25. Kế toán - Kiểm toán

Thủ tục phân tích áp dụng trong chu trình kiểm toán hàng tồn kho là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: unleashedsoftware)

Thủ tục phân tích áp dụng trong chu trình kiểm toán hàng tồn kho

Khái niệm

Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỉ suất quan trọng, qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. 

(Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Qui trình phân tích)

Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

Thủ tục phân tích là thủ tục được thực hiện nhiều hơn trong chu trình hàng tồn kho so với các chu trình khác vì việc thực hiện thủ tục này sẽ giúp kiểm toán viên nắm được sự biến động của hàng tồn kho và dự đoán khả năng sai lệch có thể xảy ra đối với hàng tồn kho.

Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau.

Qui trình thực hiện

– Trước khi thực hiện các thủ tục phân tích, điều cần thiết là kiểm toán viên nên rà soát một cách sơ lược về ngành nghề của khách hàng để nắm bắt được tình hình thực tế cũng như xu hướng của ngành nhằm tạo căn cứ để phân tích.

Chẳng hạn, nếu ngành đang trong xu hướng suy thoái sẽ cho phép kiểm toán viên kì vọng rằng tỉ suất quay vòng hàng tồn kho của đơn vị sẽ giảm. Trường hợp số liệu phân tích không cho kết quả như dự kiến, kiểm toán viên có thể điều tra làm rõ nguyên nhân.

Tham khảo:   Mô hình giá gốc (Cost model) là gì?

– Việc rà soát lại mối quan hệ giữa số dư hàng tồn kho với số hàng mua trong , với lượng sản xuất ra và số hàng tiêu thụ trong cũng giúp cho kiểm toán viên đánh giá chính xác hơn về sự thay đổi đối với hàng tồn kho.

Chẳng hạn, một sự thay đổi đáng kể về lượng đối với thành phẩm tồn kho giữa năm nay so với năm trước xảy ra trong khi đó số lượng nghiệp vụ mua, sản xuất và tiêu thụ trong giữ ổn định có thể ám chỉ về sự tồn tại sai phạm có liên quan tới cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc đánh giá và đo lường đối với thành phẩm tồn kho và cần được điều tra.

– Kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục phân tích xu hướng bằng cách so sánh giá vốn hàng bán giữa các tháng, các với nhau để phát hiện ra sự thay đổi đột biến của một nào đó. 

Hoặc kiểm toán viên có thể phân tích các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất như khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 

Qua đó có thể cho phép kiểm toán viên phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường của mỗi yếu tố trong mối quan hệ chung.

– Bên cạnh phân tích xu hướng, kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục phân tích tỉ suất. Một số tỉ suất quan trọng mà kiểm toán viên thường hay sử dụng trong chu trình này:

Tham khảo:   Giá trị hợp lí (Fair value) trong kế toán là gì?

Tỉ suất lãi gộp = Tổng lãi gộp / Tổng doanh thu

Số vòng quay của hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho

Hai tỉ suất này có thể cho phép kiểm toán viên đánh giá tính hợp lí của giá vốn hàng bán. Nếu tỉ suất lợi nhuận thô quá thấp hoặc tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho quá cao so với dự kiến, kiểm toán viên có thể dự đoán đơn vị khách hàng đã khai tăng giá vốn hàng bán và khai giảm hàng tồn kho.

– Ngoài ra, những thông tin phi tài chính cũng phần nào giúp kiểm toán viên kiểm tra tính hợp lí của số dư hàng tồn kho. 

Chẳng hạn, khi mà khách hàng lưu trữ hàng tồn kho trong nhiều kho khác nhau, kiểm toán viên có thể so sánh giữa số lượng hàng tồn kho dự trữ trong kho với diện tích có thể chứa của kho đó. 

Số liệu hàng tồn kho về mặt giá trị có thể đem so sánh với chỉ tiêu số lượng và so với các con số thống kê trong ngành.

(Tài liệu tham khảo: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo