30. Kỹ năng sống

Làm thế nào để đối phó với nỗi sợ thất nghiệp vì AI

Từ sau “cơn sốt” Chat GPT, trí tuệ nhân tạo đã liên tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận về khả năng và rủi ro tiềm ẩn của nó. Quả thật, AI đã mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế, mang lại thay đổi tích cực trong cung cấp, quản lý dịch vụ xã hội. Mặt khác, việc AI dần thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống cũng khiến nhiều người cảm thấy bất an. Đối với đại đa số những người lao động hiện nay, làn sóng trí tuệ nhân tạo không chỉ đơn thuần là thành quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mà còn là yếu tố đe dọa sự nghiệp, thu nhập và mục đích sống của họ. 

Nỗi sợ này hoàn toàn có cơ sở và hợp lẽ. Tuy nhiên, đừng để những cảm xúc tiêu cực xuất phát từ nỗi sợ đó làm “tê liệt” tiềm năng phát triển và khả năng thích nghi của bạn. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để đối phó với nỗi lo thất nghiệp vì AI.

Vì sao chúng ta lo sợ mất việc vào tay AI?

Công việc không chỉ mang lại sự ổn định tài chính. Trong xã hội hiện đại, đây còn là yếu tố giúp chúng ta xác định danh tính (identity) và mục đích sống, đồng thời gắn kết ta với cộng đồng. Sự thâm nhập của trí tuệ nhân tạo vào một số ngành nghề khiến chúng ta lo sợ sẽ vụt mất những giá trị trên. Vì vậy, viễn cảnh mất việc vào tay AI có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, từ lo lắng, bất an đến thất vọng và thậm chí là trầm cảm. 

Nỗi sợ thất nghiệp vì AI còn có thể xuất phát từ hiểu biết hạn chế về ưu – nhược điểm của trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, thông tin sai lệch hay phóng đại về tiềm năng của AI cũng góp phần gia tăng nỗi sợ này. Hơn nữa, những thay đổi nhanh chóng do AI mang lại có khả năng khiến bạn cảm thấy bản thân chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, từ đó làm trầm trọng hơn nỗi lo mất việc. 

cô gái đeo kính lo sợ vì AI

Ảnh: Pexels/Nataliya Vaitkevich

Cách đối phó với nỗi sợ thất nghiệp vì AI

Thay vì bị khuất phục trước những cảm giác tiêu cực, hãy chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp đối phó với chúng. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm thiểu nỗi lo mất việc và phát triển bản thân trong thời đại trí tuệ nhân tạo lên ngôi. 

1. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

Một trong những bước đầu tiên để đối phó với nỗi sợ mất việc do AI là học cách thừa nhận cảm xúc của bạn. Đây đều là những cảm xúc tự nhiên mà nhiều người gặp phải trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Bằng cách này, bạn đang dũng cảm đối diện với nỗi lo lắng và những cảm xúc tiêu cực của mình.  

cô gái mặc sơ mi trắng

Ảnh: Pexels/Vitaly Gorbachev

2. Không ngừng học tập và nâng cao kỹ năng

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ buộc chúng ta phải liên tục tự trau dồi để không bị bỏ lại phía sau. Do đó, thay vì xem AI là mối đe dọa trực tiếp đến công việc, bạn hãy xem đó là động lực để tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới. Bên cạnh những nguồn tài liệu trực tuyến, bạn có thể tham gia các khóa học hay workshop để cập nhật xu hướng và học hỏi các kỹ năng cần thiết. 

Tham khảo:   7 đặc điểm thường thấy ở người ít dùng mạng xã hội

Đồng thời, bạn nên quan tâm đến những phẩm chất đặc biệt của con người mà AI hiện vẫn chưa vượt qua được, như khả năng sáng tạo, trí thông minh cảm xúc và tư duy phản biện. Sau đó, hãy tập trung mài giũa những kỹ năng đó. Việc này giúp bạn củng cố vai trò quan trọng của mình trong thời đại tự động hóa. 

3. Phát triển khả năng phục hồi cảm xúc

Phục hồi cảm xúc (emotional resilience) là khả năng đối mặt và thích ứng với khủng hoảng hoặc những tình huống căng thẳng. Với đặc trưng trên, kỹ năng này đặc biệt cần thiết để đối phó với nỗi sợ thất nghiệp vì AI. Một trong những biện pháp hiệu quả để phát triển kỹ năng phục hồi cảm xúc là nâng cao khả năng thích ứng và suy nghĩ linh hoạt nhằm đón nhận sự thay đổi. 

Mặt khác, đừng quên hình thành một mạng lưới hỗ trợ gồm bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý – những người có thể hướng dẫn và động viên bạn trong khoảng thời gian khó khăn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng sức khỏe tinh thần là tài sản quan trọng giúp bạn vượt qua giai đoạn bấp bênh trong sự nghiệp. 

những cô gái nằm trên bãi cỏ

Ảnh: Pexels/Koolshooters

4. Tham vấn và trị liệu tâm lý khi cần thiết

Sống chung với nỗi sợ có thể mang lại nhiều hệ quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần. Vì vậy, nếu tình trạng lo lắng, bất an của bạn liên tục kéo dài, đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời. Bởi lẽ, tham vấn và trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn khám phá nỗi sợ và những cảm xúc khác xoay quanh nguy cơ mất việc vì AI. 

Tham khảo:   5 dấu hiệu cho thấy bạn là người có tần số năng lượng cao

Xem thêm

• Những lợi ích từ shadow work – Phương pháp tâm lý giúp bạn chấp nhận phần tối của bản thân

• 8 thói quen nhỏ giúp cải thiện cuộc sống của bạn

• Digital Detox: 6 cách để bạn “thải độc công nghệ” và tận hưởng cuộc sống


5. Khám phá những cơ hội nghề nghiệp mới

Một cách khác có thể giúp bạn đối phó với nỗi lo mất việc là tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp mới. Nhờ vậy, bạn sẽ khám phá được những vai trò hay ngành nghề mới nổi dưới tác động của AI. Đó có thể những lĩnh vực phù hợp với sở thích của bạn, tạo điều kiện cho bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình. Nhìn nhận sự thay đổi do AI tạo ra theo cách này sẽ góp phần thay đổi quan điểm của bạn theo hướng tích cực, mang lại sự tự tin trên con đường phát triển sự nghiệp.

cô gái tìm công việc thời đại AI

Ảnh: Pexels/Lisa Fotios

6. Thiết lập mục tiêu

Thiết lập và tập trung chinh phục các mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức về phương hướng cũng như mục đích sống trong thời đại AI. Mặt khác, khi đối mặt với nỗi sợ thất nghiệp, việc xác định rõ mục tiêu có thể vạch ra lộ trình cho tương lai của bạn, tiếp thêm động lực để thích nghi với sự thay đổi. 

7. Ưu tiên chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân bao gồm những hành động có chủ đích nhằm duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Đây là một biện pháp thiết thực giúp bạn đối phó với nỗi lo mất việc vì AI. Bởi lẽ, một cơ thể khỏe mạnh toàn diện sẽ mang lại năng lượng và sự minh mẫn để đối diện với khó khăn.

Để duy trì sức khỏe, hãy chủ động quản lý căng thẳng bằng các bài tập hít thở sâu, thiền định hoặc yoga. Những bài tập này sẽ hỗ trợ bạn xoa dịu tâm trí, giảm nồng độ cortisol (hormone kiểm soát tình trạng căng thẳng, sợ hãi) và mang lại cảm giác thư giãn. Ngoài ra, có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng quản lý thời gian cũng là một cách chăm sóc bản thân hiệu quả. Việc thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân giúp ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cuối cùng, đừng quên luyện tập thể thao thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc. 

cô gái tập thiền định

Ảnh: Pexels/Nataliya Vaitkevich

Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại nhiều khía cạnh của xã hội và vai trò của con người. Nhưng đến hiện tại, AI vẫn không thể thay thế được những phẩm chất độc đáo của con người, như khả năng đồng cảm, thích ứng, năng lực sáng tạo và tư duy phản biện. Nỗi sợ hãi bạn gặp phải là hợp lẽ nhưng không thể quyết định tương lai của bạn. Vì vậy, hãy xem những thay đổi do AI mang lại là cơ hội để bạn phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của mình. 

Tham khảo:   Trở thành người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại từ một nhân viên lắp ráp dây điện: Nói KHÔNG với "cắm đầu vào làm, chỉ đâu đánh đó như Thiên Lôi"
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc