24. Kinh doanh thương mại

Đề xuất kĩ thuật (Technical Proposal) là gì? Đánh giá đề xuất kĩ thuật

Đề xuất kĩ thuật (Technical Proposal) (Nguồn: cybernetik)

Đề xuất kĩ thuật (Technical Proposal)

Đề xuất kĩ thuật – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Technical Proposal.

Đề xuất kĩ thuật là tài liệu của nhà thầu giới thiệu về trình độ kĩ thuật của mình, giải thích với bên mời thầu rằng những kĩ thuật đó có thể giải quyết vấn đề của bên mời thầu ra sao, sau đó xác định kế hoạch thực hiện của nhà thầu, cung cấp chi tiết những thỏa thuận về kĩ thuật. (Theo PandaDoc)

Đánh giá đề xuất kĩ thuật 

Công việc đánh giá đề xuất kĩ thuật của hồ sơ dự thầu tư vấn được coi là khó khăn hơn cả so với đánh giá đề xuất tài chính và đánh giá tổng hợp. 

Thông thường, đề xuất kĩ thuật của hồ sơ dự thầu tư vấn được đánh giá bằng cách chấm điểm theo ba tiêu chí: kinh nghiệm của nhà thầu, phương pháp luận và nhân sự của nhà thầu. Mỗi tiêu chí lại bao gồm tiêu chí nhỏ có thể khác nhau đối với mỗi gói thầu khác nhau.

Để đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu, bên mời thầu có thể đánh giá qua kinh nghiệm thực hiện các gói thầu trong cùng lĩnh vực, qui mô và tính chất. Nếu áp dụng đấu thầu quốc tế, bên mời thầu còn có thể bổ sung thêm nội dung đánh giá về kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thực hiện các gói thầu tại quốc gia của bên mời thầu.

Tham khảo:   Công ước Kyoto là gì? Vai trò của việc gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi đối với Việt Nam

Tiêu chí phương pháp luận được đánh giá thông qua các nội dung như: sự hiểu biết của nhà thầu về gói thầu, sự hợp lí về tiến độ, về bố trí nhân sự, sự phối hợp với các bên có liên quan.

Tiêu chí nhân sự được đánh giá trên cơ sở từng cá nhân của nhà thầu sẽ tham gia thực hiện gói thầu nếu trúng thầu, bao gồm các nội dung như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, quá trình công tác, đào tạo,…

Thông thường, trong ba tiêu chí đánh giá đề xuất kĩ thuật của hồ sơ dự thầu, tiêu chí kinh nghiệm của nhà thầu chiếm tỉ trọng điểm thấp nhất trong khung tiêu chí, và nhân sự chiếm tỉ trọng cao nhất. 

Nguyên nhân là kinh nghiệm của nhà thầu chỉ được tính từ thời điểm nhà thầu thành lập, và một tổ chức tư vấn mới được thành lập có thể gồm các chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đội ngũ nhân sự này mới là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ tư vấn, chứ không phải yếu tố kinh nghiệm của tổ chức tư vấn.

Bên mời thầu sử dụng một thang điểm với số điểm tối đa thường được áp dụng là 100 điểm. Việc phân bố điểm tối đa cho các tiêu chí cũng cần được cân nhắc nhằm đảm bảo sự hợp lí trong đánh giá.

Tham khảo:   Hiệp định AICO (ASEAN Industrial Cooperation Scheme) là gì?

Điểm tối đa cho từng tiêu chí là không giống nhau đối với các gói thầu, có gói thầu với điểm tối đa của ba tiêu chí là 20 – 30 – 50, gói thầu khác lại có cơ cấu điểm là 15 – 30 – 45. 

Ngoài việc qui định số điểm tối đa cho từng tiêu chí, bên mời thầu còn phải xác định mức điểm tối thiểu, hay điểm chuẩn mà đề xuất kĩ thuật của nhà thầu phải đạt để được coi là đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của hồ sơ mời thầu. 

Điểm chuẩn này thường không nhỏ hơn 70% điểm tối đa, tỏng đó bên mời thầu có thể qui định thêm là đề xuất kĩ thuật không có tiêu chí nào đạt dưới 50% số điểm tối đa thì mới được chấp nhận. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo