06. Quản Trị Nhân Sự, Kỹ năng phỏng vấn tìm việc

Tham khảo các câu hỏi tình huống trong phỏng vấn và cách trả lời ghi điểm

I. Vai trò của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Vai trò của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Câu hỏi tình huống là dạng câu hỏi mà các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các tình huống giả thuyết nhằm tập trung vào cách ứng viên xử lý các tình huống thực tế mà họ có thể gặp ở nơi làm việc và cách họ xử lý các tình huống tương tự trong các vai trò trước đó.

Câu hỏi tình huống là yếu tố quan trọng để nhận xét thái độ, ý thức, kỹ năng của ứng viên. Câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra để khai thác thêm thông tin từ ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được một phần tính cách của ứng viên. Cách trả lời câu hỏi tình huống thể hiện tư duy và năng lực giao tiếp của họ. Ngoài ra, tâm lý và kiến thức của ứng viên cũng được bộc lộ khá rõ nét.

Câu hỏi tình huống thường có 2 dạng. Một là tình huống thực tế đã xảy ra, tức là ứng viên đã trải qua tình huống đó trong công việc hay cuộc sống trước đây. Nhà tuyển dụng sử dụng loại câu hỏi này nhằm muốn hiểu rõ về năng lực hoặc hành vi của ứng viên. Đây là phương phương pháp phỏng vấn phổ biến và cũng có thể nói là hiệu quả nhất hiện tại. Người hỏi dựa trên những hành vi, kết quả công việc của ứng viên trong quá khứ để đoán định cách họ xử lý hiệu quả công việc trong tương lai.

Dạng thứ hai là tình huống chưa xảy ra, tạm gọi là tình huống lý thuyết. Vì khi hỏi tình huống này, ứng viên có thể chia sẻ cách họ xử lý tình huống nhưng bằng hiểu biết, kinh nghiệm cũng như khả năng giải quyết vấn đề của họ chứ bản thân họ chưa giải quyết tình huống đó trong thực tế bao giờ. Có khi ứng viên học, đọc ở đâu đó hoặc nghe ai đó kể lại về tình huống và cách xử lý rồi trình bày lại trong buổi phỏng vấn chứ thực tế họ chưa gặp và giải quyết tình huống đó..

Ngoài ra, các dạng câu hỏi tình huống thường gặp như: dạng câu hỏi giới thiệu bản thân; dạng câu hỏi về khả năng phản ứng; dạng câu hỏi phỏng vấn nhằm bẫy ứng viên.

II. Các câu hỏi tình huống có thể gặp trong buổi phỏng vấn

Các câu hỏi tình huống có thể gặp trong buổi phỏng vấn

Sau đây là bộ 20 câu hỏi tình huống mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn, hãy xem qua và chuẩn bị sẵn cho riêng mình nhưng câu trả lời thật tốt nhé!

1. Kể về một lần mà bạn đã hoàn thành công việc tốt hơn yêu cầu?

Lúc đó sếp của tôi đi vắng, còn chúng tôi thì nhận được một đơn đặt hàng đặt thêm 300 máy đầm bê tông. Tôi đã tập hợp nhóm của mình lại và tập trung hoàn thành công việc trước thời hạn được giao. Và kết quả là bên khách hàng đó đã ký hợp đồng độc quyền với chúng tôi trong vòng năm năm. Hãy nhớ trả lời theo cấu trúc Vấn đề – Giải pháp – Lợi ích bạn nhé.

2. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu phải làm việc cùng một đồng nghiệp khó chịu?

Tôi đã từng phải làm việc với một lập trình viên, mà người này thì suốt ngày phàn nàn về các dự án của chúng tôi. Tôi đã dành chút thời gian để tìm hiểu về đời tư của anh ấy. Hóa ra anh ấy đang phải trải qua một cuộc ly hôn đầy khó khăn. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra anh ấy thực sự là một đồng nghiệp tuyệt vời. Sau sự việc đó, chúng tôi đã làm việc cùng nhau rất ăn ý, và đã trở thành cặp đôi lập trình tốt nhất trong công ty.

3. Kể về một lần bạn phải làm việc với một khách hàng quan trọng hoặc một người quản lý khó tính?

Sếp của tôi từng là một biên tập viên vô cùng khó tính, luôn phàn nàn về báo cáo công việc của tôi dù cho có cố gắng thế nào. Và để khắc phục tôi đã phải kiểm tra lại hai lần mỗi phần. Kể từ đó, tôi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các biên tập viên về mức độ tinh tế, bóng bẩy trong báo cáo của mình.

4. Nếu một thành viên trong nhóm quá yếu, không thể hoàn thành tốt công việc thì bạn sẽ làm gì?

Đầu tiên, tôi sẽ ngồi lại cùng nói chuyện với bạn ấy, để xác định được điểm yếu hoặc vấn đề bạn đang gặp phải, và sẽ sắp xếp phân chia lại nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bạn hơn. Tôi nghĩ khi giải quyết vấn đề như thế, nội bộ nhóm sẽ không xảy ra mâu thuẫn và bạn đó cũng sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của mình.

Tham khảo:   VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TRONG CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ KINH DOANH

5. Trường hợp nếu cấp trên của bạn làm sai, bạn sẽ làm gì?

Có lần sếp của tôi chỉ thị rằng: không được mua chiếc máy lớn hơn, nhưng tôi biết thừa là chiếc máy nhỏ đang làm trì trệ quá trình sản xuất. Tôi đã phải dẫn cô ấy lên tầng trên của cửa hàng trong lúc máy chạy, để cô ấy thấy máy đang chạy lỗi ra sao khi cứ bắt nó chạy quá công suất như vậy. Kết quả là cô ấy đã cho phép mua cái máy lớn vào ngay ngày hôm sau. Và ngay khi có chiếc mới, thì chi phí sản xuất của chúng tôi đã giảm 30%.

6. Kể về lần mà bạn buộc phải nghỉ làm thay vì tới cơ quan và hoàn thành tốt công việc?

Cách trả lời:

Có lần tôi bị gãy chân khi trượt tuyết và phải nghỉ làm hai tuần. Giờ thì tôi đã biết cẩn thận từ từ với các dụng cụ trượt tuyết rồi, và mừng rằng kể từ đó tôi chưa nghỉ một ngày phép nào suốt năm năm qua. Công thức vẫn là Vấn đề – Giải pháp – Lợi ích. Câu trả lời trên cho nhà tuyển dụng thấy bạn nghỉ với một lý do chính đáng, một giải pháp và lợi ích dành mà bạn cống hiến cho công ty.

7. Nếu phạm phải một sai lầm nhưng không ai khác nhận ra, bạn sẽ làm gì?

Tôi sẽ chủ động nhìn nhận lỗi sai của mình và khắc phục lỗi sai đó. Nếu lỗi sai không gây ảnh hưởng đến người khác hay việc chung của 1 bộ phận thì việc đầu tiên tôi sẽ sửa chữa sai lầm rồi mới báo với đồng nghiệp, sếp. Ngược lại, nếu lỗi sai có ảnh hưởng trực tiếp đến tập thể hoặc cá nhân khác thì tôi sẽ ngay lập tức thông báo về lỗi của mình cũng như cố gắng khắc phục lỗi kịp thời.

8. Có quá nhiều việc phải làm mà deadline quá gấp, bạn sẽ giải quyết chúng như thế nào?

Tôi sẽ sắp xếp các công việc đó theo thứ tự ưu tiên, việc nào quan trọng và cần trước thì tôi sẽ giải quyết chúng trước và cứ lần lượt như thế cho đến hết việc. Khi sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế đương nhiên tôi cũng sẽ chú ý vấn đề thời gian có kịp deadline hay không.

9. Kể về lần mà bạn đạt được mục tiêu lớn trong công việc, và đạt được điều đó như thế nào?

Công ty muốn tăng gấp đôi lượng khách đi bè vào mùa hè. Và tôi đã lập một kế hoạch 3 phần gồm bản lịch màu mè, chiến dịch truyền thông và tối ưu hoá các phương tiện truyền thông đại chúng. Và kết quả là chúng tôi không chỉ đạt được mục tiêu của mình, mà còn tăng 50% ngân sách  cho năm sau.

10. Mô tả thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của bạn và làm thế nào bạn có thể vượt qua nó?

Tôi đã từng để một đơn đặt hàng lớn chứa các bộ phận bị lỗi được vận chuyển thành công đến tay khách hàng. Chuyện đó thật tệ và đã tạo ra không ít công việc nhỏ cần phải giải quyết. Nhưng sau đó, tôi đã đề nghị cài đặt tính năng chống sai xót để không bao giờ xảy ra chuyện đó nữa. Chúng tôi đã tạo ra một số khuôn có ghim để các bộ phận chỉ có thể được đưa vào máy theo đường một chiều. Và kết quả là không hề có một sai sót nào kể từ đó.

11. Bạn đã gặp chuyện khó khăn gì nhất trong cuộc sống? Cách mà bạn vượt qua nó?

Tôi nhớ khi còn là học sinh cấp 3, đó là quãng thời gian quan trọng để ôn thi đại học. Nhưng vào học kì đầu của năm lớp 12, tôi đã không thể theo kịp bài học môn Toán trên lớp và có rất nhiều lỗ hổng kiến thức, lúc đó tôi khá buồn vì liên tục bị điểm kém. Khi bắt đầu nhận thức được việc này, tôi đã đăng ký lớp ôn tập và tìm kiếm thêm bài tập luyện thêm. Kết quả tôi đã đạt điểm trung bình môn Toán loại giỏi và có thể thuận lợi vào trường đại học mơ ước của mình.

12. Có bao giờ bạn bỏ lỡ một cơ hội chỉ vì không đưa ra quyết định sớm chưa?

Có, vì những lần do dự mà tôi đã không đưa ra quyết định dứt khoát, nhanh chóng nên đã vụt mất cơ hội ấy. Như có lần, bạn tôi đã rủ tôi cùng đi du lịch trải nghiệm trekking, tôi đã bảo với bạn cần thời gian suy nghĩ và rồi tôi đã bỏ lỡ chuyến đi đó. Tôi khá tiếc vì không tham gia được chuyến đi vô cùng thú vị đó, vì vậy sau này tôi đã thay đổi và đưa ra quyết định sớm hơn để không bỏ lỡ nhưng cơ hội trong cả cuộc sống và công việc.

Tham khảo:   6 Chiếc mũ tư duy: Khái niệm, đặc điểm và quy trình tiến hành

13. Kể về lần bạn phải thuyết phục ai đó đặt bản thân họ vào vị trí của bạn mà nghĩ?

Bên phía chủ đầu tư đã cho rằng cửa hàng quà tặng của chúng tôi đang có lời. Nhưng khi phân tích dòng tiền của công ty, tôi nhận thấy nó đang thâm hụt 10%. Tuy nhiên tôi đã xây dựng hình ảnh trực quan hóa dữ liệu cho thấy chúng tôi có thể tăng 40% doanh thu cửa hàng thông qua việc tập trung vào các sản phẩm phổ biến hơn.

14. Kể về lần mà bạn phải trải qua những thay đổi lớn trong công việc, và bạn đã phải điều chỉnh như thế nào?

Khi công ty của chúng tôi đang trong quá trình phát triển, từ quản trị viên mạng tôi đã trở thành quản trị viên toàn hệ thống. Tôi đã đọc 5 cuốn sách về quản trị hệ thống và tham gia một lớp học để đảm nhiệm tốt công việc mới của mình. Sau đó, tôi đã sử dụng hệ thống giám sát tự động và vị trí phần cứng chiến lược để tiết kiệm cho chúng tôi 50.000 đô la mỗi năm..

15. Theo bạn, đâu là cách thức tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa nhân viên và quản lý của một doanh nghiệp?

Theo tôi cách tối ưu nhất vẫn là lắng nghe, khi đôi bên cùng lắng nghe nhau mâu thuẫn có thể dễ dàng giải quyết hơn. Phía quản lý chịu lắng nghe những điều mà nhân viên đang bức xúc và đưa ra giải pháp làm hài lòng họ, và ngược lại nhân viên phải hiểu cho nỗi khổ của một người quản lý, hiểu được yêu cầu của quản lý và cố gắng hoàn thành như mong muốn của họ. Mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết khi đôi bên cùng nói ra nỗi lòng và chịu hạ mình lắng nghe người khác.

16. Bạn có thể mô tả một quy trình thử việc và quản lý nhân viên mới đúng chuẩn cho doanh nghiệp?

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ đánh giá năng lực cùng các trình độ dựa trên văn bằng chứng chỉ mà ứng viên cung cấp. Tiếp đến, ứng viên sau khi nhận việc sẽ được bàn giao cơ sở vật chất phục vụ cho công việc đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng thử việc. Và sẽ giới thiệu sơ qua các phòng ban nhân viên công ty để mọi người làm quen.

Tiếp theo, sẽ bàn giao công việc cho ứng viên và hẹn thời gian thu nhận kết quả. Ứng viên báo cáo và chờ đánh giá tình hình công việc sau khi đã hoàn thành công việc được giao, chờ nhận thông báo chính thức về kết quả thử việc.

17. Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn sẽ làm gì?

Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của tôi, trước tiên tôi sẽ suy nghĩ lại thật kỹ xem bản thân mình có điều gì chưa đúng hay không, tôi đang bị sai hoặc nhầm chỗ nào. Nếu như tôi thấy ý tưởng, ý kiến của mình không hề sai, thì tôi sẽ tiếp tục xem xét đến ưu điểm và nhược điểm trong ý tưởng khác. Nếu tôi chưa thể tìm ra lỗi sai của bản thân, tôi sẽ trình bày một cách rõ ràng về kế hoạch, ý tưởng của mình, từ đó nhận những lời góp ý từ bạn, kết hợp với những ưu điểm trong góp ý của bạn để tổng hợp lại thành một ý tưởng tuyệt vời nhất có thể.

18. Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?

Đây là câu hỏi tuyển dụng để bạn có cơ hội làm nổi bật lên rằng, bạn có đầy đủ các kỹ năng phù hợp với công việc vị trí đó. Nhưng đừng thể hiện thái quá để giành sự chú ý của họ. Hãy là chính mình khi đứng trước người phỏng vấn, nêu lên những chuẩn bị đã tìm hiểu về việc bạn định ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.

19. Bạn dự định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không?

Bạn nên đưa ra câu trả lời rõ ràng về dự định của mình. Người phỏng vấn muốn nghe về sự nghiêm túc của bạn chứ không phải lời sáo rỗng, không có lập trường hoặc dập khuôn trả lời để kiếm việc. Trong trường hợp chưa chắc chắn, hãy khéo léo bày tỏ nguyện vọng gắn bó nếu như cả mình và công ty đều hài lòng về nhau.

Tham khảo:   Bạn có đang xây dựng một tổ chức mang tính học hỏi?

20. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?

Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên có hiểu rõ về việc ứng tuyển của họ không. Đồng thời qua đó thể hiện được tính cách của bạn. Hãy tự tin đặc các câu hỏi thắc mắc về công việc như mức lương, chế độ bảo hiểm, những người sẽ làm việc với bạn nếu bạn ứng tuyển,… Nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lựa chọn ứng tuyển của bạn có phù hợp hay không.

III. Một số sai lầm khi ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn

Một số sai lầm khi ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn

– Kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể: Trong quá trình trả lời phỏng vấn, bạn sẽ phải giao tiếp với nhà tuyển dụng bạn. Từ những cái bắt tay hay hành động nhìn vào mắt khi nói chuyện,… đều là những chi tiết cho thấy bạn chính là một ứng cử viên tự tin và sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, ngay cả khi bạn chưa trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

– Nói quá nhiều, lan man: Phỏng vấn là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân mình nhưng nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu khi bạn nói quá nhiều, lan man và thao thao bất tuyệt về tất cả các câu chuyện về cuộc đời bạn. Chính vì vậy mà bạn hãy trả lời các câu hỏi một cách súc tích, ngắn gọn và đơn giản, đúng trọng tâm.

– Nói không đủ ý: Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn trả lời phỏng vấn cộc lốc chỉ với một, hai từ và không cung cấp thêm thông tin gì khác. Để tránh rơi vào tình huống khó giao tiếp này, bạn hãy trả lời các câu hỏi trong khả năng của bạn bằng một cách tích cực và đầy đủ nhất, dù cho bạn không phải là người nói nhiều.

– Trả lời sai câu hỏi phỏng vấn: Khi nhận được những câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, để tránh trả lời sai mất cơ hội tuyển dụng thì bạn hãy luôn chắc chắn mình nghe rõ câu hỏi và nên dành thời gian để chuẩn bị và chắt lọc thông tin chuẩn trước khi đưa ra câu trả lời.

IV. Một số sai lầm khi nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên

Một số sai lầm khi nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên

Ở vị trí là nhà tuyển dụng, đôi khi bạn cũng sẽ mắc phải những lỗi sai không thể tránh được. Chẳng hạn như không ghi chép ý trả lời của ứng viên, nhầm lẫn giữa câu hỏi tình huống và câu hỏi về quan điểm,… Để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn cũng như để đánh giá được thực lực của ứng viên chính xác hơn, nhà tuyển dụng cần phải chú ý lắng nghe ứng viên trả lời và ghi chép lại, hiểu rõ các dạng câu hỏi và đặt đúng loại câu hỏi để khai thác sâu hơn về ứng viên.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc