32. Kiến thức kinh tế

Quan điểm dựa trên nguồn lực Resource based view là gì?

Quan điểm dựa trên nguồn lực hay Resource based view là gì? Đó là một mô hình coi nguồn lực là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả vượt trội. Nếu một nguồn lực thể hiện các thuộc tính VRIO, thì nguồn lực đó cho phép công ty đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Ý tưởng cốt lõi của quan điểm này thay vì chú trọng vào môi trường cạnh tranh để có được vị trí trên thị trường, doanh nghiệp nên tập trung vào các nguồn lực và tiềm năng mà doanh nghiệp đang sẵn có.

“Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) là chiến lược để xác định các nguồn lực mà một công ty có thể khai thác nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.”

Các loại nguồn lực chính của Resource based view là gì?

Trong mô hình Resource based view (RBV), có hai loại nguồn lực (tài sản) chính, là điều rất quen thuộc với các kế toán viên và chuyên gia tài chính:

Tài sản hữu hình

Tài sản hữu hình bao gồm tài sản, đất đai, sản phẩm và vốn. Đây là những tài nguyên thường có thể được mua dễ dàng trên thị trường và do đó ít mang lại lợi thế cạnh tranh, vì các doanh nghiệp khác cũng có thể nhanh chóng có được các tài sản giống hệt nhau nếu họ muốn.

Tài sản vô hình

Tài sản vô hình đề cập đến các vật phẩm và ý tưởng không có giá trị vật chất nhưng vẫn có thể được sở hữu bởi doanh nghiệp, chẳng hạn như danh tiếng, nhãn hiệu hoặc tài sản trí tuệ. Ví dụ như danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng trong một khoảng thời gian đáng kể và là điều mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể mua được trên thị trường. Những điều này có thể sẽ sẵn có trong doanh nghiệp và là lợi thế cạnh tranh chính của họ.

Các giả định của Resource based view

Hai giả định quan trọng của Resource based view là gì? Đó là:

Không đồng nhất

Giả định đầu tiên là các kỹ năng, khả năng và các nguồn lực khác mà các doanh nghiệp sở hữu là khác nhau giữa các công ty. Nếu các doanh nghiệp có cùng nguồn lực, họ không thể sử dụng các chiến lược khác nhau để cạnh tranh lẫn nhau. Những gì một công ty sẽ làm, công ty kia có thể đơn giản làm theo nhưng không thể đạt được lợi thế cạnh tranh.

Tham khảo:   Data Flow Diagram là gì? Thành phần và các bước xây dựng

Đây là kịch bản của cạnh tranh hoàn hảo, tuy nhiên thị trường thế giới thực khác xa với cạnh tranh hoàn hảo và một số công ty chịu tác động của các lực lượng cạnh tranh và bên ngoài như nhau (cùng điều kiện bên ngoài), có thể thực hiện các chiến lược khác nhau và vượt trội hơn nhau. Do đó, RBV giả định rằng các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng các nguồn lực khác nhau của họ.

Sự cạnh tranh giữa Apple và Samsung là một ví dụ điển hình về việc hai công ty hoạt động trong cùng một ngành và do đó, chịu tác động của các lực lượng bên ngoài như nhau, có thể đạt được hiệu suất khác nhau do sự khác biệt về nguồn lực.

Apple cạnh tranh với Samsung trên thị trường máy tính bảng và điện thoại thông minh, nơi Apple bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn nhiều và kết quả là thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tại sao Samsung không đi theo chiến lược tương tự? Đơn giản vì Samsung không có thương hiệu danh tiếng hay khả năng thiết kế ra những sản phẩm thân thiện với người dùng như Apple (tài nguyên không đồng nhất).

Bất động

Giả định thứ hai của RBV là các nguồn lực không di động và không di chuyển từ công ty này sang công ty khác, ít nhất là trong ngắn hạn. Do sự bất động này, các công ty không thể tái tạo các nguồn lực của đối thủ và thực hiện các chiến lược tương tự.

Mô hình VRIO (Value, Rarity, Imitiability and Organization)

VRIO là một công cụ phân tích chiến lược được thiết kế để giúp các doanh nghiệp khám phá và bảo vệ các nguồn lực mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Các nguồn lực của công ty đáp ứng tất cả các yếu tố của VRIO sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tham khảo:   Chiếm dụng vốn là gì? Mục đích của chiếm dụng vốn

Giá trị (Value): Các nguồn lực có giá trị nếu chúng có thể giúp tăng giá trị của dịch vụ hoặc sản phẩm được cung cấp cho khách hàng hoặc những người khác phụ thuộc vào doanh nghiệp. Điều này có thể được cải thiện bằng cách tăng sự khác biệt, giảm chi phí sản xuất hoặc các sửa đổi chung khác để nâng cao chất lượng và giá trị của dịch vụ. Bất kỳ nguồn lực nào không đáp ứng điều kiện này đều có thể dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh.

Hiếm có (Rare): Mọi nguồn lực – cả hữu hình hay vô hình – chỉ có thể được một hoặc rất ít doanh nghiệp có được, đều có thể được coi là hiếm. Nếu các doanh nghiệp có cùng nguồn lực hoặc khả năng, điều này có thể dẫn đến tính cạnh tranh ngang bằng.

Khả năng bắt chước thấp (Imitiability): Nếu một doanh nghiệp nắm giữ các nguồn lực có giá trị hoặc quý hiếm, thì ít nhất họ có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, để duy trì lợi thế này, các nguồn lực cần có yếu tố khó bắt chước hoặc thay thế, nếu không, các đối thủ khác có thể bắt đầu thu hẹp khoảng cách bằng cách kiếm được các nguồn lực tương tự.

Tổ chức để tận dụng giá trị (Organization). Các nguồn lực sẽ không mang lại lợi thế cạnh tranh – nếu việc tổ chức, hệ thống và các quy trình của nó không được thiết kế để khai thác tối đa nguồn lực đó. Điều này có thể đề cập đến việc không sử dụng các cá nhân tài năng hoặc hiểu biết vào đúng bộ phận hoặc vai trò, hoặc thực hiện đầy đủ các chiến dịch sử dụng danh tiếng tích cực của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa quan điểm tổ chức công nghiệp và quan điểm dựa trên tài nguyên Resource based view là gì?

RBV cho rằng lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đạt được dễ dàng hơn bằng cách khai thác các yếu tố bên trong chứ không phải bên ngoài so với quan điểm của tổ chức công nghiệp (Industrial organization view). Mặc dù điều này đúng ở một mức độ nào đó, nhưng không có câu trả lời chắc chắn về cách tiếp cận nào đối với quản lý chiến lược là quan trọng hơn.

Tham khảo:   Compliance Officer là gì? Nhiệm vụ công việc ra sao?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 30-40% hiệu suất vượt trội của doanh nghiệp có thể được giải thích bằng quan điểm dựa trên tài nguyên và 20% ảnh hưởng bởi quan điểm tổ chức công nghiệp. Điều này chỉ ra rằng cách tiếp cận tốt nhất là xem xét cả các yếu tố bên ngoài và bên trong và kết hợp cả hai quan điểm để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Với các thông tin trên đây, mong rằng bạn đã hiểu resource based view là gì cũng như làm thế nào để doanh nghiệp nâng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trâm Nguyễn

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo