24. Kinh doanh thương mại

Quan hệ thương mại trực tiếp là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: latest.gla.news)

Quan hệ thương mại trực tiếp

Khái niệm

Quan hệ thương mại trực tiếp tạm dịch sang tiếng Anh là direct trade relations.

Quan hệ thương mại trực tiếp là quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ mà trong đó các vấn đề cơ bản về kinh tế, tổ chức và luật pháp được thoả thuận trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Ưu điểm và nhược điểm 

Ưu điểm

– Thứ nhất, người sản xuất có điều kiện để bảo đảm cho quá trình sản xuất tiến hành được nhịp nhàng và giảm thời gian ngừng sản xuất do thiếu vật tư hàng hóa hoặc vật tư hàng hóa mua về chậm.

– Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp nhờ có nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm với chất lượng cao.

– Thứ ba, hình thành hợp lí lực lượng dự trữ sản xuất ở các hộ tiêu dùng, giảm được dự trữ và cải tiến cơ cấu dự trữ.

– Thứ tư, giảm được chi phí lưu thông hàng hóa nhờ giảm bớt các khâu trung gian về bốc xếp, bảo quản, sử dụng hợp lí phương tiện vận tải, bao bì.

Tham khảo:   Phương pháp so sánh (Comparative method) trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì?

– Thứ năm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nhờ đó mà nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Thứ sáu, thiết lập các mối quan hệ thương mại trực tiếp ổn định và lâu dài cho phép tạo được thị trường tiêu thụ ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm

Nếu đối với mỗi loại vật tư hàng hóa đều xây dựng quan hệ thương mại trực tiếp cả, thì người sản xuất phải quan hệ với rất nhiều đơn vị tiêu dùng, phải lo đặt phương tiện vận tải, tốn nhiều công sức vào tiêu thụ, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đặc biệt là thường dẫn đến tăng dự trữ sản xuất gây nên ứ đọng vốn kinh doanh.

Về phía đơn vị tiêu dùng, cũng không phải trong mọi trường hợp quan hệ thương mại trực tiếp đều có lợi cả, nhất là đối với những đơn vị tiêu dùng có nhu cầu ít và hay biến động.

Điều kiện áp dụng

– Khi các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất sản phẩm cuối cùng.

Tham khảo:   Điều kiện Giao hàng lên tàu (Free On Board – FOB) là gì?

– Khi thiết bị, máy móc những chi tiết, bộ phận máy, vật liệu sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt, cần có sự thỏa thuận trực tiếp về những tính năng kĩ thuật của các sản phẩm giữa những người sản xuất.

– Khi cung cấp nguyên vật liệu chính cho sản xuất lớn, hàng loạt lớn theo danh mục ổn định và với số lượng đủ để thực hiện có hiệu quả hình thức mua bán thẳng.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc