Mô hình Toyota Production System là tiền thân của phương pháp sản xuất tinh gọn Lean nổi tiếng. Lean loại bỏ sự lãng phí, bất hợp lý, hướng mọi hoạt động đi theo chu trình đơn giản, tinh gọn, đem đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng trong thời gian ngắn nhất.

Sự ra đời của Phương phức quản lý 6 Sigma

Vào thập niên 1980, chất lượng sản phẩm của Motorla được đánh giá vô cùng tệ. Do đó, một kỹ sư của Motorla tên Bill Smith đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm “Chất lượng sản phẩm có được là do phòng ngừa sai hỏng ngay từ đầu thông qua thiết kế sản phẩm và kiểm soát sản xuất được chú trọng và sự liên hệ giữa chất lượng cao và chi phí thấp hơn”, đồng thời đề xuất mô hình 6 Sigma.
Ngay lập tức, Motorla đã đăng ký bản quyền và phát triển thành phương pháp luận 6 Sigma. Sau 15 năm áp dụng tiến trình 6 Sigma gồm các bước: Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và Cotrol (Kiểm soát), Motorla đã tiết kiệm số tiền lên đến 16 tỉ USD mà vẫn đảm bảo được trọn vẹn chất lượng sản phẩm.
Phương pháp quản lý 6 Sigma tập trung vào việc làm sao để thực hiện hiệu quả nhất hệ thống các kỹ thuật và nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận, nhằm đảm bảo không hoặc gần như không có sai lỗi hay khuyết tật ở sản phẩm.

Lợi ích khi áp dụng mô hình Lean 6 Sigma (LSS) vào trong sản xuất

Lean 6 Sigma được đánh giá là xu thế mới trong việc lựa chọn phương pháp và công cụ cải tiến hữu hiệu, với mục đích phát huy tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức để đáp ứng đồng thời cả ba yêu cầu quan trọng của khách hàng: Giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn. Hiện nay, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng tăng cao. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cũng đối mặt với sức ép về chi phí và sức cạnh tranh vô cùng lớn. Thách thức đặt ra khi doanh nghiệp đứng trên hệ quy chiếu của khách hàng là làm sao đáp ứng được sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý trong thời gian ngắn nhất.
Lean 6 Sigma chính là mô hình mà doanh nghiệp cần nhất trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Chỉ cần áp dụng khéo léo và phù hợp, LSS tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng phương pháp sản xuất tinh gọn cùng công cụ quản lý tối ưu.

Lean 6 Sigma giúp giảm chi phí bằng cách nào?

LSS sẽ sử dụng Lean để xác định và loại bỏ những phần dư thừa, lãng phí. Sau đó, áp dụng phương pháp 6 Sigma để đưa sai lỗi/khuyết tật của sản phẩm xuống mức bằng không hoặc gần như bằng không.

Lean 6 Sigma nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức

Lean 6 Sigma cho phép tổ chức, doanh nghiệp tạo ra các quy trình tối ưu nhất, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Đồng thời, LSS giúp phân bổ nguồn lực, doanh thu hợp lý, thúc đẩy quá trình cải tiến tốt hơn nữa cho doanh nghiệp.

Lean 6 Sigma giúp phát triển con người/ nhân viên

Mô hình quản lý Lean 6 Sigma có tính minh bạch, rõ ràng, tạo được niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa chủ doanh nghiệp và nhân viên.
Lean 6 Sigma thúc đẩy sự cải tiến liên tục trong cách thức làm việc từ cấp bậc lãnh đạo cho đến nhân viên, góp phần phát triển con người một cách toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu của công việc và xã hội.

  Mô hình Lean 6 Sigma là công cụ để giúp phát triển con người hiệu quả

Tham khảo:   Product manager là gì? Phân biệt Product Manager và Project Manager

Dù mô hình Lean 6 Sigma tốt nhưng vẫn bị các doanh nghiệp Việt Nam ngó lơ

Từ khi hình thành, mô hình Lean 6 Sigma nhận được rất nhiều sự chú ý từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sau khi đưa Lean 6 Sigma vào hoạt động kinh doanh, các tập đoàn, công ty nhận thức được sự thay đổi rõ rệt trong vấn đề tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, làm hài lòng khách hàng. Lean 6 Sigma chính là lời giải cho bài toán làm sao để kinh doanh thành công cho các công ty từ Star up cho đến những công ty có thâm niên nhiều năm.
Mô hình LSS đã được áp dụng thành công tại các tập đoàn đa quốc gia như: GE, Xerox, Boeing, Samsung, LG,… giúp các tập đoàn này đứng vững trên thương trường hàng thập niên. Tuy nhiên, LSS lại ít được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng, đây được xem là một thiệt thòi lẫn yếu điểm của các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân chính khiến mô hình như Lean 6 Sigma bị doanh nghiệp Việt Nam ngó lơ là vì: Doanh nghiệp chưa hiểu rõ được giá trị mà Lean 6 Simga mang lại hoặc doanh nghiệp không tìm được đơn vị tư vấn chuyên sâu để có thể tự tin áp dụng mô hình Lean 6 Sigma.

Về nguyên nhân doanh nghiệp chưa hiểu rõ giá trị và nguồn lợi Lean 6 Sigma mang lại

Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ, hơn nữa vẫn đang trong giai đoạn Star up. Chính vì vậy, các doanh nghiệp loay hoay trong việc tìm kiếm và áp dụng những công cụ mang lại lợi ích thiết thực nhất. Lean 6 Simga tuy là mô hình có lịch sử phát triển lâu đời nhưng chỉ áp dụng ở các tập đoàn lớn, chính vì vậy khiến doanh nghiệp nhỏ chưa đủ tài lực “dè dặt” với mô hình này. Muốn Lean 6 Sigma phổ biến, trừ phi các doanh nghiệp nắm rõ được giá trị của mô hình, vấn đề này lại liên quan đến nguyên nhân thứ 2: Doanh nghiệp chưa tìm kiếm được đơn vị tư vấn chuyên sâu mô hình Lean 6 Simga.

Tại sao doanh nghiệp chưa tìm được các đơn vị tư vấn chuyên sâu về Lean 6 Sigma

Hiện nay, các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo về quản lý chất lượng tại Việt Nam còn khan hiếm, nhân lực cũng gặp nhiều hạn chế về trình độ, năng lực, thiếu sức thuyết phục đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tìm kiếm một đơn vị thật sự chuyên sâu để hỗ trợ hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nói chung và mô hình Lean 6 Sigma nói riêng không phải chuyện dễ. Lean 6 Sigma được xem là mô hình “cũ người nhưng mới ta”, cần thiết phải có một tổ chức dày dạn, chuyên sâu, nắm chắc nguyên lý vận dụng LSS mới có thể phát huy triệt để giá trị của nó.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo