30. Kỹ năng sống

Post Concert Depression Là Gì? 5 Giai Đoạn Mà Ai “Luỵ” Concert Cũng Từng Trải Qua

Chắc hẳn bạn đã nghe tới cụm từ “post concert depression” đâu đó, đặc biệt là từ những người mới trở về từ một đại hội âm nhạc mà họ cực kỳ trân trọng. Cùng Masterskills tìm hiểu về trạng thái tâm lý post concert depression là gì và nguyên do từ đâu mà nhiều người lại trải qua cảm giác này nhé?

1. Post concert depression là gì?

“Post-concert depression” (PCD) có nghĩa là nỗi buồn hậu concert, diễn tả tâm trạng trống vắng, nhớ nhung của một người sau khi buổi biểu diễn âm nhạc mà họ rất thích đã đi đến hồi kết. Post concert depression không phải là bệnh lý. Thay vào đó, nó là một dạng tâm lý thường gặp ở những người từng tham dự các sự kiện âm nhạc hoặc giải trí. Khi những khoảnh khắc mang lại sự phấn khích cực độ đã qua, họ sẽ “rơi vào trầm tư” trong một khoảng thời gian do cảm thấy trống rỗng và muốn trải nghiệm không gian, bầu không khí đó lần nữa.

Những bạn đang trải qua post concert depression sẽ có các biểu hiện như: 

  • Cảm thấy buồn, trống rỗng
  • Không có hứng làm việc, học tập
  • Khó tập trung
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Có thể khó ngủ, chán ăn

Tâm lý PCD thường hết sau khoảng vài tuần đến vài tháng.

Post concert depression là gìPost concert depression là gì
Post concert depression là sự hụt hẫng, buồn bã sau khi tham gia concert.

2. Tại sao chúng ta trải nghiệm post concert depression?

Nút công tắc khởi nguồn cho PCD có thể đến từ sự phấn khích, vui vẻ và cực kỳ hạnh phúc (euphoria) của chúng ta trong lúc diễn ra concert. Đây là trạng thái tích cực vượt ngưỡng trung bình, không kéo dài quá lâu và ít khi xảy ra một cách tự nhiên mà đến từ các ngoại tố như chất kích thích, các hoạt động giải trí đem lại cảm giác mới lạ, v.v.

Khi đến các concert, đặc biệt là buổi biểu diễn mà bạn đã mong chờ và nóng lòng được tham gia từ lâu, bộ não sẽ sản sinh các hormone hạnh phúc như endorphin và dopamine. Nếu bạn đã từng đến một concert, bạn sẽ hiểu cảm giác bước vào trong hội trường và được “chạy trốn thực tại”, đắm mình vào âm nhạc và tận hưởng khoảng thời gian khó quên với những người có cùng sở thích.

Sự phấn khích và năng lượng của bạn trước và trong khi diễn ra concert sẽ lên đến cực điểm. Và khi trải nghiệm đó thật sự kết thúc, bạn đương nhiên sẽ thấy buồn và thiếu vắng bởi mức độ của những hormone hạnh phúc trên cũng đã lắng xuống. Sự đối nghịch giữa cuộc sống bình lặng, nhiều âu lo thường ngày và những gì bạn trải nghiệm trong concert cũng là một lý do bạn bị post concert depression.

Tham khảo:   Nuôi con giàu và giỏi với chi phí thấp: Không phải rèn trình độ học vấn, mà bồi dưỡng 6 điều tối cần thiết này!

Lý do tình trạng PCD kéo dài còn có thể đến từ sự lo lắng rằng có thể bạn sẽ không được trải nghiệm cảm giác đó nữa, hoặc hối hận vì đã không “quẩy tới bến”, chụp ảnh nhiều hơn, hay mua đồ lưu niệm, v.v.

3. Các giai đoạn của “nỗi buồn sau concert”

Quá trình của post concert depression là gì? Cùng xem liệu bạn có thể liên hệ bản thân với những giai đoạn này không nhé.

Giai đoạn 1: Cực kỳ phấn khích

Đây là đỉnh cao hạnh phúc, khi bạn được gặp thần tượng của mình, hò hét, hát và cổ vũ hết mình (thậm chí khóc vì cảm thấy quá sức khó tin). Không phải ngày nào bạn cũng được trải nghiệm những điều này. Bạn thấy vô cùng vui vẻ và chỉ muốn buổi diễn kéo dài mãi mãi.

concert depression là gìconcert depression là gì
Trải nghiệm là yếu tố dẫn đến sự “luỵ” concert (©haqphan).

Giai đoạn 2: Giây phút của sự thật

Qua vài tiếng, sự kiện hạ màn và bạn ra về cùng những người khác. Khoảnh khắc rời khỏi không gian đó cũng là lúc hiện thực ập đến với bạn. Tuy nhiên, những cảm giác từ trong chiều thực tại kia vẫn còn vương vấn và bạn vẫn thấy lâng lâng vì những gì mới xảy ra.

Giai đoạn 3: Hoài niệm

Phần lớn các bạn khi tham gia concert xong sẽ chia sẻ trải nghiệm với bạn bè. Bạn có thể đăng lên mạng để khoe nhẹ chuyến đi của mình, hoặc viết review, hoặc đơn giản là ngồi một góc và tự nhấm nháp lại những tấm ảnh, những đoạn video bạn quay được từ buổi diễn.

Mọi người có thể thấy phát ngấy lên được vì bạn cứ “luỵ” mãi và chẳng thể ngừng lải nhải về buổi concert trong mơ của mình. Thế nhưng, bạn đâu có quan tâm, đúng không nào? Đó là trải nghiệm của bạn mà.

Giai đoạn 4: Tỉnh mộng

Bạn thật sự phải quay lại cuộc sống thường ngày rồi, dù trong lòng có nhớ buổi concert kia đến đâu. Bạn chuẩn bị và mong chờ càng lâu cho buổi diễn đó, bạn càng dễ thấy tê liệt và trống rỗng khi nó đã kết thúc.

Đây cũng là lúc bạn nhận ra rằng khó có thứ gì có thể bù đắp lại được khoảng trống này, trừ phi bạn được đi concert một lần nữa. Mà điều này đâu phải dễ dàng gì, trừ phi bạn có kinh tế hoặc khoảng cách địa lý không quá xa.

Tham khảo:   Bán hàng cho giới siêu giàu: Chỉ cần “chạm” 3 điểm này thì không cần Hermes, xe sang vẫn khiến họ chú ý

Ở giai đoạn này, bạn thường buồn bã, khó tập trung dù là làm việc gì, dẫn đến sự trì hoãn và thiếu năng suất. Xem lại các video và ảnh cũng không thể làm bạn vui hơn vì bạn thấy thật bất lực.

Giai đoạn 5: Tìm cách bù đắp và chấp nhận

Bước đầu của giai đoạn này, có thể bạn sẽ tìm đến một số concert hay buổi diễn nhỏ khác để phần nào tìm lại cảm giác vui vẻ của mình. Ngược lại, bạn cũng có thể dần chấp nhận sự thật rằng nó đã trở thành một phần của quá khứ. 

Sau khoảng vài tuần đến vài tháng, bạn sẽ dần thoát khỏi tình trạng post concert depression. Dù cảm xúc có lên xuống thất thường, bạn vẫn thích trải nghiệm này và bắt đầu cố gắng chớp lấy nhiều cơ hội hơn để có lại cảm giác đó.

Có thể nói, đi concert khá giống với một “chất gây nghiện” và post concert depression là một trong những thứ thúc đẩy chúng ta đắm mình vào nó nhiều lần nữa.


Bạn đã từng bị post concert depression chưa?
cách để không bị pcdcách để không bị pcd
Vậy làm thế nào để bạn không bị PCD?

4. Làm gì để làm dịu đi post concert depression?

Dù concert hay các festival là các hoạt động rất vui, nhưng bạn dễ có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn vã sau khi đã vui chơi hết mình. Cảm xúc là một thứ khó kiểm soát, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm dịu mức độ cực đoan của nó bằng vài cách sau, kể cả trước và sau khi sự kiện diễn ra:

  • Vận động thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu tryptophan và carbohydrate để cân bằng serotonin: thịt gà, cá hồi, trứng, đậu, v.v
  • Không sử dụng chất kích thích, như đồ uống có cồn
  • Ngủ đủ giấc
  • Uống nhiều nước

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe nhạc vì âm nhạc đã được chứng minh là có khả năng chữa lành. Dù nó sẽ không thể nào sánh bằng việc được nhìn tận mắt, nghe tận tai nghệ sĩ yêu thích của bạn, nhưng hoạt động này vẫn sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh hơn.

pcd là gìpcd là gì
Cách vượt qua PCD là gì? Hãy trân trọng những cảm xúc còn đọng lại. (©cimei)

Lời kết

Post concert depression là điều hầu như ai cũng trải qua sau khi được trải nghiệm buổi diễn yêu thích. Các fangirl, fanboy chắc chắn không hề lạ lẫm với định nghĩa post concert depression là gì. Theo Masterskills, hãy cứ theo đuổi đam mê và tự thưởng cho mình những trải nghiệm đáng giá sau loạt căng thẳng và mệt mỏi mà chúng ta phải đối mặt mỗi ngày. Nhưng đừng nên để sự buồn bã, tiếc nuối diễn ra quá lâu.

Tham khảo:   9 thói quen thú vị ở những người giàu tính sáng tạo

Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm thông tin thú vị và hữu ích. Đừng ngại chia sẻ trải nghiệm của bạn ở phần Comments và hãy cập nhật các thông tin mới nhất từ Masterskills nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo