01. Quản Trị Sản Xuất, Giám sát sản xuất - TWI

Mô Hình Nhóm Huấn Luyện (TWI)

TWI LÀ GÌ?

TWI là viết tắt của “Training Within Industry” có nghĩa là “Đào tạo công nghiệp”. Khi dịch sang tiếng Việt, thuật ngữ này có tên là “Mô hình nhóm huấn luyện”. Đây là một chương trình đào tạo dành cho nhóm quản lý tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị về các kỹ thuật hiệu quả để quản lý con người và quy trình.

SỰ RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH NHÓM HUẤN LUYỆN (TWI)

Mô hình nhóm huấn luyện (TWI) xuất phát từ Mỹ vào năm 1940 trong bối cảnh Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ II. Việc lực lượng lao động chính là nam giới tham gia vào quân đội khiến cho nước Mỹ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng cho các hoạt động sản xuất vũ khí và thiết bị tác chến như: sung phòng không, máy bay, chiến hạm,…

Nhiệm vụ đặt ra cho nước Mỹ là làm sao đào tạo được nguồn lao động mới vốn là những phụ nữ nội trợ, thậm chí là những người chưa bao giờ bước vào một xưởng sản xuất trở thành lực lượng công nhân lành nghề, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả trong thời gian đào tạo ngắn nhất. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn này, Ủy ban Nhân lực Chiến tranh của Mỹ đã xây dựng phương pháp TWI để áp dụng trong Thế chiến thứ II và đã tạo ra được những thay đổi tích cực trong nguồn nhân lực.

Sau khi chiến tranh kết thúc, TWI được chuyển giao cho Nhật Bản để hỗ trợ công cuộc tái thiết đất nước. Trong giai đoạn thập niên 50, TWI là một trong những chương trình cơ bản làm nên thành công cho hệ thống sản xuất TPS của Toyota, tiền thân của hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

Hiện nay, Mô hình nhóm huấn luyện (TWI) được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển.

ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔ HÌNH NHÓM HUẤN LUYỆN (TRAINING WITHIN INDUSTRY – TWI) LÀ GÌ?

Các chương trình của Mô hình nhóm huấn luyện (Training Within Industry – TWI) hướng tới 2 nhóm đối tượng chính là nhóm giám sát viên cấp chung và giám sát viên tuyến đầu.

Tham khảo:   SIX SIGMA – ĐỘ LỆCH CHUẨN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG

Giám sát viên cấp trung bao gồm:

  • Trưởng/phó phòng các bộ phận
  • Giám đốc kỹ thuật, quản đốc phân xường

Giám sát viên tuyến đầu bao gồm:

  • Tổ trưởng nhóm trưởng, chuyền trưởng
  • Giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng

TẠI SAO CẦN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÓM HUẤN LUYỆN (TWI)?

  • Từ việc giúp người lao động hiểu rõ vấn đề và các bước thực hiện trong công việc, Mô hình nhóm huấn luyện giúp nâng cao năng suất lao động (Theo báo cáo của Trung tâm giáo dục chất lượng Mỹ, nếu đầu tư 10% vào máy móc và tăng giờ làm thì năng suất của doanh nghiệp chỉ tăng 3.4% và 5.6%, trong khi đó nếu đầu tư 10% vào hoạt động đào tạo thì năng suất có thể tăng tới 8.3%)
  • Việc thực hiện công việc được rút gọn và nhanh chóng hơn
  • TWI giúp giảm lãng phí, chi phí và thời gian gián đoạn
  • Mang lại lợi nhuận và doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp (Hiệp hội đào tạo và phát triển Mỹ khẳng định chỉ số doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp áp dụng TWI cao hơn hẳn những doanh nghiệp không áp dụng)
  • Nắm rõ quy trình sản xuất cũng giúp giảm tỷ lệ của sản phẩm lỗi, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ luôn được duy trì tốt. (TWI giúp tỉ lệ hàng phế phẩm và sửa chữa giảm 25%, đi cùng với đó là giảm 25% các khiếu nại và than phiền của khách hàng)
  • Cung cấp các nền tảng chuẩn mực giúp nhân viên hứng thú và quan tâm đến công việc
  • Nâng cao tính tự giác và và khả năng thích ứng của người lao động với các công việc trong tương lai
  • Mô hình nhóm huấn luyện (TWI) giúp giải quyết mâu thuẫn nội bộ, người lao động gắn bó với công ty hơn (Sau khi áp dụng TWI, tỷ lệ nghỉ việc của công ty TNHH sản xuất và thương mại Vĩnh Phát giảm xuống dưới 4% so với tỷ lệ trung bình tại VN là trên 20%)
  • Áp dụng TWI để rút ngắn thời gian đào tạo, từ đó loại bỏ tái đào tạo nhân viên mới (Số liệu cho thấy các doanh nghiệp ứng dụng TWI giảm được 25% thời gian đào tạo)
  • Cải tiến và chuẩn hóa hệ thống quy trình nhằm giảm sự lệ thuộc vào thợ lành nghề, nhân viên kinh có nghiệm lâu năm
Tham khảo:   7 Loại Lãng Phí Trong Sản Xuất Và Cách Loại Bỏ
Mô Hình Nhóm Huấn Luyện TWI
Mô Hình Nhóm Huấn Luyện TWI

CÁC KỸ NĂNG CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NHÓM HUẤN LUYỆN (TRAINING WITHIN INDUSTRY – TWI) LÀ GÌ?

Mô hình nhóm huấn luyện (TWI) gồm 3 kỹ năng chính là:

  • Kỹ năng dẫn việc hay còn gọi là kỹ năng đào tạo nghề (Job Instruction – JI): Hướng dẫn cách để trong thời gian ngắn nhất, ngân viên có thể hoàn thành công việc chính xác và an toàn
  • Kỹ năng quan hệ công việc (Job Relations – JR): Xây dựng chuẩn mực tương tác với nhân viên, có kỹ năng xử lý các tình huống như giải quyết mâu thuẫn nội bộ, phòng ngừa nguy cơ trong xây dựng mối quan hệ. Tuân thủ nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân
  • Kỹ năng cả tiến phương pháp làm việc (Job Methods – JM): Hướng dẫn cho quản lý tư duy cải tiến liên tục và cách để hoàn thành công việc

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NHÓM HUẤN LUYỆN (TWI)

Bước 1: Chuẩn bị

  • Thành lập nhóm TWI trong tổ chức
  • Tập hợp các tài liệu liên quan và thu thập ý kiến của các thành viên
  • Xây dựng kế hoạch triển khai trong đó nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm, làm việc gì, thời gian làm việc trong bao lâu

Bước 2: Đánh giá thực trạng

  • Khảo sát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn của hệ thống và nguồn nhân lực
  • Xác định các điều kiện thuận lợi để triển khai đào tạo 3 kỹ năng cơ bản của TWI

Bước 3: Tổ chức thực hiện

  • Thực hiện đào tạo, huấn luyện 3 kỹ năng cơ bản của TWI cho các thành viên
  • Hướng dẫn các thành viên ứng dụng vào hệ thống
  • Có cơ chế giám gát các hoạt động và trao đổi thông tin kịp thời giữa các bộ phận
Tham khảo:   Quản lý kho là gì? Quy trình và cách quản lý kho hiệu quả nhất

Bước 4: Kiểm tra kết quả và đánh giá cải tiến

  • Đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm
  • Khắc phục và cải tiến những điểm chưa đạt yêu cầu
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo