Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Tổng Hợp Câu Hỏi Phỏng Vấn Thực Tập Và Lưu ý Khi Trả Lời

Công việc thực tập ắt hẳn đã không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng. Bởi công việc thực tập mang lại rất nhiều lợi ích cho việc học tập cũng như con đường sự nghiệp tương lai của các bạn.

Nhưng để trở thành thực tập sinh của bất kỳ một công ty nào, vấn đề đầu tiên mà các bạn cần phải đối mặt chính là vòng phỏng vấn.

Vậy bạn nên chuẩn bị những gì để nâng cao tỷ lệ vượt qua vòng phỏng vấn thực tập? Cùng Masterskills Việt Nam tìm hiểu bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.

Những điều cần biết về việc thực tập

Thực tập sinh hay còn gọi là Intern, vị trí thực tập sinh dành cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm có cơ hội tiếp xúc với công việc chuyên ngành mà mình đã chọn hoặc sinh viên của các trường đại học, cao đẳng để làm luận văn tốt nghiệp.

Thời gian thực tập thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian này, thực tập sinh sẽ được người quản lý dẫn dắt và bước đầu tiếp cận với các công việc chuyên môn bằng những việc đơn giản, cơ bản.

Sau quá trình thực tập, thực tập sinh sẽ nhận đánh giá từ người quản lý hoặc nhân viên trong bộ phận. Nếu thành tích làm việc tốt và có mong muốn tiếp tục làm việc tại công ty thực tập, thực tập sinh có cơ hội trở thành nhân viên chính thức.

Công việc thực tập có lợi ích gì?

  • Báo cáo thực tập cho nhà trường 

Thực tập dường như đã thành một môn bắt buộc đối với đa số các trường đại học, cao đẳng. 

Nếu kết quả thực tập tốt, bạn có thể có được một học bạ vô cùng xuất sắc, giúp bạn ghi được nhiều điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng cho công việc trong tương lai.

  • Tiếp cận với môi trường làm việc

Môi trường làm việc thực tế luôn khác xa so với khi bạn còn ngồi ở ghế nhà trường. Việc trở thành thực tập sinh sẽ giúp bạn làm quen được với môi trường, công việc, đồng nghiệp, quản lý một cách chân thật. 

Trong công việc thực tế, sẽ không có giáo viên hướng dẫn bạn từng bước, bạn sẽ tập làm quen được với sự tự thân vận động cho công việc mình được giao.

  • Áp dụng những kiến thức mình đã học vào công việc

Công việc thực tập sẽ giúp bạn đối mặt với những công việc, áp dụng những kiến thức mình đã học vào công việc thực tế. Điều này không những giúp bạn nhớ vững kiến thức hơn, mà còn hình thành cho bạn kỹ năng giải quyết vấn đề.

  • Bước đầu tiếp cận được với chuyên ngành mình đã chọn

Công việc thực tập cũng giúp bạn có cái nhìn đúng đắn, chính xác hơn với chuyên ngành mình đã chọn để có những lựa chọn cho con đường sự nghiệp trong tương lai.

phỏng vấn thực tập
Công việc thực tập giúp bạn bước đầu làm quen với môi trường,  công việc, đồng nghiệp,… thực tế.

Kinh nghiệm xương máu khi phỏng vấn thực tập sinh

Đối với vị trí thực tập, nhà tuyển dụng sẽ không đòi hỏi quá khắt khe về kinh nghiệm của bạn. Việc bạn có vượt qua được buổi tuyển dụng hay không phụ thuộc phần lớn vào thái độ và cách bạn trả lời những câu hỏi trong buổi phỏng vấn thực tập.

Để có thể vượt qua buổi phỏng vấn tốt đẹp nhất, bạn hãy rèn luyện cho mình một phong thái tự tin, chuyên nghiệp.

Bạn cũng nên chuẩn bị trước một số câu hỏi các nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn. Hãy trả lời những câu hỏi này một cách chân thành và thành thật nhất. Đừng dối trá, cũng đừng tự nâng bản thân mình lên quá cao.

Nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để tìm ra những lỗ hổng trong câu trả lời của bạn nếu đó là câu trả lời gian dối.

Trang phục cho buổi phỏng vấn, cách bạn cư xử, giao tiếp với mọi người cũng là một chìa khóa giúp bạn ghi nhiều điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tham khảo:   Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Đại Sứ Quán Hàn Quốc Mới Nhất

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh và cách phản hồi

1. Bạn giới thiệu về bản thân mình nhé?

Đây thường là câu hỏi đầu tiên được các nhà tuyển dụng đặt ra trong hầu hết các buổi phỏng vấn. Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn một lần nữa xác nhận lại những thông tin mà bạn đã nêu trong CV từ chính bạn.

Hãy giới thiệu thật đầy đủ các thông tin cá nhân của bản thân như họ tên, tuổi, chuyên ngành, điểm mạnh, điểm yếu, v.v. 

Diễn đạt mọi thứ với một phong thái thật tự tin nhưng cũng phải điềm đạm, nhẹ nhàng. Nếu phần mở đầu của bạn thật sự tốt, bạn hoàn toàn có thể gây được ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng.

2. Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì?

Câu hỏi được đặt ra để các nhà tuyển dụng đánh giá thái độ khi xin việc của bạn, cũng như định hướng sự nghiệp của bạn trong tương lai có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.

Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho câu hỏi này. Đối với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể nêu từ 2 đến 4 mục tiêu khi trở thành nhân viên của công ty. 

Đối với mục tiêu dài hạn bạn có thể mong muốn trở thành một leader, một người quản lý. Nhưng hãy nhớ rằng, mục tiêu không nên quá sớm và xa vời so với bản thân hiện tại.

phỏng vấn thực tập sinh
Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai là câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá được định hướng của bạn có phù hợp với công ty không.

3. Phong cách làm việc của bạn như thế nào?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng sử dụng để tìm hiểu thêm về phong cách của bạn trong công việc.

Một người làm việc hiệu quả là người biết sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc, có thể quản lý thời gian, quản lý công việc, có kế hoạch định hướng rõ ràng cho công việc.

Để trả lời câu hỏi này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc bằng những ví dụ bạn đã quản lý tốt thời gian, công việc của mình như thế nào trong bất kỳ trường hợp nào trong cuộc sống.

4. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu thông tin của công ty thông qua các kênh như internet, báo chí, người quen, v.v. 

Tránh trả lời lan man vào những nội dung, thông tin không cần thiết. Hãy tập trung vào các thông tin như lĩnh vực hoạt động, lịch sử hình thành, các cột mốc quan trọng của công ty,…

Trả lời tốt câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và thái độ cầu tiến của bạn khi xin việc thực tập.

5. Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Đừng vội vàng đưa lời đáp qua loa cho câu hỏi này bằng những câu trả lời qua loa như bởi bạn đang cần một công việc thực tập, bởi bạn thấy công ty đang tuyển dụng nên ứng tuyển, v.v. 

Hãy trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được công ty thích hợp với bạn như thế nào qua những thông tin bạn đã tìm hiểu được như chế độ, phúc lợi, mức lương, v.v. 

Các thành tích, thành tựu mà công ty đã đạt được trên thị trường, tên tuổi của công ty, bạn sẽ vinh hạnh như thế nào khi trở thành một trong những nhân viên của công ty, v.v., cũng là một gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi này dễ dàng hơn.

Cẩu trả lời của bạn sẽ giúp các nhà tuyển dụng được giá được sự thích hợp giữa bạn và công ty hơn.

6. Hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Hãy thành thật đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cho câu hỏi này của nhà tuyển dụng. Lưu ý cho câu hỏi này, bạn nhớ đừng tự cao mà liệt kê quá nhiều điểm mạnh mà không liệt kê điểm yếu. Bởi con người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm.

Tham khảo:   Kinh Nghiệm Phỏng Vấn FPT Shop Và Các Lưu Ý Quan Trọng  

Với điểm mạnh, hãy đứng trên vị trí lãnh đạo công ty, suy nghĩ xem với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển cần có những ưu thế, điểm mạnh gì.Từ đó liệt kê từ 3 đến 4 kỹ năng, tính cách mà bạn cho rằng phù hợp với những ưu thế, điểm mạnh của công việc.

Với điểm yếu, hãy lựa chọn những yếu kém của bản thân mà nhà tuyển dụng có thể chấp nhận được. Đồng thời, cũng nên đưa ra hướng khắc phục những yếu điểm đó trong tương lai của bạn như thế nào.

câu hỏi phỏng vấn thực tập
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng cho phép bạn tự đánh giá bản thân mình nên hãy thành thật tự nêu ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

7. Bạn có thể thực tập không lương không?

Hiện nay, chưa có bất cứ quy định nào của pháp luật về việc công ty có trách nhiệm buột phải trả lương cho nhân viên thực tập.

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy cân nhắc những ưu điểm và khuyết điểm của công việc thực tập không lương.

Ưu điểm của việc thực tập không lương là áp lực và khối lượng công việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhược điểm là sẽ không có nhiều động lực cho bạn làm việc.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc những yếu tố như tính chất công việc, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, những kinh nghiệm mà bạn có thể học được sau quá trình thực tập, v.v., để đưa ra quyết định cho câu hỏi này.

8. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Thông thường, trên tin tuyển dụng của mình, công ty thường đã đề rõ mức lương. Nếu bạn cảm thấy kinh nghiệm của bản thân cao hơn so với nhà tuyển dụng mong đợi, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một con số cao hơn.

Trong trường hợp nhà tuyển dụng chưa ghi rõ mức lương. Bạn cũng có thể đề xuất một con số cụ thể.

Nhưng lưu ý, vị trí bạn đang ứng tuyển là thực tập sinh. Mức lương cho vị trí này sẽ không quá cao. Hơn nữa còn tùy thuộc vào vùng, miền, thành phố lớn nhỏ, v.v., mà mức lương sẽ dao động. 

Vì vậy, hãy đưa ra một số phù hợp với bản thân cũng như phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường nhé.

9. Bạn có câu hỏi hay yêu cầu gì ở chúng tôi không?

Đây thường sẽ là câu hỏi được các nhà tuyển dụng hỏi để kết thúc buổi phỏng vấn.Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thời gian làm việc, tính chất công việc, quyền lợi, chế độ, v.v., đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Thông qua câu hỏi này, các nhà tuyển dụng thấy được mức độ quan tâm của bạn đối với công việc, và họ cũng sẽ sẵn sàng cởi mở để chia sẻ với bạn những điều bạn còn chưa nắm rõ.

Tuyệt đối không nói những câu này khi phỏng vấn thực tập sinh

1. Mọi thông tin đã có trong CV của tôi

Những câu hỏi trong buổi phỏng vấn như thông tin cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu mặc dù đã được bạn trình rõ ràng trong CV xin việc. Nhưng đừng bao giờ nói mọi thông tin đã có trong CV.

Mặc dù đã có trong CV nhưng điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy là kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình, cách bạn nói chuyện trước đám đông.

Nếu có câu trả lời như trên, khả năng rất cao bạn sẽ trượt buổi phỏng vấn đấy.

kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh
“Mọi thông tin đã có trong CV của tôi” – câu trả lời này bạn tuyệt đối không được nói trong buổi phỏng vấn thực tập sinh.

2. Tôi được trả mức lương bao nhiêu cho công việc này?

Nếu nhà tuyển dụng đề cập với bạn vấn đề này trước, bạn hoàn toàn có thể tự do trao đổi mức lương mong muốn của mình với nhà tuyển dụng.

Nhưng nếu không, tuyệt đối không nên đề cập câu hỏi này trước họ hỏi bạn. Đây sẽ là điểm trừ rất lớn của bạn trong buổi phỏng vấn thực tập sinh.

3. Tôi không biết

Trong buổi phỏng vấn có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi một số câu hỏi vượt ngoài kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn.

Tham khảo:   12 Câu Hỏi Phỏng Vấn Node.JS Phổ Biến Nhất Và Gợi Ý Trả Lời 

Mục đích của những câu hỏi này, ngoài để kiểm tra trình độ chuyên môn của bạn, còn để các nhà tuyển dụng thấy được cách bạn ứng phó với những tình huống khó.

Vì vậy, thay vì trả lời không biết. Bạn có thể trả lời rằng những kiến thức này bạn chưa được học hoặc chưa được thực hiện trong quá trình đi học và hãy đưa ra hướng giải quyết rằng sẽ học hỏi và khắc phục sau buổi phỏng vấn.

4. Quản lý cũ và công ty cũ của tôi không tốt

Nếu đã từng có kinh nghiệm làm việc ở những công ty khác trước đó, rất có thể các nhà tuyển dụng sẽ có thêm câu hỏi lý do bạn nghỉ việc.

Bạn có thể nêu ra những điều không phù hợp ở công ty cũ, nhưng tuyệt đối đừng nói xấu quản lý cũ và công ty cũ của họ. Điều này sẽ làm họ suy nghĩ liệu khi bạn vào làm tại công ty họ, nếu như bạn nghỉ việc, bạn có tiếp tục nói xấu họ như cách bạn đang làm.

Có thể bạn đã gặp phải những điều tiêu cực ở công ty cũ, nhưng đừng để mất điểm ở buổi phỏng vấn bởi vì nói xấu họ.

5. Tôi không hề có điểm yếu nào cả

Tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên không chỉ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực ứng viên, mà còn để họ sắp xếp được công việc phù hợp với thế mạnh và yếu điểm cho ứng viên của mình.

Và con người không có ai là hoàn toàn hoàn hảo. Nếu bạn trả lời không có điểm yếu, rất có thể nhà tuyển sẽ cho rằng bạn không thể tự đánh giá được bản thân mình. Như vậy làm sao họ có thể giao những công việc trong công ty cho bạn?

5. Tôi không có gì để hỏi

Để kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ cho bạn thời gian để đưa ra những thắc mắc về công việc và quyền lợi của bạn.

Ngoài để giải đáp những thắc mắc của bạn, câu hỏi cũng cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ xin việc và mức độ quan tâm của bạn đối với công việc.

Nếu bạn trả lời không có gì để hỏi, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không chú tâm đến công việc mà mình ứng tuyển, cũng như không có thái độ hoàn toàn tận tâm cho buổi phỏng vấn của mình.

Kết luận

Ngoài chuẩn bị thật tốt câu trả lời cho những câu hỏi đã được nêu trong bài viết bên trên thì thái độ khi đi phỏng vấn, trang phục, tác phong, ứng xử, v.v. của các bạn cũng chìa khóa giúp bạn vượt qua được vòng phỏng vấn.

Qua bài viết trên, hi vọng Masterskills Việt Nam đã giúp các bạn có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn thực tập sinh.

Chúc bạn thành công. 

Đừng quên tiếp tục theo dõi Masterskills Việt Nam để tiếp tục cập nhật thêm những bài viết hữu ích bạn nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo