26. Bất động sản

Flipper trong ngành bất động sản là ai? Đặc điểm và rủi ro

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Flipper

Khái niệm

Flipper mô tả một nhà đầu tư mua một cổ phiếu, thường là tại một thương vụ IPO, sau đó bán cổ phiếu đó để kiếm lợi nhuận nhanh chóng.

Flipper cũng có thể đề cập đến một người nào đó mua và bán nhà hoặc tài sản để kiếm lợi nhuận nhanh chóng, thường là sau khi cải tạo lại.

Thực hiện flipping, dù trong chứng khoán hay bất động sản, thì cũng có tính đầu cơ cao và các nhà quản lí thường không thích điều này.

Đặc điểm của Flipper

Flipper có thể nắm giữ một cổ phiếu trong ít nhất 24-48 giờ, và do đó họ phải đối mặt với những đợt tăng và giảm giá ngắn hạn trên thị trường.

Không giống như các nhà đầu tư dài hạn – những người thường bỏ qua những lên xuống giá ngắn hạn trên thị trường, những nhà đầu tư ngắn hạn flipper này thường phụ thuộc vào những thay đổi thị trường đột ngột để kiếm lợi nhuận.

Trong các thương vụ IPO, các nhà đầu tư tổ chức thường có cơ hội mua cổ phiếu và họ thường tham gia vào hoạt động flipping.

Do những rủi ro flipping bởi những người trong công ty, thương vụ IPO sẽ hạn chế chủ sở hữu công ty và nhà đầu tư bán cổ phần của họ sớm cho đến khi giai đoạn lock up chấm dứt, thường là vài tuần hoặc vài tháng sau ngày IPO.

Tham khảo:   Hệ số sử dụng đất (Floor Area Ratio - FAR) là gì?

Những flipper trong ngành bất động sản thường mua những ngôi nhà tồi tàn với giá thấp và cải tạo chúng để bán chúng với giá cao hơn nhiều.

Flipper điển hình sẽ đối mặt với một loạt các thách thức. Chúng bao gồm các vấn đề với việc vay mượn, bảo hiểm, cải tạo, nghiệm thu và tình hình thị trường. Tất cả những mối nguy hiện tại có thể trở thành thách thức cho lợi nhuận nếu như không được quản lí khéo léo.

Rủi ro Flipping trong ngành bất động sản

Flipping thường liên quan nhiều nhất đến bất động sản, trong đó đề cập đến chiến lược mua bất động sản và bán chúng trong khung thời gian ngắn (thường là dưới một năm) để kiếm lợi nhuận.

Trong bất động sản, flipping thường rơi vào một trong 02 dạng:

Dạng đầu tiên là nơi các nhà đầu tư bất động sản flipper nhắm mục tiêu vào các tài sản đang ở trong thị trường tăng giá nhanh và bán lại mà không cần đầu tư thêm hay đầu tư rất ít vào vật chất của tài sản.

Dạng thứ hai là flipping nhanh, trong đó một nhà đầu tư bất động sản flipper sử dụng kiến thức của mình về những gì người mua muốn cải thiện các tài sản bị định giá thấp và áp dụng vào việc cải tạo tài sản.

Tham khảo:   Hồ sơ định giá (Valuation records) trong định giá tài sản là gì? Nội dung của hồ sơ định giá

Flipping đã tạo ra khoản lợi nhuận trong ngành bất động sản. Trong thị trường đang nóng, rủi ro có thể thuộc về cả hai phía người mua và người bán, vì thị trường có thể hạ nhiệt đột ngột.

Nếu tình hình thị trường thay đổi trước khi tài sản được bán, thì flipper sẽ giữ lại một tài sản bị mất giá. Nếu fliping sau khi cải thiện tài sản bị định giá thấp thì flipper ít phụ thuộc vào thời điểm trên thị trường, nhưng tình hình thị trường vẫn có thể đóng vai trò quan trọng.

Khi cải thiện tài sản, nhà đầu tư đã thực hiện thêm một khoản đầu tư vào vốn đầu tư, làm tăng giá trị tài sản hơn nhiều so với chi phí mua, cải tạo, chi phí vận chuyển.

Mặc dù về nguyên tắc, flipping có vẻ đơn giản nhưng nó đòi hỏi flipper hiểu biết nhiều hơn thông thường về bất động sản thì mới thu được lợi nhuận.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo