Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Kế Toán Và Cách Trả Lời Hay

Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong khâu vận hành của một doanh nghiệp. Cứ nhắc đến kế toán thì bộ phận nào cũng phải e dè vì họ nắm trong tay “quyền sinh sát” với tất cả các khoản chi, thanh toán. 

Họ cũng là những người chịu trách nhiệm cho những bộ chứng từ dày cộm có thể gây đau đầu cho bất kỳ ai. 

Và nếu bạn đang muốn bước đi trên con đường trở thành các “chúa tể quyền lực” này, còn chần chờ gì mà không tham khảo những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp mà Masterskills chuẩn bị riêng cho bạn!

1. Công việc kế toán viên phải làm là gì? 

Kế toán là người giữ trách nhiệm ghi lại các giao dịch kinh doanh, báo cáo tình hình hoạt động tài chính của công ty với ban giám đốc và soạn thảo báo cáo tài chính. 

Các công việc kế toán viên thường phải làm sẽ liên quan xuất nhận hóa đơn, ghi nhận thu chi, đối soát sao kê và điều chỉnh tiền mặt, lập các báo cáo tài chính và báo cáo tùy chỉnh, báo cáo thuế, v.v. 

những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kế toán
Các câu hỏi và trả lời phỏng vấn kế toán hay mà bạn có thể áp dụng

2. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kế toán 

2.1. Câu hỏi phỏng vấn về thông tin ứng viên

Giới thiệu sơ về bạn và kinh nghiệm trong ngành kế toán

Ý định của người tuyển dụng không gì khác ngoài làm quen và tìm hiểu bạn kỹ hơn một chút để điều hướng cuộc phỏng vấn. Đây là bước tạo ấn tượng đầu tiên nên câu trả lời rất quan trọng.

Trong câu trả lời bạn có thể đưa ra các ví dụ về hoàn cảnh và khoảnh khắc trong cuộc sống khiến bạn quyết định chọn nghề kế toán. 

Bạn từng làm thủ quỹ khi còn đi học? Hay bạn đã biết quản lý tiền bạc cá nhân từ năm 6 tuổi để mua được chiếc xe đồ chơi hay nàng búp bê bạn muốn? Sau đó là những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán và những kiến thức chuyên môn bạn có.

Nhận xét các điểm mạnh, yếu của bạn

Câu hỏi này gần như luôn đứng trong top đầu những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kế toán, nên hãy chuẩn bị nó thật kỹ lưỡng. 

Cách trả lời phỏng vấn xin việc kế toán đối với dạng câu hỏi này chính là khai thác theo hai hướng:

  • Điểm mạnh: lựa chọn các ưu điểm nổi trội có tác dụng tích cực lên công việc kế toán, ví dụ: cẩn thận, tỉ mỉ, trí nhớ tốt, khả năng sắp xếp và chỉnh lý hồ sơ, v.v. 
  • Điểm yếu: đừng cố tỏ ra những điểm yếu của mình là hoàn toàn không liên quan đến công việc, điều này có thể đem lại những phản ứng ngược. 

Bạn hoàn toàn có thể diễn giải nó như một thách thức bạn đã nhận ra và đang trong quá trình khắc phục với những tiến bộ đáng chú ý.

Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp cho vị trí này?

Đây là câu hỏi đáng giá ngàn vàng. Câu hỏi này cũng như nhiều câu hỏi phỏng vấn kế toán khác, đòi hỏi bạn có nghiên cứu kỹ càng và sâu rộng về công ty bạn đang ứng tuyển.

Bạn cần tìm hiểu về các giá trị, văn hóa của doanh nghiệp và lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp, những gì doanh nghiệp này khác biệt với các doanh nghiệp còn lại. 

Hãy suy nghĩ về kỹ năng hiện có và các triển vọng định hướng của bạn phù hợp như thế nào với tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp để tạo nên sự khác biệt. 

Đây là cơ hội cho bạn thể hiện sự đam mê và nhiệt huyết của mình, và đừng quên trả lời theo cách của riêng bạn thay vì trả lời chung chung và đại khái về công ty.

Mục tiêu công việc trong 5 năm tới của bạn là gì?

Những gì mà người tuyển dụng đang tìm kiếm ở câu hỏi này là mong muốn tiếp tục học hỏi, mong muốn thăng tiến của bạn và nguyện vọng làm việc trong một ngành hay loại hình công ty cụ thể, từ đó có sự nhận định về tính phù hợp của bạn với doanh nghiệp. 

2.2. Câu hỏi chuyên môn khi phỏng vấn kế toán

Kế toán là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao nên những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm chuyên ngành là tối quan trọng trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng kế toán viên.

Tham khảo:   10 Câu Hỏi Tiếng Anh Về Bản Thân Thường Gặp Trong Phỏng Vấn Xin Việc

Hãy cùng Masterskills Việt Nam điểm qua một số câu hỏi và trả lời phỏng vấn kế toán thường gặp nhé!

Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận hiểu biết của bạn về công việc kế toán trưởng hoặc ít nhất là các định hướng phát triển kỹ năng của bạn. 

Câu trả lời phỏng vấn kế toán cho dạng câu hỏi này có thể bao gồm hiểu biết về luật pháp, thuế, bảo hiểm, v.v., và kỹ năng làm việc với cơ quan thuế vụ nhà nước.

Kỹ năng báo cáo tài chính tổng quan và báo cáo tài chính tùy chỉnh. Khả năng kiểm soát và đối soát dòng tiền cũng như dự báo dòng tiền. Khả năng tuân thủ quy định, kỹ năng giao tiếp; khả năng phân tích số liệu, v.v. 

câu hỏi chuyên môn khi phỏng vấn kế toán
Các câu hỏi chuyên môn khi phỏng vấn

Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?

Đây là một câu hỏi uyển chuyển để khai thác các điểm yếu trong công việc kế toán của bạn thay vì hỏi về ngành nghề. 

Bạn có thể khéo léo chia sẻ các khó khăn trong công việc kế toán theo nhận định của bạn như đòi hỏi khả năng phân tích tính toán tốt và sự tỉ mỉ chi tiết, hay tính trách nhiệm nặng nề của công việc. Hoặc có thể là vấn đề giao tiếp với cơ quan nhà nước hay thu hồi công nợ của khách hàng.

Điều quan trọng nhất sau khi nêu ra khó khăn là chia sẻ việc bạn đã tìm cách vượt qua những khó khăn đó như thế nào hay suy tư của bạn về phương pháp loại bỏ những khó khăn đó.

Phần mềm kế toán nào bạn đã sử dụng qua?

Công việc kế toán gần như gắn liền với các phần mềm và công cụ, nên thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu được kinh nghiệm thực tế của bạn trong công việc kế toán. 

về cách trả lời câu hỏi này

Họ cũng sẽ biết được bạn có từng sử dụng qua phần mềm kế toán mà họ đang sử dụng không, nếu không thì bạn có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo chúng không.

Ngoài ra, câu hỏi cũng có thể được mở rộng sang việc bạn cảm thấy phần mềm kế toán nào bạn thấy sử dụng tốt nhất và vì sao.

Theo kinh nghiệm phỏng vấn kế toán, bạn nên có sự tìm hiểu trước về các phần mềm kế toán đang phổ biến hiện nay như CGram, Financial Force, Microsoft Accounting Professional, Microsoft Dynamics AX và Microsoft Small Business Financials, v.v., để có sự chuẩn bị về tri thức và khi trả lời thì có thể rẽ hướng sang thảo luận, và đưa ra các ý kiến đánh giá so sánh giữa các phần mềm bạn đã sử dụng.

Ba kỹ năng của một kế toán giỏi?

Câu hỏi phỏng vấn kế toán này nhằm hai mục đích chính: 

  • Xác định mức độ hiểu biết của bạn đối với nghề kế toán.
  • Xác định những khó khăn mà bạn gặp phải khi làm công việc kế toán, vì thường một người sẽ chú trọng vào những thứ mà họ còn đang thiếu sót.

Câu trả lời cho câu hỏi này không xác định, lời khuyên là bạn nên đưa ra quan điểm của bản thân mình, không quan trọng bạn lựa chọn 3 kỹ năng nào mà quan trọng là bạn lý giải ra sao cho việc lựa chọn ba kỹ năng ấy.

Trình bày sự cố kế toán mà bạn đã xử lý thành công

Đây cũng là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kế toán, từ câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả hai yếu tố: Một, khả năng giải quyết và xử lý vấn đề của bạn; hai, khả năng rút kinh nghiệm của bạn thông qua sai lầm.

Vậy nên khi trả lời, hãy đảm bảo được các thông tin: vì sao bạn gặp sự cố đó, bạn giải quyết nó ra sao, kết quả của quá trình sự cố và bạn rút ra được gì sau sự cố ấy.

3. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán từ người thành công

Masterskills đã đồng hành cùng rất nhiều nhân sự trên con đường tìm kiếm công việc mơ ước. Và họ cũng sẵn sàng chia sẻ lại những kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán thành công quý giá cho các bạn. 

  • Hãy để CV kể câu chuyện của bạn: CV không chỉ là bản liệt kê kinh nghiệm và kỹ năng mà còn có thể tạo nhiều ấn tượng khác. Thay vì ghi công việc gần nhất là “Kế toán trưởng” trong 6 năm, bạn có thể ghi “Kế toán theo dõi tồn kho” 1 năm, “Kế toán doanh thu” 2 năm, “Kế toán thuế” 1 năm, “Kế toán trưởng” 2 năm. Như vậy bạn đã thể hiện được quá trình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của bạn cũng như sự đa dạng về công việc chuyên môn bạn đã trải qua.
  • Hãy tìm hiểu về tình hình tài chính, báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các kênh công khai và rộng hơn là cả các đối thủ của doanh nghiệp. 
  • Chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn và kỹ thuật: hãy thể hiện sự quen thuộc với các kỹ năng và công cụ chuyên môn cũng như tâm lý thoải mái khi trả lời các câu hỏi này.
  • Khả năng giao tiếp và tư vấn thường được yêu cầu với mọi công việc nhưng ở lĩnh vực kế toán, đây sẽ là kỹ năng giúp bạn nổi bật và vượt trên những ứng viên khác và giúp bạn được săn đón. 
Tham khảo:   Panel Interview Là Gì? Tips Giúp Bạn Vượt Qua Panel Interview Cực Hữu Ích

3.1. Nắm chắc thông tin doanh nghiệp bạn muốn làm

Tìm hiểu những thông tin gì ở doanh nghiệp bạn muốn làm?

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói này đúng với mọi cuộc phỏng vấn trong mọi ngành nghề, mọi vị trí. Trước khi tiến vào gặp mặt nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu rõ về những thông tin của công ty, nhất là những thông tin mà có liên quan đến vị trí kế toán mà bạn đang nhắm tới. 

Ví dụ như:

  • Lĩnh vực hoạt động
  • Quy mô kinh doanh
  • Các báo cáo tài chính từng công bố
  • Với mức độ tài chính như vậy thì các phần mềm, kế hoạch cân đối tài chính, sẽ theo hướng nào?
  • Các loại thuế mà công ty thường phải đóng tương ứng với lĩnh vực công ty hoạt động, v.v. 

3.2. Cần làm gì trước khi vào phỏng vấn?

Chú ý những điểm sau đây trước khi bước chân vào cuộc phỏng vấn

Trước khi phỏng vấn sẽ chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: hãy chuẩn bị thật cẩn thận và kỹ càng các thông tin của doanh nghiệp, kiến thức chuyên môn, tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán để có phương hướng chuẩn bị và các phương án trả lời.
  • Giai đoạn ngay trước khi vào phòng phỏng vấn: hãy chỉnh trang lại trang phục và tóc tai gọn gàng, tắt chuông điện thoại di động, chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ, hồ sơ cần thiết. 

Và nếu có nhiều ứng viên cùng phỏng vấn, đừng quên bắt chuyện và tìm hiểu một chút về tình hình của đối thủ để có kế hoạch cạnh tranh nhé.

3.3. Trang phục gây thiện cảm với nhà tuyển dụng

Những nguyên tắc vàng về trang phục khi đi phỏng vấn kế toán
  • Trang phục lịch sự, vừa vặn với cơ thể của bạn.
  • Buổi phỏng vấn thường khá căng thẳng nên hãy mặc gì đó thật chuyên nghiệp nhưng vẫn giữ sự thoải mái cho cá nhân bạn.
  • Các trang phục và màu sắc truyền thống luôn là lựa chọn tối ưu vì thể hiện tính thận trọng của bạn.

3.4. Chú ý thời gian đi phỏng vấn

Sự đúng giờ thế hiện những điều sau

Đúng giờ luôn là yếu tố quan trọng nhất với mọi vị trí công việc trong kinh doanh. Sự đúng giờ giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng với đối tác và bản thân. 

3.5. Thái độ khi phỏng vấn trả lời câu hỏi

Thái độ phỏng vấn thế nào mới hợp lý?

Bất kể khi bạn đi phỏng vấn cho vị trí nào, hãy luôn chú trọng thái độ của mình. Có đôi khi thái độ mới là cái khiến cho bạn vượt qua các đối thủ khác chứ không phải năng lực.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán: Hãy duy trì thái độ khiêm tốn nhưng vẫn tự tin, vui vẻ nhưng nghiêm túc, Và với mỗi câu hỏi hãy trả lời một cách nghiêm túc, khi gặp phải những câu hỏi mơ hồ đừng ngại ngần hỏi lại để xác định chính xác trước khi trả lời. 

Cuối cùng, dù bạn đang xin việc, bạn nên có chút “đánh bóng” bản thân, nhưng phải có giới hạn, hãy giữ thái độ chân thành, với những điều bạn thật sự không biết, thay vì cố che dấu, hãy thẳng thắn thừa nhận và biểu thị tinh thần cầu thị.

3.6. Gây ấn tượng nhà tuyển dụng ở phần kết

Cách gây ấn tượng đơn giản nhưng hiệu quả
Tham khảo:   Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Part Time Khéo Léo

Buổi phỏng vấn không nhất định sẽ kết thúc sau khi bạn bước ra khỏi phòng phỏng vấn. Vậy nên, một vài hành động nhỏ cũng sẽ là những điểm cộng lớn cho bạn đấy:

  • Hỏi ngược những câu quan trọng thể hiện sự tìm hiểu và quan tâm đến cách giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
  • Thảo luận chân thành về kinh nghiệm còn thiếu của bạn theo cách cho thấy bạn sẽ vượt qua mọi thách thức và giải quyết vấn đề.
  • Xác nhận xem nhà tuyển dụng có cần thêm bất kỳ thông tin gì hay không
  • Đưa ra cái nhìn tích cực về tương lai và giá trị bạn có thể mang lại
  • Quan trọng nhất, sự lịch thiệp và lời cảm ơn kèm với sự vui vẻ dễ chịu. 

4. Kỹ năng nghề kế toán giúp bạn thành công đậu phỏng vấn 

Xét cho tới cùng thì bạn được tuyển đến để làm việc, thế nên việc sở hữu những kỹ năng nghề kế toán sau sẽ giúp bạn nắm chắc hơn tấm vé đậu phỏng vấn:

  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ đủ để làm việc với các văn bản tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, nếu đã muốn trở thành một kế toán giỏi, đừng quên bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cần có như: tỉ mỉ, trung thực, tính chính xác, trách nhiệm công việc cao và khả năng chịu đựng áp lực tốt.

thái độ và cách trả lời phỏng vấn xin việc kế toán
Thái độ khi phỏng vấn cũng quan trọng không kém năng lực cá nhân

5. Tổng hợp các bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán hữu ích

Ngoài nghề kế toán nói chung, chúng ta còn có cơ hội làm việc trong các nhánh công việc kế toán khác. Đối với mỗi vị trí này, Masterskills đã tổng hợp những kinh nghiệm phỏng vấn kế toán đầy đủ và hữu ích nhất mà bạn sẽ cần đến.

Tìm hiểu ngay dưới đây!

Xem thêm các chủ đề thú vị khác

6. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành kế toán

Kế toán ngày nay trở thành công việc có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, trải rộng trên mọi lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh từ sản xuất tới thương mại, dịch vụ hay thậm chí là tổ chức công ích xã hội, cơ quan nhà nước. Các công việc kế toán thường gặp là:

  • Kế toán công 
  • Kế toán quản trị
  • Kế toán chi phí
  • Kế toán tài chính
  • Kế toán pháp y
  • Kế toán dự án
  • Kế toán thuế
  • Kế toán xã hội
  • Kiểm toán
  • Và vô số cơ hội việc làm liên quan khác

Kết luận

Vậy vừa rồi Masterskills Việt Nam đã gửi đến bạn những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp và những tip nho nhỏ cho một buổi phỏng vấn thật thuận lợi. Chúng mình hi vọng bài viết này có thể giúp bạn thành công đạt được vị trí công việc mà bạn mong ước nhé!

Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa chọn được một công việc ưng ý, hãy truy cập website của chúng mình ngay để có thể trực tiếp nộp đơn ứng tuyển cho những vị trí kế toán hấp dẫn và mới nhất nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo