20. Kinh tế học

Gièm pha doanh nghiệp khác là gì? Mục đích

Hình minh hoạ (Nguồn: lawhillandhill)

Gièm pha doanh nghiệp khác 

Khái niệm

Gièm pha doanh nghiệp khác tạm dịch sang tiếng Anh là Defamation of another enterprise.

Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hay gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Mục đích

Gièm pha doanh nghiệp khác nhằm làm cho doanh nghiệp này mất uy tín, kéo theo đó mất khách hàng và thu hẹp thị phần là những thiệt hại khó lường đối với bên bị cạnh tranh xấu bằng con đường như vậy.

Điều kiện

Pháp luật cạnh tranh chỉ cấm và tác động đến những hành vi gièm pha, bôi nhọ doanh nghiệp khác khi hành vi đó được thực hiện vì mục đích cạnh tranh.

Chủ thể tiến hành hành vi này có thể là bất kì ai, thông qua bất kì cách thức nào để gièm pha doanh nghiệp khác như: thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là trường hợp điển hình về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở dạng này.

Tham khảo:   Giá trị của hàng hóa (Exchange value) là gì? Mối quan hệ với giá trị sử dụng của hàng hóa

Tuy nhiên, để một hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bị cấm, nó phải thoả mãn những điều kiện như sau:

– Gièm pha doanh nghiệp khác tức là sự gièm pha đó có phải có đối tượng là chủ thể kinh doanh cụ thế, đang tồn tại và cùng cạnh tranh. Việc gièm pha doanh nghiệp khác phải có mục đích cạnh tranh.

– Hành vi đó phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Đối tượng của hành vi gièm pha có thể liên quan đến các mặt của doanh nghiệp như: uy tín, văn hoá doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế – tài chính,…

Cũng cần phải phân biệt giữa việc gièm pha, bôi nhọ… với những đánh giá nhận xét về sản xuất, kinh doanh… khác. Đây cũng là vấn đề xuất hiện phổ biến trong thực tiễn kinh doanh.

Nhận định đánh giá về một chủ thể kinh doanh nào đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá đó không có mục đích cạnh tranh mang nhiều thái độ chủ quan và thông thường không bị cấm dưới giác độ của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tham khảo:   Phương pháp triệt tiêu rủi ro trong thẩm định dự án là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo