23. Chứng khoán

Nghĩa vụ cho vay thế chấp (Collateralized Loan Obligation – CLO) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Fortune.com

Nghĩa vụ cho vay thế chấp

Khái niệm

Nghĩa vụ cho vay thế chấp, tiếng Anh gọi là collateralized loan obligation, viết tất là CLO.

Nghĩa vụ cho vay thế chấp (CLO) là một chứng khoán được đảm bảo bằng một rổ các khoản nợ. Các khoản nợ này thường là các khoản vay doanh nghiệp có chất lượng tín dụng thấp hay khoản vay đòn bẩy mà một công ty tư nhân sử dụng để mua lại một công ty khác.

CLO cũng tương tự như nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (CMO), chỉ khác nhau ở loại hình khoản nợ được dùng để đảm bảo. Một bên là nợ vay doanh nghiệp còn một bên là nợ vay cầm cố tài sản.

Với CLO, nhà đầu tư sẽ được nhận các khoản thanh toán theo kì của các khoản nợ được dùng để đảm bảo và phải chấp nhận cả rủi ro vỡ nợ từ chúng. Nhưng để bù đắp cho rủi ro vỡ nợ này thì nhà đầu tư sẽ có được một danh mục đa dạng hơn và một khoản lợi nhuận tiềm năng cao hơn trung bình.

Hiểu rõ hơn về Nghĩa vụ cho vay thế chấp

Những khoản vay có xếp hạng tín dụng thấp sẽ được bán cho một nhà quản lí Nghĩa vụ cho vay thế chấp. Nhà quản lí này sẽ gom nhiều khoản vay lại (thường là từ 100 đến 225) thành một rổ thống nhất để tiến hành mua bán nợ.

Tham khảo:   Khả quan (Outperform) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Để huy động tiền nhằm có thể tiếp tục mua các khoản nợ khác, nhà quản lí sẽ bán Nghĩa vụ cho vay thế chấp cho nhà đầu tư theo một cấu trúc được gọi là phân ngạch (tranche). Mỗi phân ngạch sẽ đại diện cho một phần của Nghĩa vụ cho vay thế chấp và nó sẽ quyết định xem ai là người đầu tiên được chi trả khi mà các khoản nợ thế chấp được thanh toán.

Và vì vậy nó cũng quyết định mức độ rủi ro của khoản đầu tư do nhà đầu tư nào được chi trả cuối cùng sẽ chịu nhiều rủi ro vỡ nợ nhất. Nhưng nhà đầu tư được chi trả đầu tiên do chấp nhận mức độ rủi ro thấp nên cũng sẽ nhận được lợi suất thấp hơn. Còn những nhà đầu tư được trả sau hay trả cuối thì sẽ nhận được lợi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro mà họ phải chịu.

Nghĩa vụ cho vay thế chấp là một công cụ được quản lí chủ động. Người quản lí có thể thực hiện mua bán các khoản nợ trong rổ thế chấp bất kì lúc nào để kiếm lợi nhuận hay tối thiểu hóa rủi ro. Và thường thì các khoản nợ vay nằm trong Nghĩa vụ cho vay thế chấp được đảm bảo bằng những tài sản có giá trị cao nên việc bán tống cũng ít xảy ra giúp nó có khả năng chống chịu sự dao động của thị trường tốt hơn.

Tham khảo:   Chênh lệch giá liên thị trường (Intermarket Spread) là gì? Rủi ro chênh lệch giá liên thị trường

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo