Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Những Câu Hỏi Về Kỹ Năng Mềm Kinh Điển Giúp Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Bạn Tại Buổi Phỏng Vấn

Trong một buổi phỏng vấn, bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm làm việc thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra các câu hỏi về kỹ năng mềm để đánh giá tiềm năng của ứng viên. 

Cách bạn tư duy và xử lý những câu hỏi này cũng có thể là một trong những yếu tố then chốt quyết định bạn có được nhận không. Vậy kỹ năng mềm là gì? Nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi nào để đánh giá kỹ năng của ứng viên? Hãy cùng Masterskills tìm hiểu nhé!

6 Cách người quản lý tuyển dụng đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

Đưa ra thang điểm để ứng viên tự đánh giá kỹ năng mềm bản thân

Trước khi đi vào đánh giá chuyên môn từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, ứng viên sẽ được hỏi qua ý kiến cá nhân về vị trí ứng tuyển; và được yêu cầu để liệt kê các kỹ năng mềm quan trọng cần thiết cho công việc. Sau đó, tự chấm bản thân trên thang điểm 10 hoặc 100 dựa vào danh sách đã liệt kê.

NTD đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên qua thang điểm cá nhân
© Pexels.com

Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể xem xét được khả năng bạn tự nhìn nhận bản thân mình, cũng như biết được bạn tự tin bạn giỏi ở đâu và liệu điều đó có phù hợp hay không, dựa trên thang điểm đánh giá.

Nếu danh sách các kỹ năng mềm quan trọng mà bạn đưa ra phù hợp và tương đồng với tiêu chí tuyển dụng, người quản lý sẽ đánh giá cao tiềm năng của bạn. 

Đặt câu hỏi tình huống 

Những tình huống cụ thể luôn được ưu tiên để áp dụng cho các câu hỏi về kỹ năng mềm. 

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra ngay chính tình huống thực tế khó khăn của công ty để kiểm tra tính ứng dụng kỹ năng của bạn.

Các câu hỏi phỏng vấn hành vi, tình huống này thường được xử lý nhạy bén và lồng ghép khéo léo các kỹ năng cần thiết đang cần tìm kiếm ở ứng viên. 

Đặt câu hỏi tình huống  để đánh giá kỹ năng mềm ứng viên
© Pexels.com

Bên cạnh các câu hỏi có phần hơi “hóc búa”, một số câu hỏi về kỹ năng mềm khác được đặt ra ở mức độ đơn thuần, dừng lại ở việc xử lý hành vì đúng đắn. Vậy nên, bạn cũng đừng vì lo lắng mà “quan trọng hóa” tất cả các vấn đề. Hãy chuẩn bị thật tốt phần này để ghi điểm cao trong buổi phỏng vấn nhé!

Đưa ra câu hỏi trắc nghiệm cho từng kỹ năng

Một số công ty có các tiêu chuẩn rõ ràng trong tuyển dụng, họ sẽ soạn sẵn các câu hỏi về kỹ năng mềm cần thiết đối với vị trí trống dưới dạng trắc nghiệm và yêu cầu bạn thực hiện. 

Tương tự như các bài kiểm tra tính cách, thông qua đó đáp án và tổng điểm bài trắc nghiệm bạn đạt được, họ sẽ biết được bạn hiểu về kỹ năng mềm ra sao và bạn có đang sở hữu loại kỹ năng đó hay không.

Dựa vào thông tin cung cấp từ bạn

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp trên hồ sơ, các kỹ năng trong CV để đặt các câu hỏi về kỹ năng mềm liên quan. 

Do đó, nếu bạn không chắc chắn về một kỹ năng bất kỳ, hãy cân nhắc lược bỏ chúng khỏi phần giới thiệu để tránh gặp các trở ngại khi tham gia phỏng vấn trực tiếp.

Tham chiếu với công ty cũ

Để cho đảm bảo độ trung thực và chính xác của ứng viên, một số công ty thường có xu hướng xác nhận lại hồ sơ của bạn với công ty cũ. 

Không chỉ về kiến thức chuyên môn, bộ phận tuyển dụng cũng sẽ đặt ra các câu hỏi cho sếp cũ về kỹ năng mềm của bạn trong công việc trước đây.

Tham chiếu với công ty cũ
© Pexels.com

Nếu những gì bạn trả lời trong cuộc phỏng vấn phản ánh đồng nhất với người tham chiếu, cơ hội nhận được việc làm của bạn sẽ rất cao.

Đưa ra các thử thách và dự án ngắn hạn

Không cần đặt câu hỏi về kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra chúng thông qua một dự án tạm thời hoặc dự án nhỏ, dự án giả định.

NTD đưa ra các thử thách và dự án ngắn hạn để đánh giá kỹ năng mềm ứng viên
© Pexels.com

Có thể bạn sẽ được thử thách ngay trong kỳ thử việc hoặc một số dự án, bài test khác sau buổi phỏng vấn đầu tiên (có thể là phỏng vấn qua điện thoại hay lần phỏng vấn chuyên môn trực tiếp). 

Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu trình bày lại cách thức bản thân hoàn thành dự án và bảo vệ các luận điểm chuyên môn của mình trong buổi phỏng vấn cuối. 

Vậy nên, hãy cố gắng phát huy hết năng lực và kỹ năng của bạn tại những lần thử thách, kiểm tra này. Hãy chứng minh những kỹ năng mềm bạn nói ra trong buổi phỏng vấn đều đúng thực lực và có thể được tận dụng hiệu quả cho công việc thực tế.

Tổng hợp kỹ năng mềm và các câu hỏi nhà tuyển dụng thường đặt ra để đánh giá bạn thông qua buổi phỏng vấn

Tác phong chuyên nghiệp – kỹ năng mềm rất quan trọng

Đây là một trong những kỹ năng mềm đầu tiên bạn cần phải có khi tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng. Hãy gây ấn tượng đẹp bằng trang phục lịch sự và phù hợp. Nữ giới nên chọn váy bút chì/quần tây kết hợp cùng áo sơ mi thanh lịch. Nam giới mặc vest hoặc quần âu cùng áo sơ mi. Đầu tóc phải gọn gàng để gây thiện cảm với người đối diện.

Tác phong chuyên nghiệp – kỹ năng mềm rất quan trọng
© Pexels.com

Cách bạn sử dụng từ ngữ trong giao tiếp với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Hãy trả lời thật ngắn gọn, rõ ràng vào trọng tâm và trình bày quan điểm của mình. Hãy trả lời trung thực, và cảm ơn sau mỗi lần bạn được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi. Về phong thái, bạn bước vào phòng một cách tự tin cho dù đây là lần đầu tiên đi phỏng vấn tìm việc. Bạn nên bình tĩnh, đầu ngẩng cao và cười thân thiện, ngồi xuống ghế thật nhẹ nhàng trong tư thế thẳng lưng.

Tham khảo:   Top 40 Câu Hỏi Phỏng Vấn Digital Marketing Thường Gặp Nhất

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Bạn thích đi làm sớm hay tan làm trễ?
  • Theo bạn, thời gian lý tưởng để làm việc là bắt đầu từ mấy giờ?
  • Bạn quản lý quỹ thời gian trong ngày của mình để làm việc như thế nào? 
  • Bạn làm việc dưới áp lực như thế nào?
  • Hãy kể về một lần bạn mắc sai phạm và cách bạn giải quyết nó.

Kỹ năng nhanh nhạy nắm bắt, xử lý tình huống

Kỹ năng mềm này vô cùng quan trọng, bởi hằng ngày chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết. Do đó, bên cạnh trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng rất cần người có thể sẵn sàng đối đầu với thử thách và xử lý tình huống tốt nhất. Những nhân viên có tố chất này chắc chắn sẽ là người có năng lực và đáng tin cậy.

câu hỏi cho kỹ năng nhanh nhạy nắm bắt, xử lý tình huống
© Pexels.com

Do đó, bạn cần có kỹ năng nhanh nhạy nắm bắt và xử lý tình huống nhanh nhạy để nghĩ ra những hướng giải quyết khác nhau. Hãy thu thập những thông tin có liên quan rồi đánh giá các điểm mạnh – điểm yếu của vấn đề. Kỹ năng này chứng tỏ bạn là người năng động và sáng tạo, biết đảm đương giải quyết công việc mà không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Bạn phạm phải một sai lầm nhưng không ai khác nhận ra, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ xử lý thế nào nếu phải làm việc cùng một đồng nghiệp hay đổ lỗi?
  • Một khách hàng phàn nàn dịch vụ với bạn và yêu cầu bồi thường, bạn sẽ làm gì?

Kỹ năng thích nghi với sự thay đổi của tình huống

Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một nhân viên có thể thay đổi linh hoạt tùy theo tình huống khác nhau chứ không phải một người thụ động. Kỹ năng thích nghi có nghĩa là bạn phải biết thích ứng và linh hoạt điều chỉnh nếu có sự thay đổi liên quan đến công việc. Bạn sẵn sàng ở lại công ty để hoàn thành xong công việc hay chủ động đi làm ngay cả những ngày nghỉ nếu trong tuần vẫn chưa giải quyết xong.

Kỹ năng thích nghi với sự thay đổi của tình huống thường được hỏi như nào
© Pexels.com

Bạn cần biết lắng nghe ý kiến người khác và luôn sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới. Đặc biệt, bạn luôn giữ sự bình tĩnh trước mọi tình huống khó khăn và lên phương án dự phòng để khi gặp khó khăn, vẫn có kế hoạch khác để thay thế.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Công ty cần bạn gửi Email về hồ sơ gấp nhưng bạn đang trong kỳ nghỉ của mình và không có thiết bị bên người, bạn sẽ làm gì?
  • Nếu công ty có thanh tra đến sớm hơn dự định 3 tiếng và bạn vẫn chưa chuẩn bị xong, bạn sẽ làm gì?
  • Khi công việc bị quá tải dù đó không phải là trách nhiệm của mình, bạn vẫn giúp đỡ đồng nghiệp không? 
  • Bạn sẽ làm gì khi phải sắp xếp lại lịch trình do một sự cố ngoài kế hoạch xảy ra?

Kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, hợp tác

Đây là kỹ năng mềm bắt buộc mà mọi doanh nghiệp đều đòi hỏi từ nhân viên của mình. Dù bạn có xuất sắc đến đâu cũng không thể thành công nếu làm việc một mình mà không có kỹ năng làm việc nhóm. Các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề, cho người khác lời khuyên cũng như nhận xét để giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.

khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo, hợp tác
© Pexels.com

Tuy nhiên, nếu muốn nhóm hoạt động hiệu quả, phải có người có kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự. Người này kết nối mọi thành viên, động viên để mọi người cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ; biết giao đúng người, đúng việc bằng sự tin tưởng tuyệt đối.

Tham khảo:   Điểm Danh 8 Câu KHÔNG NÊN Nói Khi Đi Phỏng Vấn!

Ngoài ra, kỹ năng hợp tác cũng rất quan trọng, thể hiện qua thái độ tích cực, thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp. Mọi người giải quyết rắc rối trên cơ sở bình đẳng, cùng nhau hợp tác.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Nếu trong nhóm của bạn có 2 thành viên không chịu hợp tác cùng nhau, bạn sẽ giải quyết ra sao?
  • Nếu bạn là Trưởng nhóm, hãy cho tôi biết cách bạn đánh giá các thành viên?
  • Tất cả thành viên trong nhóm đồng ý với phương án thực hiện công việc, ngoại trừ bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Bạn có khả năng làm việc độc lập không? Bạn nghĩ sao về sự cần thiết của đội nhóm?

Kỹ năng phân tích

Phân tích chính là khả năng phát hiện ra vấn đề, đồng thời đưa ra các phương án và hướng giải quyết. 

Bạn phải chủ động trang bị cho mình kỹ năng mềm này để khi công việc có vấn đề nảy sinh chúng ta có thể vận dụng giải quyết.

câu hỏi về kỹ năng phân tích
© Pexels.com

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Bạn phân tích ưu và nhược điểm trước khi đưa ra quyết định như thế nào? 
  • Bạn thường nghiên cứu thông tin như thế nào? Những loại thông tin nào bạn thường quan tâm?
  • Bạn sẽ xử lý như thế nào khi sếp yêu cầu trình bày một vấn đề mà bạn nắm rất ít thông tin?

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt có thể nhanh chóng nắm bắt công việc và hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp, cũng như hướng dẫn, giải thích các vấn đề phức tạp khi làm việc với đối tác, khách hàng.

Giao tiếp tốt ở đây chính là có khả năng có thể điều chỉnh giọng điệu, phong cách, và lựa chọn ngôn ngữ phù hợp theo từng đối tượng, cả về ngôn ngữ nói, viết, và ngôn ngữ cơ thể. 

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Giới thiệu về điểm mạnh, điểm yếu về bản thân bạn trong hai tính từ
  • Hãy kể lại một tình huống mà bạn nghĩ mình đã giao tiếp tốt để có kết quả tốt
  • Nếu bạn được là tôi, bạn sẽ chấm cho bản thân mình bao nhiêu điểm

Kỹ năng ứng xử và thiết lập mối quan hệ

Khác với giao tiếp, ứng xử bao gồm cả cử chỉ và cách thức tiếp cận trong một tình huống, một dịp bất kỳ. Biết cách ứng xử sẽ giúp bạn ghi điểm ngay lần đầu gặp mặt nhà tuyển dụng. 

Bạn cởi mở, ứng xử ốt, đồng nghĩa với việc giỏi xây dựng mối quan hệ. Bạn có thể kết nối một cách tự nhiên với người phỏng vấn tức có nghĩa bạn đang sở hữu các kỹ năng trên.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Nếu bạn bị trùng lịch hẹn giữa hai đối tác quan trọng, bạn sẽ giải quyết ra sao?
  • Bạn tiếp cận một đối tác khách hàng mới như thế nào?
  • Hãy kể về lần bạn từng hợp tác làm việc chung với một đồng nghiệp khó tính.
  • Bạn xử lý như thế nào khi gặp mâu thuẫn, xung đột trong quá trình làm việc nhóm?

Tư duy sáng tạo

Những người sáng tạo là những người đột phá và nội lực. Kỹ năng mềm này chính là khả năng của một ứng viên có thể tư duy đổi mới, dám học hỏi, khám phá và thực hiện những ý tưởng táo bạo mang lại bước tiến cho công việc. 

tư duy sáng tạo
© Pexels.com

Kỹ năng này cho phép bạn giải quyết các vấn đề phức tạp dưới những góc nhìn độc đáo, cũng như tìm ra các phương pháp thực hiện công việc thú vị, hiệu quả hơn.

Và tất nhiên, điều này cực kỳ quan trọng đối với các bạn tham gia ứng tuyển vị trí thuộc lĩnh vực sáng tạo hay yêu cầu tố chất sáng tạo, chẳng hạn như Marketing, Content, Copywriter, Design,…

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Hãy liên tưởng một màu sắc bạn yêu thích với một cá tính của bạn, nói cho tôi biết vì sao bạn kết hợp chúng.
  • Nếu được đưa ra lời khuyên cho người quản lý cũ của mình, bạn sẽ nói điều gì?
  • Hãy mô tả về một phương án sáng tạo bạn từng đề xuất và cách nó mang lại hiệu quả cho công việc trước đây của bạn.
  • Hãy kể về một ý tưởng sáng tạo mà bạn từng thực hiện.

Khả năng xử lý vấn đề

Kỹ năng này đề cao những người có tính chủ động trong công việc và tính quyết đoán. Bạn có nhạy bén hay không? Bạn nhìn nhận vấn đề ra sao? Và cách bạn đưa ra giải pháp sẽ phản ánh cả kỹ năng lẫn kinh nghiệm làm việc của bạn.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Hãy cho tôi một ví dụ khi bạn phải giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo hoặc trái với những cách thông thường
  • Bạn đã có lúc nào phải phân tích thông tin hãy dữ liệu liên quan để giải quyết vấn đề chưa?
Tham khảo:   Mẹo Trả Lời Câu Hỏi Mức Lương Mong Muốn Trong Buổi Phỏng Vấn

Tư duy phản biện

Bất kể công việc gì – làm việc với dữ liệu, hay công việc sáng tạo, v.v. – nhà tuyển dụng đều muốn những ứng viên có thể phân tích tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt, cũng như bảo vệ quan điểm của mình.

Bạn cần phải có khả năng thấu hiểu các vấn đề, suy nghĩ thấu đáo và đưa ra giải pháp với các cơ sở lý luận hợp lý, thuyết phục. Bên cạnh đó, tư duy phản biện cũng liên quan tới những phẩm chất khác của một ứng viên, bao gồm sáng tạo, linh hoạt và tính tò mò. 

tư duy phản biện
© Pexels.com

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay,  những người có tư duy phản biện xuất sắc thường được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Họ là những người có kỹ năng thuyết phục và sức ảnh hưởng đối với người khác. Họ thay đổi suy nghĩ của mọi người theo hướng tích cực, thay đổi góc nhìn một vấn đề cũ theo cách mới mẻ. Khả năng trình bày quan điểm cá nhân logic cũng giúp việc thuyết phục mọi người trở nên dễ dàng hơn.

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Công ty phải làm gì để xử lý khủng hoảng truyền thông cho sản phẩm này?
  • Tại sao “Sự hài lòng của nhân viên” lại là một vấn đề cần quan tâm của nhân sự?
  • Hãy kể về một quyết định khó khăn nhất bạn đã từng đưa ra ở công việc trước đây.
  • Bạn xử lý như thế nào khi phát hiện người quản lý của mình mắc sai lầm trong buổi báo cáo, thuyết trình?

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức là chính là khả năng sắp xếp, tạo ra cấu trúc và trật tự trong công việc. 

Ứng viên thành thạo kỹ năng này có thể thúc đẩy năng suất, ưu tiên và phân bổ các nhiệm vụ phải hoàn thành một cách hợp lý. Họ biết cách bàn giao và lược bỏ các đầu công việc nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.

kỹ năng tổ chức
© Pexels.com

Duy trì các kỹ năng tổ chức cũng giúp bạn giảm bớt nguy cơ hình thành các thói quen làm việc kém, chẳng hạn như trì hoãn, lộn xộn, thông tin sai và kém hiệu quả. 

Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao từ phía công ty tuyển dụng. 

Câu hỏi về kỹ năng mềm này:

  • Hãy kể về một lần bạn lập kế hoạch và đem đến hiệu quả cho công việc của mình
  • Bạn ưu tiên sắp xếp như thế nào?
  • Bạn làm thế nào để đảm bảo hoàn thành tất cả công việc đúng thời hạn?
  • Bạn tổ chức công việc như thế nào khi phải làm nhiều dự án khác nhau?
  • Bạn theo dõi tiến trình công việc như thế nào khi quản lý nhiều dự án khác nhau?

Đọc tới đây không biết các bạn đã tự trang bị được những kỹ năng mềm nào để sẵn sàng tham dự phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng? Nếu chưa, hãy cùng Masterskills chuẩn bị ngay từ bây giờ nhé! Chắc chắn, các bạn sẽ có một hành trang thật vững chắc để bắt đầu cho công việc và sự nghiệp của mình trong tương lai.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo