Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Bộ 25 Câu Hỏi Phỏng Vấn Lập Trình Viên Thường Gặp Khi Xin Việc

Phỏng vấn là một trong những khâu quan trọng và cần chuẩn bị kỹ càng nhất khi đi xin việc. Đặc biệt, với các ngành đặc thù và cần chuyên môn cao như lập trình viên, buổi phỏng vấn sẽ đóng vai trò quyết định 80% tỷ lệ “đậu” vị trí đó.

Do đó, để giúp các bạn lập trình viên củng cố niềm tin và chuẩn bị sẵn “tư trang chiến đấu” trong cuộc phỏng vấn khốc liệt này, Masterskills xin gửi tặng bạn bộ 25 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên mà nhà tuyển dụng thường sử dụng.

Top 25 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên dễ gặp nhất

Mỗi cây mỗi hoa và mỗi nghề mỗi khó, nhà tuyển dụng là những người có kiến thức sâu rộng và có mắt nhìn người vô cùng tinh tế. Họ sẽ biết sử dụng những câu hỏi nào để có thể giúp bạn bộc lộ được năng lực và cá tính thật của bản thân.

Vậy làm thế nào để lập trình viên có thể ứng biến với các câu hỏi khó và lọt được vào “mắt xanh” của những nhà tuyển dụng? Hãy cùng xem qua những gợi ý mà Masterskills chia sẻ dưới đây nhé.

phỏng vấn lập trình viên
Những câu hỏi phỏng vấn lập trình viên cho bạn

Câu hỏi sơ lược để nắm thông tin ứng cử viên

Vượt qua vòng CV sẽ là một buổi gặp mặt phỏng vấn trực tiếp và “đầu xuôi đuôi mới lọt”, ngoài những thông tin đã được ứng viên ghi rõ trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi kỹ hơn và nhiều hơn những thông tin bên ngoài khác để biết được mức độ phù hợp của bạn với công ty. Lúc này điều bạn cần là bình tĩnh và trả lời một cách tinh tế những câu hỏi đó. 

1. Giới thiệu về bản thân mình và kinh nghiệm về lập trình

câu hỏi phỏng vấn lập trình viên
Giới thiệu về bản thân mình là một lập trình viên

Bắt đầu mọi cuộc phỏng vấn thì đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng luôn đặt ra cho các ứng viên. Mặc dù các thông tin về họ tên và kinh nghiệm của bạn đã được viết chi tiết tại CV, nhưng đây là một câu hỏi quan trọng và không thể thiếu để mở ra một cuộc trao đổi ăn ý. 

Giới thiệu bản thân không đơn thuần là việc bạn giới thiệu họ và tên, nhà tuyển dụng muốn được nghe nhiều hơn những thứ hay ho nằm ngoài CV của bạn. Chia sẻ ngắn gọn về bản thân cùng kinh nghiệm trong 2 đến 5 phút sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé. 

2. Điều gì khiến bạn bắt đầu với nghề lập trình viên?

Mỗi câu hỏi được đặt ra đều có mục đích riêng của nó, và đây là câu hỏi phỏng vấn lập trình viên để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ bạn đam mê với nghề lập trình tới đâu. 

Vì vậy với câu hỏi này, bạn cần có một năng lượng tích cực, thể hiện được sự nhiệt huyết và hào hứng đối với nghề lập trình viên, công nghệ và những xu hướng công nghệ mới. Chia sẻ những mục tiêu trong CV của bạn cũng là một cách để trả lời cho câu hỏi này.

3. Bạn có thể nhận xét các điểm mạnh, yếu của bạn là gì?

Điểm mạnh và điểm yếu là một câu hỏi có mặt ở bất kỳ buổi phỏng vấn nào cho tất cả các vị trí khi bạn tham gia ứng tuyển. Tuỳ thuộc vào mỗi môi trường và tính chất công việc để chúng ta đưa ra những câu trả lời phù hợp. 

Thông thường ứng viên sẽ trả lời an toàn bằng cách nêu ra điểm yếu của bản thân nhưng sử dụng điểm mạnh của mình để khoả lấp điểm yếu đó. 

Tuy nhiên, nếu tinh tế một chút bạn có thể tự tin khẳng định những điểm yếu của bản thân cũng là những ưu điểm khi mà bạn biết đặt nó đúng chỗ. Hãy tinh tế trước câu hỏi có nhiều đáp án này nhé.

4. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên của công ty chúng tôi?

Việc tìm cho mình một công việc như ý là nhu cầu của ứng viên, đừng ngại ngùng chia sẻ thật mong muốn của bản thân bạn. 

Nhà tuyển dụng luôn biết rằng những điều bạn nói có thật hay không, và hãy giật lấy ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những gì bạn tìm hiểu được về công ty và những thứ liên quan tới công việc sắp tới của bạn.

5. Bạn đánh giá kiến thức hiện tại của bạn giúp được gì trong công việc này?

Những câu hỏi liên quan tới kiến thức và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phải là ứng viên sáng giá cho vị trí đang tuyển dụng hay không. 

Và câu hỏi này không đơn thuần là hỏi về kiến thức của bạn. Cái nhà tuyển dụng muốn thấy là thái độ của bạn trước câu hỏi này như thế nào. 

Nếu bạn là một người dày dặn kinh nghiệm thì nên đưa ra một số đầu mục công việc bạn có thể hoàn thiện với thái độ khiêm tốn. Nếu không phải là một người lâu năm kinh nghiệm thì bạn có thể trở thành một người có thái độ và tinh thần làm việc tốt. 

Tham khảo:   Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn “Tại Sao Bạn Lại Chọn Công Ty Chúng Tôi?”

Dù vị trí ứng tuyển là mới so với bạn thì cũng hãy tự tin và chia sẻ thế mạnh của bản thân. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có tinh thần làm việc tốt và phù hợp với văn hóa công ty.

6. Bạn đã tham gia các dự nào chưa? Vai trò của bạn trong dự án đó là gì?

Đây là một câu hỏi chuyên môn đơn thuần cho các lập trình viên. Lúc này bạn chỉ cần chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Nói nhiều hơn về những dự án lớn để giúp bạn tạo được ấn tượng và khiến cho những chia sẻ của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

7. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Rất nhiều ứng viên bắt đầu buổi phỏng vấn rất tốt, nhưng tới câu hỏi này thì với sự hưng phấn quá độ khiến nhiều bạn đem hết những gì xảy ra tại công ty cũ kể cho nhà tuyển dụng, và kết quả như thế nào thì các bạn biết đó. 

Đừng đề cập tới những vấn đề “không vui” đã xảy ra. Bạn hãy nói về những dự định của bản thân hoặc là những hướng đi không còn phù hợp, có thể nói tới những điểm nổi bật mà công ty bạn đang ứng tuyển mà công ty cũ chưa đáp ứng được. Đây chắc chắn sẽ là điểm cộng dành cho bạn đó.

8. Bạn kỳ vọng công việc này có những thách thức nào với bạn?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần có kiến thức đủ rộng và đủ sâu trong nghề lập trình viên. Việc luôn tìm kiếm cho mình những thách thức để chinh phục cũng là lý do mà công nghệ ngày một phát triển. Hãy chia sẻ những kỳ vọng về nghề nghiệp và có gắn liền với công ty bạn ứng tuyển nhé. 

9. Để một team có thể phối hợp thành công, những yếu tố nào là quan trọng nhất?

Mục đích chính của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Bạn hãy chia sẻ những yếu tố ngắn gọn như khả năng lắng nghe, thấu hiểu, đoàn kết, v.v. 

Câu hỏi chuyên môn về ngành lập trình viên

Sau những câu hỏi để đánh giá bạn có phù hợp với văn hoá công ty hay không, tiếp đó là những câu hỏi về chuyên môn của lập trình viên. Một ứng viên sáng giá phải đáp ứng được 2 tiêu chí là có năng lực và kỹ năng làm việc tốt, cũng như phù hợp với văn hoá của công ty.

10. Đâu là ngôn ngữ lập trình bạn thành thạo nhất?

Hãy chia sẻ thật về ngôn ngữ lập trình nào là thế mạnh của bạn, ví dụ nếu bạn đang ứng tuyển Android Developer thì hãy nêu những điểm mạnh về Java. Và nhớ hãy hạn chế việc chia sẻ những thông tin không liên quan tới vị trí của bạn đang ứng tuyển nhé.

11. Bạn đã từng làm việc với mô hình phát triển phần mềm Agile/Scrum không?

Nói tới mô hình phát triển phần mềm thì Agile là một trong những phương pháp thông dụng nhất. Nếu bạn đã từng làm việc với mô hình này thì hãy chia sẻ những trải nghiệm và khả năng của bản thân. 

Còn nếu không bạn có thể nói về những hiểu biết của bản thân về Agile/Scrum. Nhưng nếu được bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về nó trước khi phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó. 

Đây là câu hỏi để đánh giá kiến thức của các lập trình viên PHP. Bạn có thể chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu của Session và Cookie như: Session có tính bảo mật cao và lưu trữ không giới hạn, còn Cookie thì sẽ bị giới hạn. Session lưu trữ dữ liệu trên server còn Cookie thì lưu trữ trên trình duyệt của Client .

13. Công cụ quản lý source code nào mà bạn thường sử dụng nhất?

Quản lý mã nguồn là công việc mà lập trình viên nào cũng cần phải làm. Việc sử dụng công cụ để quản lý source cho thấy bạn có khả năng quản lý tốt những dữ liệu cũng như công việc của bản thân.

Hãy tìm hiểu thêm về khái niệm và điểm khác biệt của SVN và GIT – hai loại ứng dụng phổ biến nhất dùng trong việc phát triển phần mềm. 

14. Phân biệt Abstract class và Interface?

Nếu là một lập trình viên C# thì bắt buộc bạn phải nhớ, Abstract class và Interface đều có công dụng khai báo các phương thức trừu tượng nhưng sự khác nhau nằm ở: 

  • Abstract class gom các hoạt động được thực hiện ở các lớp khác nhau cùng thừa kế 1 loạt tính chất. Abstract class chỉ có thể kế thừa được 1 abstract class.
  • Interface chỉ cho 1 đối tượng và một interface có thể kế thừa từ nhiều interface khác.

15. So sánh hai dịch vụ web REST và SOAP

Cách client giao tiếp với server thông qua SOAP bị hạn chế nhiều với các quy tắc và format rắc rối. Còn REST có thể giao tiếp thông qua giao thức HTTP và không có nhiều quy tắc rườm rà. Đây chính là sự khác nhau chính của REST và SOAP.

Tham khảo:   Top 40 Câu Hỏi Phỏng Vấn Digital Marketing Thường Gặp Nhất

16. ETL là gì và khi nào nên sử dụng nó?

ETL là viết tắt của cụm từ: Extract, Transform, Load, hiểu đơn giản đây là một trong những phương pháp tiếp cận với công cụ chuyển đổi dữ liệu. ETL sẽ trích xuất tất cả các dữ liệu từ hệ thống nguồn đa dạng. 

Khi nhận báo cáo và phân tích dữ liệu thì ETL sẽ phân tích cái nhìn tổng hợp và trả về kết quả tối ưu cho người dùng.

17. Làm cách nào để đảm bảo chất lượng source code?

Source có những tiêu chí riêng biệt và để đảm bảo chất lượng source code, chúng ta cần: 

  • Rà soát xem source code có đang chạy đúng requirement hay không
  • Code có được viết đúng phong cách không
  • Tránh trùng lặp, lỗi code trong câu điều kiện, câu so sánh
  • Test đầy đủ…

Câu hỏi về kỹ năng của lập trình viên

Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết của một lập trình viên giỏi mà bạn không thể bỏ qua, và đây là điểm mấu chốt giúp nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên ưu tú nhất.

câu hỏi phỏng vấn IT
Tester báo bug vô lý? Bạn có sợ?

18. Nếu tester báo một bug vô lý, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Lúc này bạn cần giữ một cái đầu lạnh và một tâm lý bình tĩnh. Nhà tuyển dụng không muốn nghe cách bạn xử lý, mà muốn coi cách bạn phân tích đánh giá vấn đề như nào. 

Trường hợp tester báo một lỗi bug vô lý, bạn hãy trả lời cho nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề. Sau đó, bạn sẽ tìm cách từ chối bug đó với lý do hợp lý và phối hợp làm việc cùng tester trên tinh thần hợp tác, không tỏ ra khó chịu hay tư thù cá nhân.

19. Bạn phối hợp với đội tester như thế nào?

Lập trình viên và tester luôn như “tay với chân” và để sản xuất ra được một sản phẩm tốt thì 2 bộ phận này cần phải làm việc chặt chẽ  và gắn kết với nhau. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn làm việc tốt với đội ngũ tester nhé. 

20. Nếu bạn có một khách hàng đưa ra yêu cầu và mức giá không phù hợp, bạn sẽ xử lý thế nào?

Đây là lúc mà sự chuyên nghiệp lên tiếng, hãy thể hiện sự thiện chí, hoà hoãn và bình tĩnh xử lý tình huống. Hãy phân tích và đưa ra một số giải pháp cho khách hàng với mức chi phí tối ưu hơn hoặc chia nhỏ các đầu mục để khách hàng nắm bắt được khối lượng công việc, từ đó hiểu được sự quan trọng của từng hạng mục và đưa ra mức giá phù hợp hơn. 

21. Bạn đối diện với áp lực công việc như thế nào?

Nghề lập trình viên là một nghề có nhiều thử thách và dễ bị căng thẳng, chính vì vậy làm việc trong môi trường này vô cùng áp lực. 

Vậy bạn cần trả lời như thế nào với câu hỏi này? Lúc này bạn chỉ cần đưa ra những cách tích cực giúp bản thân luôn làm việc với cường độ cao và nhẹ nhàng vượt qua áp lực. Đừng nói quá nhiều tới những phương pháp không lành mạnh nhé. 

22. Khi làm việc nhóm, làm thế nào để giải quyết khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp?

Lắng nghe và thấu hiểu là cách tốt nhất để một team cùng nhau phát triển. Khi có mâu thuẫn xảy ra trong team, hãy luôn lắng nghe đối phương và đề xuất hướng giải quyết sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. 

Ngoài ra, đừng quên nhắc nhở team nhớ hướng tới mục đích chung là hoàn thành công việc một cách tốt nhất, từ đó mọi mâu thuẫn sẽ xếp sau công việc và không còn quan trọng nữa. 

23. Nếu bạn bất đồng quan điểm với cấp trên, bạn sẽ xử lý ra sao?

Đây là một câu hỏi cần nhiều tư duy về kỹ năng mềm của bạn. Hãy trả lời một cách khéo léo tránh mắc vào bẫy của nhà tuyển dụng. 

Mỗi một môi trường khác nhau sẽ cần cách trả lời khác nhau. Đối với những môi trường mở và được phép tự do nêu quan điểm của bản thân thì bạn nên nhẹ nhàng chia sẻ quan điểm của mình tới cấp trên, từ đó tìm tiếng nói chung trong công việc. 

Nếu là một môi trường nhỏ bạn không được phép làm việc trực tiếp cùng ban lãnh đạo, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cân nhắc lại những điểm bất đồng đó. Luôn đề cao công việc là giải pháp tốt nhất trong lúc này. 

24. Bạn kỳ vọng điều gì từ cấp trên của mình?

Nêu ra mong muốn thật của bản thân trong trường hợp này là điều cần thiết. Bạn hãy chia sẻ về mong muốn học hỏi của bản thân từ sếp, những điều cần hỗ trợ từ phía cấp trên của mình. 

Đừng nghĩ rằng cấp trên của bạn ra sao cũng được, điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên không có chính kiến cá nhân và sẽ khiến bạn bị mất rất nhiều điểm đó.

Tham khảo:   Bật Mí Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Học Bổng Hiệu Quả

25. Bạn có câu hỏi nào muốn đặt ra với chúng tôi không? 

Thường thì đây sẽ là câu hỏi để kết thúc buổi phỏng vấn, tuy nhiên bạn cần hiểu câu hỏi này theo một nghĩa khác “Bạn đang hiểu được gì về chúng tôi? Bạn cần tôi giải đáp gì?”

Bạn nên đặt ra những câu hỏi về vị trí mà bản thân đang ứng tuyển, về môi trường công ty cũng như định hướng phát triển của công ty trong 5 – 10 năm sắp tới. 

Kinh nghiệm cần lưu ý khi phỏng vấn lập trình viên giúp ích cho bạn

Việc tham gia phỏng vấn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm và những kinh nghiệm hữu ích trong công việc, phỏng vấn càng nhiều thì cái nhìn về công việc của bạn càng trở lên phong phú hơn. Dưới đây là những kinh nghiệm cần lưu ý cho bạn khi đi phỏng vấn vị trí lập trình viên

các câu hỏi phỏng vấn lập trình viên
Một chiếc CV đơn giản sẽ là điểm cộng của bạn

Kinh nghiệm chuẩn bị CV

Là một lập trình viên, bạn cần chuẩn bị một chiếc CV có bố cục rõ ràng, đơn giản và không màu mè. Điều này sẽ làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bạn. 

Về nội dung, bạn cần chuẩn bị những thông tin và những kỹ năng liên quan tới vị trí bản thân sắp ứng tuyển. Mỗi vị trí yêu cầu nhiều kỹ năng riêng biệt. Nhà tuyển dụng sẽ tập trung nhiều hơn về những kỹ năng đó. Đây là điều quyết định bạn có vượt qua vòng CV hay không. 

Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Phỏng vấn không đơn giản là việc công ty lựa chọn bạn hay không. Mà còn là việc bạn có chọn công ty hay không nữa. Hãy luôn tìm hiểu thật kỹ về công ty, vị trí sắp ứng tuyển, mỗi trường làm việc, lĩnh vực kinh doanh,..

Bạn nên chuẩn bị một bản CV cứng, sơ yếu lý lịch bản cứng để mang tới mỗi buổi phỏng vấn. Thông thường các công ty sẽ in sẵn giúp ứng viên, tuy nhiên việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có.

Liên hệ trước với bộ phận tuyển dụng tại công ty để xác minh rõ thời gian cùng địa điểm phỏng vấn. Hãy đảm bảo có mặt đúng hẹn và luôn chuẩn bị tinh thần ở trạng thái tốt nhất. 

Thêm một điều nhỏ nữa là đối với nghề lập trình viên, bạn cần một trang phục gọn gàng khi đi phỏng vấn. Hãy thật chỉn chu để có một buổi phỏng vấn tự tin nhất. 

Kỹ năng giúp ghi điểm khi phỏng vấn lập trình viên

Những kỹ năng giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn vị trí lập trình viên: 

  • Khả năng tập trung, phân tích, tư duy logic.
  • Khả năng giải quyết vấn đề, linh động giữa làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, tự học, tự trau dồi.
  • Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực và chịu đựng áp lực cao.

Kết luận

Trong xã hội ngày nay, nghề lập trình viên luôn thu hút được nhiều bạn trẻ tài năng tham gia. Các kỹ sư công nghệ thông tin luôn nhận được sự săn đón nhiệt tình từ các công ty công nghệ. 

Việc sở hữu một chiếc CV đẹp và nắm trong tay bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên trên sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội tìm kiếm cho bản thân một công việc như mơ ước. 

Tại Masterskills luôn có rất nhiều công việc lập trình viên dành cho các bạn. Cùng truy cập và nhận những công việc tốt ngay hôm nay.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo