30. Kỹ năng sống

Hikikomori Là Gì? Đằng Sau Cách Sống Tự Thu Mình Vào Vỏ Ốc Của Giới Trẻ

“Hikikomori” là một trong những hội chứng càng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, tình trạng này đa phần được nhận thấy ở giới trẻ và dần trở nên cực kỳ đáng báo động. Cùng tìm hiểu hiện tượng Hikikomori là gì và nguyên do dẫn đến sự ra đời của nó nhé.

1. Hikikomori là gì?

Hikikomori (ひきこもり) trong tiếng Nhật, có ý nghĩa là “thu mình vào”, “bị giam hãm”. Những người được liệt vào danh sách Hikikomori là “người thoát ly khỏi xã hội” và thường là những thanh niên trẻ trong độ tuổi 20 – 30, đa phần là giới tính nam. Họ quyết định “bế quan toả cảng” với thế giới xung quanh, chỉ một mực ở trong nhà, không có bất cứ liên hệ nào với xã hội trừ với gia đình trong một số trường hợp.

Ví dụ của hiện tượng Hikikomori có thể kể đến Shoku Uibori, người đàn ông 43 tuổi người Nhật () rơi vào “chế độ” hikikomori những 7 năm ròng. Uibori từng là một doanh nhân có công ty riêng nhưng đã phá sản và chọn cách sống ẩn dật, tự nhốt mình trong phòng và chỉ ra ngoài vào ban đêm để mua đồ tại các cửa hàng tiện lợi.

Mới thoạt nghe, một số bạn có thể nghĩ đây là một kiểu người hướng nội. Nhưng hikikomori thực chất là hội chứng tâm lý và có thể nặng nề hơn bạn tưởng nhiều. 

hikikomori là gìhikikomori là gì
Hikikomori là hiện tượng một người chỉ ở trong phòng, không ra ngoài, không tiếp xúc xã hội.

2. Xu hướng hikikomori lan rộng

Hikikomori từng chỉ các nam thanh niên say mê điện tử, phim hoạt hình và truyện tranh, khó có khả năng và không thích tiếp xúc xã hội. Thế nhưng, tình trạng này còn bao phủ trên phạm vi lớn hơn với những nhóm người khác nhau.

Những thanh niên có năng lực và chứng minh được trí tuệ của họ cũng gặp phải tình trạng này. Ở Nhật Bản, có đến 1,5 triệu người nằm trong độ tuổi lao động theo đuổi cách sống hikikomori. Điều này có nghĩa là cứ 50 người thì sẽ có 1 hikikomori. Bởi họ sống cách biệt và chọn không trở thành một phần lực lượng lao động, đây sẽ là tổn thất lớn cho nền kinh tế nói chung.

Một nghiên cứu mới đầu năm cho thấy hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Nhật Bản mà cả các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Canada, Úc, v.v.

3. Các biểu hiện của hội chứng hikikomori

3.1. Thời gian và tần suất

Một người được nhận định là hikikomori khi họ có các biểu hiện tự cô lập và trốn tránh xã hội từ 6 tháng trở lên. Họ thường có các dấu hiệu như không ra khỏi nhà, không đi làm, không đi học, và hoàn toàn ngắt kết nối khỏi các mối tương tác xã hội như với bạn bè, người thân. Một số trường hợp vẫn liên lạc với người nhà, nhưng với tần suất rất ít.

Tham khảo:   4 lầm tưởng phổ biến về những người độc thân

Một số nhà tâm lý học phân định hikikomori theo tần suất một người rời nhà nhưng cũng không với mục đích liên hệ với xã hội, chẳng hạn như mua đồ ăn. Theo đó:

  • Hikikomori mức độ nhẹ sẽ ra khỏi nhà 2-3 lần/tuần
  • Hikikomori mức độ trung bình sẽ ra ngoài 1 lần/tuần
  • Ca nặng là những người cực kỳ hiếm khi ló mặt ra khỏi ngưỡng cửa

Trung bình, hội chứng hikikomori kéo dài khoảng 1-4 năm, tuy vậy độ dài này còn tuỳ vào mỗi người. Có những người đã bật chế độ cách ly xã hội này tới một thập kỷ.

hội chứng hikikomorihội chứng hikikomori
Những biểu hiện của hội chứng Hikikomori là gì?

3.2. Mối liên hệ với bệnh tâm thần

Hội chứng này không được coi là bệnh tâm thần, nhưng nó lại thường xảy ra song song với bệnh tâm thần. Các nghiên cứu cho thấy khả năng hikikomori xảy ra cùng lúc với bệnh tâm thần dao động từ 54 đến 98%. Các tình trạng đó gồm:

  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Rối loạn tâm trạng
  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn nhân cách

Cũng có những trường hợp những người là hikikomori không hề bị bệnh tâm thần. Chỉ đơn giản là họ cảm thấy an toàn khi bọc trong cái kén chỉ có riêng mình. Tình trạng này được coi là hikikomori cấp độ 1. Khi đi kèm với bệnh tâm thần, họ sẽ được coi là hikikomori cấp độ 2.

4. Điều gì làm nhiều người chọn làm hikikomori? 

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng hikikomori là gì? Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người có hành vi né tránh xã hội sau khi gặp phải các sự kiện căng thẳng tột độ hoặc để lại chấn thương tâm lý. Về lâu dài, nó sẽ thăng cấp thành hikikomori. Sau đại dịch Covid-19 và hoạt động giãn cách kéo dài hàng tháng, Hikikomori càng trở nên phổ biến.

Ngoài ra, lý do có thể đến từ sự ảnh hưởng của cách giáo dục và sự kỳ vọng quá cao của gia đình hoặc từ những người xung quanh. Ví dụ, một phóng sự của Laurence Butet-Roch và Maika Elan đã đưa người đọc đến với trường hợp của Chujo – 24 tuổi ở thời điểm thực hiện phóng sự.

Tham khảo:   6 lời khuyên giúp bạn ứng phó với áp lực trước kỳ nghỉ Tết

Người đàn ông này đã sống như một hikikomori trong 2 năm. Anh đã từng mơ ước trở thành ca sĩ opera, nhưng vì là con trai trưởng nên bố mẹ muốn anh tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Chujo làm văn phòng theo ý bố mẹ trong vòng 1 năm nhưng quá áp lực, dẫn đến tình trạng đau bụng kéo dài. Anh cũng thường so sánh bản thân với người em trai được tự do làm điều mình thích.

Vì khó chịu, anh thể hiện thái độ và bị gia đình trách móc. Dần dà, cảm giác xấu hổ và bí bức làm anh quyết định thu mình trong phòng, mãi tới khi bố mẹ đưa anh vào tham gia một chương trình chữa trị.

hikikomori ở việt namhikikomori ở việt nam
Có tình trạng hikikomori ở Việt Nam không?

5. Độ ảnh hưởng văn hoá

Các nhà tâm lý học vẫn đang tiếp tục xem xét liệu hikikomori có chịu sự tác động của social media (truyền thông xã hội) và Internet hay không. Dù hikikomori có thể xảy ra đồng thời với chứng nghiện Internet, nhưng mối tương quan này chưa được chứng minh là có quan hệ nhân quả.

Các nhà tâm lý học lưu ý rằng sự xuất hiện của hikikomori trên thế giới còn có thể liên quan đến sự thay đổi trong cách mọi người giao tiếp và tạo nên các mối quan hệ xã hội. Internet cho phép con người giao tiếp và thành lập các hội nhóm mà không cần tương tác trực tiếp. Và điều này có thể làm giảm khả năng hình thành các kết nối cảm xúc, với nền tảng dựa trên sự tin tưởng.

Dù nguyên nhân có là gì, những người có hội chứng hikikomori, dù ở cấp độ nào, cũng cần nhận được sự hỗ trợ và phương pháp điều trị cụ thể từ các chuyên gia tâm lý.

Tạm kết

Hiện nay, hội chứng hikikomori ở Việt Nam có thể chưa phổ biến. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, sức khỏe tinh thần có xu hướng càng ngày càng dễ bị ảnh hưởng. Có thể từ những hệ luỵ của mạng xã hội, những mối quan hệ toxic, những sự kiện gây sang chấn xảy ra trong cuộc sống của mỗi người.

Bài viết của Masterskills có mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đáng báo động này. Song song với độ phổ thông đang bành trướng từng ngày của hikikomori, Masterskills mong rằng những bạn đang gặp phải khó khăn, dù là trong vấn đề gì, sẽ có đủ dũng khí để nhận ra và tránh trở thành nạn nhân của hội chứng này. 

Tham khảo:   Sick Guilt Là Gì? Nghỉ Làm Vì Ốm – Không Phải Lỗi Của Bạn

Tham khảo: Pictures Reveal the Isolated Lives of Japan’s Social Recluses

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo