31. Kỹ năng làm việc

Thế Nào Là Người Hay Cả Nể? Cách Để Bớt Cả Nể Là Gì?

Bạn có phải là người dễ dàng sự nhờ vả của người khác một cách vô điều kiện? Bạn không dám từ chối người khác khi được nhờ làm gì đó, dù bạn đang rất bận? Đó là những biểu hiện thường thấy ở người có tính cả nể. Vậy cả nể là gì? Nể nang là gì? Làm thế nào để không cả nể?. Trong bài viết dưới đây, Masterskills sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề thú vị này.

Tính cả nể là gì?

Cả nể là một kiểu tích cách của con người. Nể nang, nhường nhịn mọi thứ, dễ dàng chấp thuận yêu cầu của người khác vì sợ từ chối sẽ gây “mất lòng” là những biểu hiện thường thấy ở kiểu người này.

Người hay cả nể là gì? Người có tính cả nể có xu hướng đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Thay vì từ chối, họ luôn đồng ý làm mọi việc khi có ai đó nhờ vả, dù bản thân đang có rất nhiều việc hay thậm chí trong thâm tâm không thích điều này.

cả nể là gìcả nể là gì
Cả nể là gì? Đó là hay đồng ý với người khác vì sợ làm mất lòng.

Từ đâu dẫn đến tính cách hay cả nể?

Tự ti về bản thân

Người tự ti luôn cảm thấy mình không giỏi, không được mọi người chú ý. Do đó, họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận yêu cầu của người khác để được công nhận và yêu quý hơn.

Nhận thức sai về bản thân

Những người từng bị “bạo hành” về tinh thần mạnh như coi thường, không được đánh giá cao hoặc một thất bại nào đó của họ trong quá khứ khiến họ cảm thấy mình không có bất kỳ giá trị nào. Do đó, họ nuôi hy vọng có thể làm hài lòng người khác khi chấp nhận mọi yêu cầu từ họ. 

Tham khảo:   5 Điều một nhân viên bán hàng cần biết

Sợ làm mất lòng người khác

Người cả nể thường có xu hướng “nhìn mặt người khác mà sống”, họ lo sợ mọi người ghét bỏ, đánh giá thấp họ nếu họ từ chối một yêu cầu nào đó. Do vậy, họ dễ dàng đồng ý vô điều kiện trước những lời nhờ vả của người khác.

Những người cả nể thường thiếu tự tin và sợ làm người khác phật ý.

Nhân viên cả nể khác với nhân viên tận tụy

Nhân viên có tính cả nể và nhân viên tận tụy khác nhau như thế nào?

Nhân viên tận tụy Nhân viên cả nể
– Yêu công việc của mình làm.
– Luôn quyết tâm hoàn thành công việc của mình.
– Tiếp cận thử thách mới một cách tự tin, thái độ tích cực.
– Chủ động hỏi thăm, giúp đỡ người đồng nghiệp sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
– Ham học hỏi, luôn tìm cách để mở rộng kỹ năng và trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân.
– Mạnh dạn đưa ra các ý tưởng, giải pháp sáng tạo.
– Làm mọi thứ được yêu cầu dù, ngay cả khi không hiểu tại sao chúng lại cần thiết.
– Làm việc vì nghĩa vụ hơn là tự nguyện.
– Làm việc một cách chăm chỉ nhưng chỉ đủ đáp ứng yêu cầu cơ bản.
– Không tự tìm kiếm các nhiệm vụ khác sau khi đã hoàn thành công việc của mình.
– Không dám thể hiện năng lực của bản thân, hay nêu ra ý kiến của mình.

Hậu quả khi hay cả nể ở nơi công sở

Trong môi trường công sở, người cả nể một cách thái quá có thể nhận được nhiều hại hơn là sự hài lòng của người khác.

  • Đánh mất các cơ hội thăng tiến, do không dám thể hiện năng lực và ý kiến của mình khiến họ đánh mất cơ hội được công nhận.
  • Vì luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, mà quên đi lợi ích của mình.
  • Việc không dám nêu ra quan điểm, hay ý kiến của mình khiến người cả nể dần trở nên thiếu tự tin, không quyết đoán và đánh giá thấp về giá trị của mình.
  • Áp lực về tâm lý khi luôn mong muốn làm hài lòng người khác, lo sợ phật lòng đồng nghiệp nếu không đồng ý sự nhờ vả của họ.
  • Làm giảm năng suất làm việc của mình khi cứ cố hoàn thành những công việc của người khác.
  • Dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt nơi công sở, khi dễ dàng đồng ý yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện.
Tham khảo:   Để bán hàng hiệu quả, hãy tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ!

Cách để sửa tính cách cả nể là gì?

Cách để sửa tính cách cả nể là gì?Cách để sửa tính cách cả nể là gì?
Cách để sửa tính hay cả nể.

Làm thế nào để không cả nể? Như chia sẻ ở phần trước đó, tính cả nể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người. Do đó, chúng ta cần biết cách điều trị “căn bệnh” này.

  • Học cách từ chối khi cần thiết. Đây là một cách điều trị hiệu quả giúp bạn thoát khỏi sự cả nể. Đừng sợ mất lòng người khác vì sự từ chối này hoàn toàn xứng đáng. Việc từ chối những yêu cầu vô lý của người khác là điều hết sức cần thiết, và bạn cũng không cần phải bận tâm đến những gì người khác nghĩ khi mình từ chối họ. 
  • Mạnh dạn đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Bạn cần gạt bỏ nỗi sợ làm mất lòng người khác, hoặc sợ không được đánh giá cao khi đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Nếu bạn đưa ra ý kiến của mình bạn sẽ nhận được phản hồi rằng nó tốt hoặc không phù hợp, nhưng nếu bạn không đưa ra ý kiến bạn sẽ không nhận được sự phản hồi nào. Khi đó, bạn sẽ không thể biết được ý tưởng của mình có tốt hay không, nếu đó là tốt thì bạn đã đóng góp giá trị tích cực cho nhóm, nếu nó chưa phù hợp bạn sẽ xem xét lại để đưa ra ý kiến phù hợp hơn. 
Tham khảo:   6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về tính cả nể mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tính cả nể là gì, và biết cách để khắc phục tính cách này hiệu quả.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo