31. Kỹ năng làm việc

Thương thuyết là gì? Tố chất của một nhà thương thuyết giỏi

Thương thuyết là một cách gọi khác của đàm phán giúp chúng ta hoàn thành và đạt được những mục tiêu đặt ra. Đây cũng là một trong những kỹ năng mà ai cũng cần có. Vậy thương thuyết là gì? Tố chất tạo nên một nhà thương thuyết giỏi là gì?

Thương thuyết là gì?

“Thương thuyết là sự kết hợp giữa kỹ năng đàm phán và thuyết phục, có thể đọc vị, phân tích hành vi của đối phương, từ đó kết hợp ý kiến ​​của bản thân để đưa ra một kết quả hoàn hảo nhất, làm hài lòng cả hai bên.”

Thương thuyết được coi là nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao và là kỹ năng quan trọng của các nhà lãnh đạo, doanh nhân.

Thương trường như chiến trường bởi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn ở mức cao. Người đứng đầu các doanh nghiệp thường xuyên phải tham gia các cuộc gặp gỡ, đàm phán với đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh. Họ phải sử dụng khả năng thương thuyết của bản thân để giải quyết mọi xung đột và làm hài lòng tất cả các bên trong khi vẫn đạt được những lợi ích tốt nhất có thể cho doanh nghiệp của họ.

Tầm quan trọng của kỹ năng thương thuyết

Từ lâu, thương thuyết đã đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, một nhà đàm phán giỏi thực sự là cần thiết.

Đối với người lãnh đạo, vai trò của thương thuyết là giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp sao cho hợp lòng đôi bên mà vẫn đảm bảo lợi ích cho chính họ. Kỹ năng thương thuyết tốt còn giúp người lãnh đạo khẳng định địa vị và khả năng của mình trong tổ chức.

Ngoài ra, biết cách sử dụng kỹ năng thương thuyết cũng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng, sự đồng cảm và tin tưởng với những người xung quanh.

Tố chất tạo nên một nhà thương thuyết giỏi là gì?

Những nhà thương thuyết giỏi cũng phải trải qua quá trình rèn luyện cùng một tố chất như:

Tính kiên nhẫn

Một nhà thương thuyết thành công luôn duy trì sự kiên trì và nhẫn nại. Thật vậy, nếu bạn phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, việc đưa ra quyết định vội vàng sẽ không thể đem lại kết quả tốt nhất. Kiên nhẫn tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích vấn đề tuy không mang đến kết quả ngay lập tức nhưng giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu, hiệu quả.

Tham khảo:   3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp

Tin vào chính mình

Nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình, trước tiên bạn phải tin tưởng chính mình. Bạn cần biết vị trí và khả năng của mình, nhưng tránh tỏ ra kiêu ngạo và tự đề cao. Trong các cuộc đàm phán, hãy nhận ra những điểm mấu chốt, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý, tự tin và vận dụng kinh nghiệm của bản thân để đàm phán sẽ tạo ra kết quả tốt cho cả hai bên.

Sẵn sàng xông pha

Kinh nghiệm bản thân chính là “chiếc chìa khóa vàng” cho hầu hết mọi vấn đề. Tuy nhiên, kinh nghiệm này không đến một cách tự nhiên. Nếu bạn chủ động dấn thân và quyết tâm không lùi bước trước mọi khó khăn, bạn sẽ học được những bài học quý giá. Nhờ đó, tạo ra những giải pháp mới thiết thực để áp dụng hiệu quả tính sáng tạo và tư duy vào công việc.

Những phương pháp thương thuyết phổ biến

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dần khẳng định được vị thế của mình nhờ khả năng thương thuyết bậc thầy. Vậy phương pháp mà họ sử dụng khi thương thuyết là gì?

Xây dựng niềm tin với đối phương

Để thành công trong thương thuyết, bạn phải xây dựng một bức tường uy tín vững chắc cho mình. Và để làm được điều này, trong quá trình giao tiếp, mỗi câu nói của bạn đều nên đưa ra dẫn chứng rõ ràng, nghĩa là “nói có sách mách có chứng”. Đây sẽ là lợi thế cho những ai có kiến ​​thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể vừa giải đáp vừa hỏi ngược lại đối phương. 

Giữ vững mục tiêu cuộc thương thuyết

Cũng giống như khi tìm việc, bạn cần thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình để kết quả nhận được thực sự khiến bạn hài lòng. Và trong quá trình thương thuyết cũng vậy, nếu không xác định trước mục tiêu và kết quả tối thiểu phải đạt được thì khó có thể thương thuyết thành công. Vì vậy, hãy đặt mục tiêu và cố gắng duy trì nó cho đến khi kết thúc cuộc thương thuyết.

Tham khảo:   Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực

Tuy nhiên, điều này cũng cần được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nói dễ hiểu hơn là căn cứ vào cuộc thảo luận mà phân tích vấn đề từ nhiều phía, hai mặt (tốt và xấu) để đặt ra mục tiêu thực tế hơn.

Quan tâm đến lợi ích của đối phương

Thương thuyết là một kỹ năng có thể giúp chúng ta chinh phục mọi cuộc đàm phán và mang lại lợi ích. Nhưng Win – Win (đôi bên cùng có lợi) mới là mục tiêu cuối cùng mà các người đứng đầu doanh nghiệp hướng tới. Để thực hiện được mong muốn đó, bạn phải luôn lắng nghe người khác và đặt mình vào vị trí của họ. 

Tạo tính khẩn cấp, khan hiếm, sau đó thuyết phục 

Cuối cùng, bạn phải biết cách đánh vào tâm lý của khách hàng và đối tác bằng cách tăng mức độ quan trọng và cấp bách của vấn đề. Song song với đó, nghệ thuật đòn bẩy thuyết phục sẽ giúp bạn vượt qua đối thủ.

Bí kíp trước khi bước vào cuộc thương thuyết

Ngoài những tố chất sẵn có, dưới đây là một số mẹo thương thuyết bạn có thể áp dụng để mang lại tỉ lệ thắng lợi cao hơn:

Xác định mục tiêu rõ ràng

Bạn nên chuẩn bị một kế hoạch và xác định rõ mục tiêu của cuộc thương thuyết. Ví dụ: Mong muốn cuối cùng của cuộc thương thuyết là gì? Bạn đánh giá như thế nào? Bạn sẵn sàng hy sinh bao nhiêu lợi ích để đạt được mục tiêu này?

Thỏa thuận nội bộ trước khi thương thuyết

Trước khi thương thuyết, nội bộ cần có chiến lược chung và cử người đại diện. Điều này làm cho việc lập kế hoạch trôi chảy và ít có khả năng bị trì hoãn. Ngoài ra còn giúp đối phương thấy được sự tôn trọng và đánh giá cao về sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức và chuẩn bị.

Tìm hiểu kỹ về đối phương

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hiểu rõ đối phương là một lợi thế rất lớn, bạn nên nắm vững càng sớm càng tốt. Bạn cần hiểu những điều cơ bản như: Đối phương thực sự muốn gì? Họ sẵn sàng trả bao nhiêu? Họ có khác biệt về văn hóa với chúng ta không? Thực tiễn thương thuyết của họ có khác với chúng ta không?

Tham khảo:   Bạo lực học đường là gì? Hậu quả của bạo lực học đường

Tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng là điều kiện cơ bản trước khi sẵn sàng tham gia cuộc thương thuyết. Nếu bạn khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng, họ cũng sẽ dành một phần nhỏ thiện cảm và tin tưởng vào bạn.

Thái độ tích cực

Đối tác là người sẽ hợp tác với bạn trong việc thực hiện hợp đồng và mang lại lợi ích lớn về sau. Vì vậy, bạn cần duy trì thái độ vui vẻ, hòa đồng, như vậy sẽ khơi dậy được thiện cảm của họ và không khí đàm phán sẽ bớt căng thẳng hơn. Điều này cũng giúp cả hai bên đạt được mục tiêu chung.

Thương thuyết là gì? Chắc hẳn nội dung trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho mình. Chúc bạn vận dụng kỹ năng thương thuyết hiệu quả phục vào thực tế để có những buổi thương thảo thật thành công!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo