23. Chứng khoán

Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle) trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và hạn chế

Ảnh minh họa. Nguồn: Investors Underground.

Mô hình cốc và tay cầm

Khái niệm

Mô hình cốc và tay cầm trong tiếng Anh là Cup and Handle.

Mô hình cốc và tay cầm trên biểu đồ cột ngang là một chỉ báo kĩ thuật tương tự như cốc và tay cầm, trong đó cốc có hình chữ “U” và tay cầm có độ dốc xuống nhẹ. Phía bên phải của mô hình thường có khối lượng giao dịch thấp và có thể diễn ra ngắn từ 7 tuần hoặc dài tới 65 tuần.

Ý nghĩa của Mô hình cốc và tay cầm

Kĩ thuật viên người Mỹ William J. O’Neil đã định nghĩa mô hình cốc và tay cầm (C&H) trong tác phẩm kinh điển năm 1988 của ông, tên là “Cách kiếm tiền bằng cổ phiếu”, bổ sung các yêu cầu kĩ thuật thông qua một loạt các bài báo được đăng trên tờ Investor’s Business Daily mà ông thành lập vào năm 1984. 

O’Neil bổ sung thêm các phép đo khung thời gian cho từng thành phần, cũng như mô tả chi tiết về các khung số lượng giao dịch thấp được làm tròn, tạo ra mô hình tách trà độc đáo.

Một cổ phiếu hình thành mô hình này sẽ kiểm tra các mức giao dịch cao trước đó, do vậy, cổ phiếu đó có khả năng sẽ chịu áp lực bán từ các nhà đầu tư đã mua trước đó ở các mức cao; áp lực bán này lại có khả năng làm cho giá hợp nhất với xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ 4 ngày đến 4 tuần, trước khi tăng cao hơn. Mô hình cốc và tay cầm được coi là một mô hình tăng liên tục và được sử dụng để xác định cơ hội mua cổ phiếu.

Tham khảo:   Nến hình búa (Hammer Candlestick) là gì? Đặc điểm

Cần xem xét những điều sau đây khi quan sát mô hình cốc và tay cầm:

Chiều dài: Thông thường, cốc có đáy hình chữ “U” dài hơn và nhiều hơn cung cấp tín hiệu mạnh hơn. Tránh cốc có đáy chữ “V” sắc nét.

Độ sâu: Tốt nhất là cốc không nên quá sâu. Ngoài ra cũng nên tránh các tay cầm quá sâu, vì tay cầm sẽ hình thành ở nửa trên của cốc.

Khối lượng: Khối lượng nên giảm khi giá giảm và vẫn thấp hơn mức trung bình, sau đó sẽ tăng khi cổ phiếu bắt đầu tăng giá trở lại nhằm kiểm tra mức giá cao trước đó.

Không cần kiểm tra lại mức kháng cự trước đó để chạm được đến mức giá cao cũ, tuy nhiên phần trên của tay cầm càng xa khỏi mức giá cao thì sự đột phá giá lại càng trở nên cần thiết.

Hạn chế của mô hình cốc và tay cầm

Giống như tất cả các chỉ báo kĩ thuật khác, mô hình cốc và tay cầm nên được sử dụng cùng với các tín hiệu và chỉ báo khác trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Cụ thể, mô hình cốc và tay cầm cũng có một số hạn chế. 

Tham khảo:   Chứng khoán đầu đàn (Bellwether) là gì?

Đầu tiên là sẽ mất thời gian để mô hình này được hình thành đầy đủ, dẫn đến việc nhà đầu tư đưa ra các quyết định muộn. Mặc dù 1 tháng đến 1 năm là khung thời gian điển hình để hình thành mô hình cốc và tay cầm, quá trình này cũng có thể xảy ra khá nhanh, hoặc cũng có thể mất vài năm, khiến mô hình này trở nên mơ hồ trong một số trường hợp. 

Một vấn đề khác liên quan đến độ sâu phần cốc của mô hình. Đôi khi cốc nông có thể là một tín hiệu, nhưng cũng có những trường hợp cốc sâu mới tạo ra tín hiệu đúng. Đôi khi sẽ có mô hình cốc được hình thành mà không có tay cầm. 

Cuối cùng, một hạn chế phổ biến của nhiều mô hình kĩ thuật là nó có thể không đáng tin cậy trong trường hợp các cổ phiếu kém thanh khoản.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo