30. Kỹ năng sống

Những dấu hiệu cho thấy bạn cần tìm công việc mới

Hãy cùng Masterskills tìm hiểu đâu là những dấu hiệu bạn nên bật “đèn xanh” cho một hành trình mới và công việc mới trong tương lai.

1. Không có cơ hội phát triển 

Dù gắn bó với công việc trong khoảng thời gian khá lâu, nhưng nếu cảm thấy bản thân không thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay không có sự phát triển trong tương lai, đây là dấu hiệu quan trọng để bạn xem xét lại môi trường làm việc hiện tại. Có nhiều nguyên dẫn đến việc bạn bị “dậm chân tại chỗ”, chủ yếu là vì bạn không phù hợp với văn hóa công ty hay không được trao cơ hội để trải nghiệm những công việc mới mẻ. Trước khi rời đi, bạn nên dành thời gian đánh giá bản thân đã học hỏi được những gì sau thời gian dài cống hiến cho doanh nghiệp và xem xét kỹ lưỡng những công ty phù hợp khác.

dấu hiệu thay đổi công việc

Ảnh: Pexels/Anna Shvets

2. Môi trường làm việc độc hại

Bên cạnh chế độ phúc lợi, đãi ngộ, một nhân tố bạn cần quan tâm lúc chọn công ty đó là môi trường làm việc. Đó có thể hiểu là “vùng tối” ở nơi công sở – đồng nghiệp không thân thiện, thị phi, sếp không ghi nhận các cố gắng của nhân viên… và khiến bạn cảm thấy vô cùng lo lắng mỗi khi đi làm. Làm việc trong môi trường không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tinh thần, đồng thời khiến hiệu quả công việc giảm sút. Do vậy, đừng ngần ngại chuyển việc nếu nhận thấy công ty có dấu hiệu “cờ đỏ” như trên. 

3. Mức lương không tương xứng 

Môi trường làm việc lành mạnh luôn thiết lập nên những chính sách lương bổng minh bạch. Nếu bạn đã gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian nhất định và nhận ra họ không có đãi ngộ hấp dẫn, không review lương theo mốc thời gian đã định và trả thấp hơn so với mặt bằng chung. Điều này có thể lý giải dựa trên việc một số doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên và vị trí công việc thay vì dựa trên năng lực và kết quả mà nhân viên đạt được. 

Tham khảo:   10 dấu hiệu chứng minh chuyện tình cảm của bạn đang phát triển theo chiều hướng tích cực

Một lời khuyên hữu ích bạn có thể áp dụng đó là trao đổi với cấp trên về việc tăng lương tương ứng với năng lực của bản thân. Trong trường hợp lãnh đạo cố tình phớt lờ ý kiến của nhân sự, đây có thể là dấu hiệu “cờ đỏ” bạn cần lưu ý đến và lựa chọn một công việc mới với mức lương phù hợp hơn. 

dấu hiệu đổi sang công việc mới

Ảnh: Pexels/Canva Studio


Xem thêm

Làm thế nào để đối mặt với nỗi sợ thất nghiệp vì AI?

Hiệu ứng Batman: “Nhân cách thứ hai” có giúp bạn vượt qua nỗi lo âu trong công việc?

Những lợi ích từ Shadow work- phương pháp tâm lý giúp bạn chấp nhận phần tối của bản thân 


4. Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống 

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, thời gian bạn ở nơi công sở chiếm gần một nửa thời gian trong ngày (8-10 tiếng hoặc có thể hơn nếu bạn phải tăng ca). Chính vì vậy, áp lực công việc dồn dập cùng trạng thái làm việc không ngơi nghỉ đã khiến nhiều người không thể tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance). Khi bạn làm việc quá sức, quỹ thời gian dành cho gia đình, bạn bè dần thu hẹp, đồng thời sức khỏe tinh thần bị giảm sút đáng kể. Hãy nhớ rằng, công việc chỉ là một phần trong cuộc sống, bạn nên dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân và hướng đến môi trường làm việc mới nếu công việc hiện tại khiến bạn kiệt sức và không thể kiểm soát tốt work-life balance. 

dấu hiệu công việc ổn định

Ảnh: Pexels/Ivan Samkov

5. Sự đóng góp của bạn không được trân trọng

Nếu bạn làm việc chăm chỉ, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và đề xuất ý tưởng mới cống hiến cho công ty, nhưng chỉ nhận được sự phớt lờ và im lặng từ đồng nghiệp và sếp, đó là dấu hiệu đáng lo ngại trong sự nghiệp của bạn. Đây quả thực là một trải nghiệm khó xử và tồi tệ mà không ai muốn gặp phải, vì nó mang đến cảm giác như mọi nỗ lực của bạn đều bằng không. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy bản thân đang trải qua tình trạng này, đừng ngần ngại rời đi và tìm môi trường mới – nơi bạn cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao. Những công ty chuyên nghiệp sẽ luôn trân trọng những cống hiến, đóng góp của nhân viên và tìm cách giữ chân nhân tài.

Tham khảo:   8 Thói quen khiến bạn không thể tiết kiệm được tiền

6. Bạn muốn trải nghiệm ở môi trường mới

Mỗi công ty đều xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng biệt, với triết lý kinh doanh và  giá trị cốt lõi khác nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng trong môi trường lao động. Sau nhiều năm làm việc tại một nơi, bỗng dưng bạn có cảm giác muốn được đến môi trường mới để trải nghiệm – đây là điều vô cùng bình thường dù công việc hiện tại của bạn vẫn đang rất ổn. Bởi vì, việc đến nơi làm việc khác sẽ giúp bạn vượt ra khỏi vùng an toàn bấy lâu và khám phá những bài học, cơ hội tiềm năng, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hóa công ty, mức lương và bức tranh toàn cảnh trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi… Đây là một dấu hiệu tốt để bạn cân nhắc “chuyển mình” và hướng đến những cơ hội mới để không ngừng nâng tầm giá trị của bản thân. Thế nhưng, để đi đến quyết định này bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về các kế hoạch trong sự nghiệp và nguồn tiền dự trữ trong thời gian chuyển giao công việc. Khi mọi thứ đã ổn thỏa, đừng ngần ngại thoát khỏi cái bóng cũ của chính mình và đón nhận những điều mới mẻ. 

Tham khảo:   Người mẹ Singapore nuôi con theo cách của người Thuỵ Điển: ‘Càng sớm áp dụng, chúng càng tự lập, hạnh phúc’
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo