26. Bất động sản

Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: VectorStock)

Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid)

Tháp phân tầng xã hội – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Social Stratification Pyramid.

Tháp phân tầng xã hội là việc mô hình hóa cấu trúc phân tầng xã hội. Người ta thường sử dụng các tháp phân tầng, tương tự như tháp dân số, tức là sắp xếp các tầng theo thứ tự từ dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ/hạ lưu lên đến tầng lớp trung bình và trên cùng là tầng lớp giàu có, cùng với tỉ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. (Theo Giáo trình Xã hội học Đô thị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nội dung tháp phân tầng xã hội

Trong lịch sử, người ta đã loại hình hóa một số kiểu tháp phân tầng đặc trưng cho các xã hội. Các kiểu tháp phân tầng xã hội bao gồm:

Tháp hình nón

Phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội, ở đó nhóm người giàu, có quyền lực chiếm tỉ lệ rất thấp, trong khi đa số người nghèo khổ lại chiếm tỉ lệ rất cao.

Tháp hình nón cụt

Tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung lưu chiếm tỉ trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn.

Tham khảo:   Hạ tầng cụm công nghiệp là gì? Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Tháp hình thôi (quả trám/con quay)

Cả hai nhóm giàu và nghèo đều chiếm tỉ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số và nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên khoảng cách của hai nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. 

Tháp hình trụ

Tỉ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung lưu tương đối đồng đều. Tùy vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội.

Tháp hình “đĩa bay”, thấp dẹt

Có thể có hai trạng thái: bình quân nghèo khổ hoặc xã hội lí tưởng, thịnh vượng toàn dân, với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội có mức sống trung lưu và khá giả.

Các kết quả nghiên cứu và khảo sát phân tầng xã hội theo mức sống ở Việt Nam vừa qua cũng thường phân chia thành thành năm nhóm mức sống tính theo tỉ lệ phần trăm và thể hiện thành các “tháp phân tầng” như vật để định dạng và phân tích.

Hình dạng thông thường của các tháp phân tầng này là hình thoi. phần giữa thể hiện nhóm giàu có/khá giả còn bé và nhọn; phần giữa phình rộng , thể hiện nhóm mức sống trung bình, với tỉ lệ trên dưới 50%; còn phần đáy thể hiện nhóm mức sống nghèo. 

Tham khảo:   Qui hoạch xây dựng vùng (Regional construction planning)? Đồ án qui hoạch xây dựng vùng

Tháp phân tầng này có thể phản ánh cơ cấu các tầng mức sống cũng như mức độ phân hóa/phân cực xã hội giữa chúng. Đối với khu vực đô thị, các tháp phân tầng thường có hình thoi đều với phần trên và phần dưới tương đối đồng đều, cho thấy tỉ lệ nhóm giàu có và tỉ lệ nhóm nghèo xấp xỉ gần nhau.

Trong khi đó, tháp phân tầng đối với các vùng nông thôn lại có dạng hình thoi cao – nhọn ở phần trên, thấp – bè ở phần dưới cho thấy tỉ lệ thấp giữa các hộ giàu và tỉ lệ khá cao các hộ nghèo.

Trên một tháp phân tầng, người ta cũng thường chú ý đến sự chênh lệch giữa nhóm trên đỉnh tháp, và nhóm dưới đáy tháp xét trong từng yếu tố cấu thành nên mức sống. (Theo Giáo trình Xã hội học Đô thị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo