01. Quản Trị Sản Xuất, 7 Công cụ quản lý chất lượng - 7QC, Quản lý sản xuất

Nhóm kiểm soát chất lượng QCC (Quality Control Circles) là gì?

I. NHÓM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ?

Nhóm kiểm soát chất lượng (Quality Control Circle – QCC) hay còn được gọi là Nhóm chất lượng được khởi xướng tại Nhật Bản từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, từ những nỗ lực của người Nhật đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tảng con người làm trung tâm. Từ những lợi ích mà hoạt động Nhóm chất lượng mang lại, hiện tại mô hình Nhóm chất lượng đã được triển khai nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhóm kiểm soát chất lư­ợng là một nhóm nhỏ (từ 6 – 10 người) gồm những ngư­ời làm các công việc tương tự hoặc liên quan đến nhau, những ngư­ời này tự nguyện thư­ờng xuyên gặp gỡ để thảo luận, trao đổi về các vấn đề có ảnh hư­ởng đến công việc hoặc nơi làm việc của họ, nhằm mục đích hoàn thiện chất l­ượng công việc cũng nh­ư cải tiến môi trư­ờng làm việc (Định nghĩa của JUSE). QCC nên là các nhóm nhỏ, nếu là nhóm lớn thì sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức các cuộc họp vì khó tập hợp đủ các thành viên hoặc khó kiểm soát nội dung cuộc họp. Một vài thành viên không có cơ hội tham gia ý kiến sẽ mất đi sự hứng thú và kết quả thu được không cao. Nếu nhóm quá nhỏ thì sẽ hạn chế hơn việc đưa ra các sáng kiến cũng như cách giải quyết vấn đề. Nhiều người có thể nản lòng bởi khối lượng công việc mà họ phải xử lý. Do vậy, một nhóm nên có từ 6 đến 10 người.

Tham khảo:   TPM - Total Productive Maintenance, Nội Dung Cốt Lõi Của Phương Pháp Bảo Trì Toàn Diện

Một trong những mục tiêu của nhóm kiểm soát chất lượng là khuyến khích tinh thần tập thể của các thành viên. Những thành viên làm ở cùng một bộ phận có thể có cùng ý tưởng bởi vì họ cùng phải đương đầu với những vấn đề chung. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn chủ đề cải tiến của nhóm. Các thành viên nên chỉ giải quyết những vấn đề của mình/bộ phận mình và không nên “đào bới công việc của người khác”. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ liên phòng cũng như trong cùng phòng phát triển tốt hơn. Hơn thế nữa, các thành viên có thể đóng góp hết sức mình vào những vấn đề liên quan đến công việc của họ.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

QCC có thể áp dụng cho mọi loại hình, quy mô của tổ chức/doanh nghiệp.

III. LỢI ÍCH CỦA QCC

QCC dựa trên triết lý: “Mọi người sẽ quan tâm và tự hào hơn về công việc nếu họ có quyền tham gia vào việc quyết định đến công việc hay cách thức tiến hành công việc của mình”. Do vậy, QCC có thể đem lại những lợi ích chung như:

  • Đóng góp vào sự phát triển của tổ chức;
  • Tạo ra một môi trường làm việc ở đó con người và ý nghĩa công việc được tôn trọng;
  • Khai thác được tiềm năng của mọi người trong tổ chức.
  • Một số lợi ích cụ thể như:
  • Các thành viên nhóm được nâng cao kiến thức và khả năng của mình thông qua việc đào tạo và tham gia vào việc giải quyết vấn đề;
  • Trao đổi thông tin trong tổ chức được cải thiện tốt hơn, ví dụ giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với người phụ trách;
  • Người lao động hiểu biết hơn về chất lượng và thành thạo hơn trong cách giải quyết các vấn đề. Do vậy nâng cao được chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
  • Giảm bớt lãng phí, cải thiện ý thức về chất lượng trong tổ chức, tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập của người lao động…
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo