24. Kinh doanh thương mại

Tổ chức các mối quan hệ thương mại là gì? Phương pháp ghép

Hình minh hoạ (Nguồn: thempowergroup)

Tổ chức các mối quan hệ thương mại 

Khái niệm

Tổ chức các mối quan hệ thương mại là quá trình ghép mối các doanh nghiệp với nhau trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Theo nghĩa rộng hơn, tổ chức các mối quan hệ thương mại thực chất là quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. 

Đây là khâu công tác đầu tiên của việc tổ chức các mối quan hệ thương mại nhằm thực hiện các kế hoạch thương mại trong nền kinh tế quốc dân.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là:

– Phối hợp có hiệu quả các loại phương tiện trong vận chuyển hàng hóa và phân phối hợp lí luồng hàng giữa các loại phương tiện đó

– Bảo đảm tổng quãng đường vận chuyển ngắn nhất cho mỗi loại phương tiện vận tải

– Bảo đảm giá thành vận chuyển và các chi phí liên quan khác nhỏ nhất, nâng cao

được khả năng cạnh tranh trong mua bán hàng hóa

– Không ngừng mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế trực tiếp, dài hạn giữa các doanh nghiệp nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Phương pháp ghép

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong thương mại, người ta thường sử dụng nhiều phương pháp ghép khác nhau. 

Phương pháp ghép là toàn bộ những biện pháp phân tích, tính toán các nhân tố ảnh hưởng nhằm thiết lập quan hệ giữa các hộ mua hàng với các hộ bán hàng một cách hợp lí mang lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời đảm bảo được lợi ích của cả hai bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Tham khảo:   Hợp đồng trọn gói (Lump-sum Contract) trong đấu thầu là gì?

Thường có các phương pháp ghép sau:

– Phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách

Thực chất phương pháp này là trong khi tính toán việc ghép các hộ mua hàng với một trong hai hộ có khả năng cung ứng, người ta phải tính khoảng cách chênh lệch. Khoảng cách chênh lệch đó là kết quả so sánh các khoảng cách giữa điểm giao và điểm nhận hàng hóa. 

Dựa vào kết quả so sánh chênh lệch khoảng cách, người ta tiến hành ghép các hộ với nhau để tổng quãng đường vận chuyển của hàng hoá ngắn nhất. 

Đây là phương pháp ghép thường áp dụng trong điều kiện có nhiều hộ mua hàng nhưng số lượng các hộ bán hàng không quá 2 đơn vị. Và đó chính là hạn chế của phương pháp này.

– Phương pháp phân tích sơ đồ

Thực chất của phương pháp này là thiết lập một sơ đồ các tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ các hộ bán hàng đến các hộ mua hàng. 

Trên cơ sở sơ đồ đó, trong nhiều trường hợp, người ta có thể thiết lập được các mối quan hệ kinh tế hợp lí trong thương mại mà không cần thiết phải biết thật cụ thể về khoảng cách và tính toán khoảng cách chênh lệch.

Phương pháp phân tích sơ đồ được áp dụng chủ yếu là để giải quyết các vấn đề có tính chất và mục đích phụ, như kiểm tra sự vận động của hàng hóa trong kì đã qua cũng như trong trường hợp ghép các hộ mua bán với nhau đã được thực hiện bằng các phương pháp khác.

Tham khảo:   Tài sản di chuyển (Movable assets) là gì? Các tài sản di chuyển được miễn thuế

Nhằm thiết lập sơ đồ các tuyến đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển hợp lí để tránh vận chuyển hàng hóa đường vòng, vận chuyển ngược chiều…

– Phương pháp toán học và kĩ thuật công nghệ thông tin 

Mục đích của phương pháp toán học là dùng toán học tính toán phân tích để tìm ra phương án ghép tối ưu, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất (thực chất là áp dụng giải bài toán vận tải, tìm phương án tối ưu). 

Trong điều kiện hiện nay, thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Thương mại điện tử đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước. 

Thông qua INTERNET và các phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho người tham gia (các doanh nghiệp) tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo