32. Kiến thức kinh tế

Thâm hụt kép là gì? Mối quan hệ giữa thâm hụt kép và vàng

Trong kinh tế học, thâm hụt kép là gì? Giả thuyết thâm hụt kép hay hiện tượng thâm hụt kép là nhận định có mối liên hệ nhân quả chặt chẽ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia đó.

“Thâm hụt kép xảy ra khi một quốc gia vừa thâm hụt tài khoản vãng lai vừa thâm hụt ngân sách. Bạn cũng có thể gọi thâm hụt kép là twin deficit hoặc double deficit.”

Để hiểu rõ hơn thâm hụt kép là gì, hãy cùng tìm hiểu về thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách còn được gọi là thâm hụt tài khóa. Nó xảy ra khi chi phí của một quốc gia vượt quá doanh thu của quốc gia đó. Thâm hụt có vẻ không phải là một sự phát triển tích cực cho một nền kinh tế.

Tuy nhiên, một số người cho rằng cần phải thúc đẩy một nền kinh tế đang trì trệ. Một quốc gia đang suy thoái thường có mức chi tiêu thâm hụt do tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng (thuê nhân công, tăng lợi nhuận doanh nghiệp và xây dựng các mạng lưới quan trọng cho thương mại).

Chính phủ có thể tài trợ cho các dự án này bằng cách phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, những người mua trái phiếu này đang cho chính phủ vay tiền. Khi chính phủ trả nợ, các nhà đầu tư sẽ nhận được tiền gốc của họ cộng với tiền lãi của khoản vay. Những trái phiếu này được coi là an toàn nếu nó được phát hành bởi một chính phủ ổn định vì khả năng in tiền hoặc tăng thuế để tạo doanh thu.

Tuy nhiên, nếu các chính phủ không hành động có trách nhiệm sẽ dẫn đến chi tiêu quá nhiều và cuối cùng là in quá nhiều tiền gây ra siêu lạm phát.

Tham khảo:   Tìm hiểu hợp đồng lump sum là gì và ưu nhược điểm

Thâm hụt tài khoản vãng lai

Thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nhiều người cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt cho nền kinh tế nhưng câu chuyện nào cũng có hai mặt. Quan điểm về cán cân thương mại của một quốc gia có liên quan đến nền kinh tế và chu kỳ kinh doanh.

Ví dụ, một quốc gia đang suy thoái sẽ thấy rằng xuất khẩu có thể tạo ra việc làm. Trong quá trình mở rộng kinh tế, nhập khẩu gây ra sự cạnh tranh về giá, điều này giúp cho lạm phát có thể kiểm soát được. Nhập siêu về cơ bản là một tin xấu trong thời kỳ suy thoái nhưng nó có thể hữu ích khi một nền kinh tế đang mở rộng.

Cũng cần lưu ý rằng các quốc gia có thể thâm hụt tài khoản vãng lai ngắn hạn nếu nước này nhập khẩu các sản phẩm dở dang (1). Một khi những sản phẩm này được xuất khẩu, thâm hụt có thể chuyển thành thặng dư.

(1) Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng trong doanh nghiệp để trở thành thành phẩm.

Thâm hụt tài khoản vãng lai rất phức tạp

Nhưng cũng giống như thâm hụt ngân sách, sự thật về tài khoản vãng lai không đơn giản như vậy. Trên thực tế, thâm hụt tài khoản vãng lai có thể phản ánh rằng một quốc gia là điểm hấp dẫn để đầu tư. Có thể thấy các nền kinh tế tiên tiến thường thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi các nền kinh tế đang phát triển thường thặng dư.

Tham khảo:   Công cụ phái sinh là gì và có lợi ích như thế nào?

Giả thuyết thâm hụt kép

Trong giả thuyết thâm hụt kép, các nhà kinh tế nhận thấy có mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách lớn với thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.  

Logic đằng sau đó là việc cắt giảm thuế làm tăng thâm hụt và giảm doanh thu dẫn đến tăng tiêu dùng. Chi tiêu này làm giảm tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, làm tăng số tiền mà một quốc gia phải vay từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ là hai phần của vấn đề. Có nhiều yếu tố khác xác định tình hình tài khóa của một quốc gia.

Thâm hụt kép xảy ra khi một quốc gia vừa thâm hụt tài khoản vãng lai vừa thâm hụt ngân sách. Khi một quốc gia thâm hụt kép, thì quốc gia đó sẽ là con nợ đối với phần còn lại của thế giới. Về dài hạn, thâm hụt kép có thể khiến đồng tiền của quốc gia mất giá và lãi suất trong nước cao hơn.

Thâm hụt kép và vàng

Thâm hụt kép có thể làm giảm niềm tin vào nền kinh tế và do đó thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng. Tình hình ngân sách xấu đi đã xóa bỏ niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Khi đầu tư vào quốc gia đó trở nên rủi ro hơn và đồng tiền mất giá, vàng bắt đầu đợt phục hồi lớn. Do đó, vàng có thể là một nơi trú ẩn an toàn tuyệt vời chống lại tình trạng thiếu trách nhiệm ngân sách, sự gia tăng rủi ro quốc gia và thâm hụt kép.

Tóm lại, thâm hụt kép là gì? Đó là thuật ngữ trong kinh tế học dùng để chỉ ngân sách trong nước và tình hình tài chính ngoại thương của một quốc gia. Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào những năm 1980 và 1990 ở Hoa Kỳ khi đất nước này trải qua thâm hụt trong cả hai lĩnh vực. Tác động của thâm hụt kép có thể gây bất lợi, vì mỗi thâm hụt có thể tác động lớn đến các khía cạnh còn lại, khiến triển vọng kinh tế của một quốc gia trở nên xấu đi.

Tham khảo:   Too big to fail là gì và cách để ngăn chặn

Trâm Nguyễn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo