Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Top Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời

“Một pháo đài bị đổ vỡ không phải vì nó bị tấn công 10 lần vào nơi được gia cố vững chắc nhất. Mà là một lần duy nhất, vào đúng nơi yếu nhất”. Quả thật là vậy, sau khi đọc bài viết này có lẽ một số bạn sẽ phải giật mình, vì đã từng ấp úng khi được hỏi một trong số các câu dưới đây.

Tuy đơn giản, nhưng lại rất ít người chú ý chuẩn bị. Vì vậy, hãy nhanh chóng đọc qua 18 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cùng Masterskills tìm cách trả lời nhé!

1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn 

Đây là các câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ nhiệt tình của bạn đối với công việc. Bạn có thể chia sẻ về sở thích, định hướng nghề nghiệp hay những mối quan tâm trong cuộc sống, lồng ghép với vốn kiến thức và kỹ năng thực tiễn của bạn.

Ví dụ, nếu bạn muốn liên hệ thể thao với công việc, bạn diễn đạt như sau:

“Tôi có niềm yêu thích đối với các hoạt động thể thao và tôi đã là thành viên của một đội bóng đá trong vòng 6 năm. Tình cảm gắn bó, sự tin tưởng trong suốt quá trình luyện tập và thi đấu giữa các thành viên trong đội là điều làm tôi tâm đắc nhất.”

2. Tại sao bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc này? 

Câu trả lời của bạn nên tương tự như một lời quảng cáo về bản thân cho nhà tuyển dụng thấy. Để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể thử áp dụng theo các bước sau:

  • Xác định điểm mạnh của bạn.
  • Xác định nhu cầu của công ty.
  • Tạo danh sách chọn lọc để kết hợp hai yếu tố bên trên.
  • Viết sẵn cách diễn đạt hay nhất để “tô điểm” bản thân.
  • Trả lời một cách tự tin, chân thật.

3. Điều gì khiến bạn mong muốn làm việc tại vị trí này?

Sau khi bạn đã nghiên cứu về công ty và mô tả công việc vì nó liên quan đến kỹ năng bản thân, hãy cô đọng câu trả lời của bạn. Để chuẩn bị câu trả lời, hãy xem xét giải quyết những thông tin sau trong câu trả lời:

  • Vị trí này sẽ giúp bạn thăng tiến như thế nào trong sự nghiệp?
  • Vị trí này có phù hợp với mục tiêu tương lai của bạn không?
  • Công việc này có điều gì độc đáo thu hút bạn?
  • Điều gì khiến bạn đặc biệt phù hợp với công ty hoặc vị trí này?

Câu trả lời của bạn thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về mô tả công việc và cân nhắc xem vị trí đó có phù hợp với bạn ở hiện tại và tương lai hay không. Nếu gặp các câu hỏi phỏng vấn như vậy, hãy thể hiện sự mong muốn của bạn đối với vị trí này trong quá trình trả lời một cách thật thông minh nhé! 

4. Bạn đã có những kinh nghiệm gì liên quan tới vị trí công việc?

Các câu hỏi phỏng vấn này mang lại cho bạn cơ hội trình bày chi tiết những kinh nghiệm có giá trị nhất đối với vị trí ứng tuyển. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đáp ứng những tiêu chuẩn mà họ đưa ra. Bạn có thể xem xét các mẹo sau để trả lời:

  • Định lượng kinh nghiệm của bạn bằng những con số cụ thể
  • Minh họa mối liên hệ giữa kinh nghiệm của bạn và công việc đang ứng tuyển
  • Kết thúc bằng nhấn mạnh mục tiêu công việc

5. Nguyên nhân bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ là gì? 

Để cuộc trao đổi giữa bạn và nhà tuyển dụng trở nên sâu sắc hơn, bạn không nên liệt kê một danh sách dài các lý do nghỉ việc. Hãy lựa chọn một lý do cụ thể đan xen với những chi tiết phụ để giải thích cho lý do đó.

Bạn cần chú ý đến 2 yếu tố để trả lời các câu hỏi phỏng vấn này như sau:

  • Hãy trả lời thành thật. Mạnh dạn thừa nhận nếu bạn rời khỏi công ty vì phạm lỗi trong quá trình làm việc
  • Sử dụng từ ngữ tích cực, câu trả lời tập trung hướng đến phát triển sự nghiệp tương lai của bạn.
các câu hỏi phỏng vấn thông dụng

6. Điểm mạnh của bạn là gì?

Khi gặp các câu hỏi phỏng vấn như vậy, hãy chia sẻ các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Có thể bạn sẽ ngại khi tự đánh giá cao bản thân nhưng nhà tuyển dụng muốn xem bạn thể hiện mình là một ứng cử viên tuyệt vời như thế nào. 

Tham khảo:   Tuyệt Chiêu Chinh Phục Câu Hỏi Phỏng Vấn Kiểm Toán Thường Gặp

Cân nhắc công thức trả lời dưới đây để áp dụng cho buổi phỏng vấn của mình nhé:

  • Liệt kê một vài phẩm chất tốt của bạn (tài lãnh đạo, trách nhiệm trong công việc…)
  • Đưa ra các ví dụ để chứng minh 
  • Liên hệ điểm mạnh của bản thân với yêu cầu của vị trí ứng tuyển

7. Điểm yếu của bạn là gì?

Bạn có thể cảm thấy khó xử khi thảo luận về những điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, khi được trả lời các câu hỏi phỏng vấn, việc chia sẻ điểm yếu cho thấy bạn tự nhận thức được khuyết điểm của mình và không ngừng học hỏi để khắc phục chúng. 

Hãy xem xét sử dụng cách trả lời sau:

  • Lựa chọn một điểm yếu không quá ảnh hưởng tới khả năng bạn hoàn thành công việc. 
  • Thêm bối cảnh để thể hiện bản thân gặp phải điểm yếu đó.
  • Đưa ra ví dụ để cho thấy điểm yếu đó đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
  • Chia sẻ cách mà bạn nỗ lực vượt qua điểm yếu đó.

Đừng sử dụng những câu trả lời mẫu có sẵn trên mạng như “quá kỹ tính”, hay “không có điểm yếu nào” mà hãy thành thật nhé! Nhà tuyển dụng sẽ tập trung đánh giá về cách bạn tự đánh giá bản thân và giải pháp khắc phục hơn là “soi mói” điểm mạnh-yếu thực sự của bạn.

8. Bạn đã gặp những thử thách, trở ngại nào trong công việc?

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn trên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về cách bạn giải quyết vấn đề. Câu trả lời của bạn cần có 3 thông tin chính sau:

  • Nêu cụ thể tình huống và vấn đề đã xảy ra cũng như cách bạn đánh giá, phân tích chúng.
  • Chia sẻ chi tiết cách bạn xử lý tình huống đó, từ bước lên kế hoạch đến thực hiện giải pháp.
  • Đề cập đến kết quả thu được sau khi giải quyết vấn đề.

9. Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

Thật dễ dàng để tìm ra những thành tích ấn tượng của bạn. Tuy nhiên, đối với các câu hỏi phỏng vấn trên, hãy lựa chọn thành tích thể hiện giá trị của bạn trong công việc và liên quan đến vị trí ứng tuyển. 

Phương pháp STAR (Situation – Tình huống, Task – Công việc, Approach – Cách tiếp cận, Result – Kết quả) là một công cụ tuyệt vời để đảm bảo bạn làm nổi bật những phần câu chuyện của mình mà nhà tuyển dụng muốn nghe.

10. Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Các câu hỏi phỏng vấn này thể hiện sự quan tâm của nhà tuyển dụng đến mức độ hợp tác của bạn với đội nhóm. Họ muốn xem thử bạn có đánh giá và nhìn nhận bản thân mình như thế nào.

Không nên lựa chọn một trong hai, một ứng cử viên xuất sắc là người có thể làm việc độc lập tốt đồng thời cũng phối hợp hiệu quả với đội nhóm của mình. Dù làm việc độc lập hay theo nhóm đều quan trọng, nếu bạn không giỏi một trong hai thì hãy bày tỏ cho nhà tuyển dụng thấy sự quyết tâm cải thiện để trở nên tốt hơn.

Tham khảo:   Phỏng Vấn Với Nhà Tuyển Dụng Người Nhật Cần Lưu Ý Điều Gì?

11. Nếu tôi muốn hỏi một đồng nghiệp cũ/sếp cũ của bạn để mô tả về bạn, họ sẽ nói gì?

Đây là các câu hỏi phỏng vấn được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá tính cách và khả năng tự nhìn nhận bản thân. Họ có thể tham khảo thông tin từ đồng nghiệp cũ của bạn rồi đối chiếu lại với câu trả lời xem mức độ trung thực của ứng viên như thế nào.

Để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn như vậy, bạn cần đặt mình vào vị trí của người khác rồi tự đánh giá bản thân một cách khách quan. Sau đó so lại với những thế mạnh của bản thân, kể những điểm tốt thông qua câu chuyện sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng với nhà tuyển dụng.

các câu hỏi phỏng vấn phổ biến
Nguồn ảnh: Unsplash

12. Bạn hay bị stress hay áp lực trong những trường hợp nào? Cách bạn vượt qua nó là gì?

Cách tổ chức công việc và cả những điều làm ảnh hưởng đến động lực hay kết quả công việc của bạn đều được thể hiện thông qua câu trả lời của loại câu hỏi phỏng vấn này. Nó dùng để đánh giá xem bạn có phải là người làm việc khoa học hay không.

Mẹo để trả lời là hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn biết cách xử lý và vượt qua những áp lực trong quá khứ. Với những áp lực trong công việc, ngoài việc tự tìm phương pháp giải quyết, bạn cũng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp – điều này cho thể khả năng hợp tác và thỏa thuận của chính mình trong công việc nữa đấy.

13. Vì sao chúng tôi nên cho bạn cơ hội gia nhập đội ngũ cùng với công ty? 

Đây là các câu hỏi phỏng vấn mang tính thử thách cao song nó cũng là cơ hội tốt để bạn cho nhà tuyển dụng thấy những kiến thức, kỹ năng cùng như tiềm năng phát triển của mình.

Dưới đây là dàn ý mà bạn có thể đưa vào câu trả lời:

  • Phương pháp hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao của bạn
  • Cách bạn thích nghi với văn hóa của công ty
  • Những tốt chất nổi bật của bạn so với ứng viên khác

14. Bạn mong đợi điều gì ở vị trí mới/ môi trường mới? 

Thông qua các câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được những mong muốn của ứng viên. Từ đó cân nhắc về sự phù hợp với vị trí công việc, chế độ đãi ngộ và ngân sách của công ty. 

Hãy trả lời một cách chân thành, tích cực và cụ thể. Bày tỏ hy vọng về cơ hội phát triển, môi trường làm việc thân thiện, chế độ đãi ngộ xứng đáng với những cống hiến của bạn.

15. Bạn mong đợi người quản lý của mình sẽ như thế nào? 

Từ câu trả lời của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được kỳ vọng mà bạn dành cho nhà quản lý, qua đó đánh giá mức độ phù hợp của bạn với nhà quản lý trực tiếp khi đi làm.

Không cần trả lời các câu hỏi phỏng vấn này một cách quá chi tiết. Bạn có thể đề cập những phẩm chất mà nhà quản lý thường có ví dụ như tài lãnh đạo, truyền cảm hứng, giỏi chuyên môn…

cách trả lời câu hỏi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Unspash.

16. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn trên là đảm bảo kỳ vọng về mức lương của bạn phù hợp với ngân sách của họ cho vị trí ứng tuyển. Nếu bạn đưa ra mức lương cực kỳ thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thị trường của vị trí, điều đó sẽ cho rằng bạn không biết giá trị của mình ở đâu. 

Hãy tìm hiểu về phạm vi mức lương của vị trí ứng tuyển trên thị trường. Đưa ra cho nhà tuyển dụng một mức lương kỳ vọng phù hợp với năng lực của bạn. Bày tỏ cho họ thấy rằng có thể thảo luận mức lương hợp lý cho cả hai bên. 

Tham khảo:   Bật Mí Cách Viết Mail Nhờ Giúp Đỡ Gây Ấn Tượng Và Thuyết Phục

Nếu các câu hỏi phỏng vấn trên xuất hiện đầu buổi phỏng vấn, nhưng bạn vẫn chưa muốn trả lời thì có thể đề xuất với nhà tuyển dụng rằng muốn hỏi thêm một số vấn đề về vị trí trước khi trả lời câu hỏi.

17. Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 1 năm/3 năm tới sẽ như thế nào?

Nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về định hướng và tham vọng của bạn, cân nhắc xem liệu bạn có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Cụ thể họ có thể hỏi bạn về mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới, 1 năm hoặc 3 năm. Các câu hỏi phỏng vấn này còn giúp họ so sánh xem liệu lộ trình thăng tiến tại công ty có thích hợp với bạn không, cũng như đánh giá tư duy và sự nghiêm túc bạn dành cho công việc.

Bạn hãy chia sẻ về mục tiêu trong những năm tới và cách để bạn hoàn thành được chúng. Nên lồng ghép những chi tiết liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Tránh đề cập đến sự cam kết lâu dài với công ty, không có gì là chắc chắn cho những định hướng này của bạn.

18. Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không? 

Theo khảo sát của The Balance Careers, ứng viên thường có sai lầm chỉ hỏi về những điều cơ bản như lương bổng, phúc lợi hay thời gian làm việc. Điều này thể hiện bạn chưa xác định cùng phát triển lâu dài với công ty (1).

Ứng viên thảo luận về câu hỏi phỏng vấn

Một số câu hỏi gợi ý dành cho bạn như sau:

  • Đề nghị nhà tuyển dụng phản hồi về cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn, xem thử còn những thiếu sót nào bạn cần khắc phục không.
  • Hỏi về kế hoạch trong tương lai của công ty như tầm nhìn phát triển sản phẩm hoặc lợi thế cạnh canh của công ty.
  • Thảo luận về những khó khăn công ty từng gặp phải và cách họ giải quyết vấn đề như thế nào.

Như câu nói nổi tiếng của Benjamin Franklin, “Nếu bạn thất bại trong việc lập kế hoạch, thì bạn đang lập kế hoạch cho chính sự thất bại của mình.” Bạn đã sẵn sàng thực hiện thành công buổi phỏng vấn xin việc của mình chưa? Khám phá thêm nhiều cơ hội việc làm cùng Masterskills nhé!

Nguồn tham khảo: 

  1. Job Interview Questions.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo