28. Quản Trị Marketing

Hệ thống phân phối quốc tế (International Distribution System) là gì? Đặc điểm và cấu trúc

Hình minh họa (Nguồn: Snapseed.exe)

Hệ thống phân phối quốc tế

Khái niệm

Hệ thống phân phối quốc tế trong tiếng Anh là International Distribution System.

Hệ thống phân phối quốc tế hay hệ thống kênh phân phối quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động bắt đầu từ nhà sản xuất trong nước và kết thúc tới khách hàng cuối cùng ở nước ngoài. Có nghĩa là người bán phải tác động tới cả hai giai đoạn của kênh phân phối, một ở trong nước và một ở thị trường nước ngoài.

Đặc điểm của hệ thống phân phối quốc tế

Các nhà Marketing quốc tế thường phải đối mặt với một loạt các vấn đề về lựa chọn chính sách và chiến lược phân phối quốc tế. Bản thân những vấn đề này không giống trên thị trường nội địa do sự khác biệt về đặc điểm thị trường, khách hàng, môi trường kinh doanh, điều kiện địa lí…

Mỗi thị trường có cơ cấu kênh phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng khác nhau. Tương tự như vậy, chức năng hoạt động phân phối hàng hoá, dịch vụ của các trung gian phân phối cũng khác nhau. 

Điều này phản ánh mức độ cạnh tranh, sự phát triển của nền kinh tế và đặc điểm của từng thị trường. Đối với mỗi khu vực thị trường và những sản phẩm nhất định, có thể tồn tại một mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ với rất nhiều kênh phân phối khác nhau.

Tham khảo:   Chu kì sống sản phẩm (Product Life Cycle) trong chiến lược Marketing là gì?

Tại một số thị trường trên thế giới, hệ thống mạng lưới phân phối gồm nhiều kênh với cấp độ rất phức tạp và đối với các chuyên gia Marketing chưa có kinh nghiệm thì việc thâm nhập những thị trường này hết sức khó khăn. 

Tại một số thị trường khác, khó khăn nằm ở chỗ các trung gian phân phối chuyên nghiệp chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, nên không thuận lợi cho việc phân phối hàng hoá ở nông thôn.

Bên cạnh đó, một số thị trường với sự kết hợp mạnh mẽ giữa phương thức phân phối truyền thống và hiện đại dựa trên một số tổ chức phân phối sẵn có, khiến cho các chuyên gia Marketing nước ngoài khó có thể thiết lập được kênh phân phối của riêng mình.

Chính vì sự phức tạp trong việc thiết lập hệ thống phân phối quốc tế, nên lợi thế trong hoạt động phân phối sẽ thuộc về nhà Marketing nào có khả năng xây dựng một mạng lưới kênh phân phối hiệu quả nhất.

Cấu trúc của hệ thống phân phối quốc tế

Cấu trúc kênh phân phối ở các nước không giống nhau, thường thì ở các nước đang phát triển, hoạt động Marketing không sôi động thì kênh phân phối khá đơn giản, trong khi đó ở các nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn, cấu trúc kênh phân phối là một hệ thống hết sức phức tạp, gồm nhiều cấp bậc khiến cho việc phân phối hàng hoá khá tốn kém.

Tham khảo:   Giá trị (Value) theo quan điểm marketing là gì?

Ở trong nước, người bán phải có phòng chuyên trách (thường là bộ phận bán hàng hoặc bộ phận Marketing quốc tế của công ty) làm việc với các thành viên cần thiết thuộc kênh phân phối trong việc di chuyển hàng hoá giữa các nước.

Ở thị trường nước ngoài, người bán phải giám sát hệ thống kênh phân phối cung cấp sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Thực ra các công ty đều muốn kiểm soát hay tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối thông qua các thành viên của kênh tới khách hàng cuối cùng. 

Nếu một công ty không tích cực trong việc kiểm soát kênh phân phối có thể sẽ phải chấp nhận một hệ thống phân phối không đảm bảo và dẫn tới thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu Marketing.

Trên thực tế, sự tham gia kiểm soát hệ thống kênh phân phối không phải luôn thực hiện được, bên cạnh đó chi phí cho hoạt động này không phải là nhỏ. Do vậy, việc lựa chọn đối tượng tham gia và việc quản lí hệ thống kênh phân phối là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong việc thiết lập một hệ thống phân phối.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo