Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Kinh Nghiệm Đi Phỏng Vấn Vị Trí Quản Lý Gây Ấn Tượng Tốt

Trở thành quản lý là một trong những chức vụ mà nhiều người mong muốn đạt đến. Đây là một vị trí mang tính cạnh tranh nhiều hơn so với những vị trí thông thường và đòi hỏi ứng viên phải có nhiều nghiệp vụ chuyên môn.

Vì những lý do trên nên khi phỏng vấn vị trí quản lý cũng sẽ có một số điều cần lưu ý hơn so với vị trí thông thường. Nhưng bạn đừng lo, Masterskills sẽ bật mí kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý ngay trong bài viết sau!

Các kỹ năng quản lý cần có ở một Leader là gì?

Kỹ năng lắng nghe và thông cảm

kinh nghiệm phỏng vấn vị trí quản lý
Lắng nghe và thông cảm là một kỹ năng quan trọng của lãnh đạo

Lắng nghe là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất kỳ người lãnh đạo nào. Việc luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt từ nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho lãnh đạo có được những ý tưởng mới, những sáng kiến mới trong công việc.

Việc lắng nghe và thấu hiểu cho nhân viên từ lâu đã trở thành một kỹ năng đòi hỏi người lãnh đạo cần rèn luyện. Một người lãnh đạo luôn thấu hiểu nhân viên sẽ giúp xây dựng một tập thể vững mạnh.

Nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi

Một trong những kỹ năng của nhà quản lý giỏi chính là có thể thích nghi với những sự thay đổi trong môi trường làm việc như chính sách, sản phẩm, v.v., từ đó nhanh chóng hình thành các liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đối mặt với những rủi ro cũng như các cơ hội để phát triển. 

Nhà quản lý phải là người nhạy bén để nắm bắt những cơ hội và nhanh chóng phát hiện các rủi ro để xử lý. Sau những trải nghiệm này, họ sẽ có được những bài học riêng để vận hành bộ máy trơn tru và hiệu quả hơn.

Có kế hoạch làm việc và mục tiêu cụ thể

Bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải biết cách lập những mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn phát triển để có thể hỗ trợ nhân viên đạt được các mục tiêu đã đặt ra. 

Những mục tiêu này sẽ giúp cho người quản lý có cơ sở để đưa ra những chương trình, định hướng, ý tưởng vào thực tế.

Kỹ năng lập kế hoạch và làm việc có mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng trong chuỗi kỹ năng của người quản lý.

Có khả năng ra quyết định

Để trở thành một người quản lý giỏi thì chắc chắn kỹ năng quyết định là điều mà họ cần có. Chắc chắn một điều họ sẽ không bao giờ trông chờ vào quyết định của người khác thay mình.

Để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải nắm vững được kiến thức chuyên môn, đồng thời có khả năng bắt nhịp, dự đoán nhu cầu thị trường và tâm lý khách hàng. 

Bên cạnh đó nhà quản lý cần phải tham khảo ý kiến của những nhân viên cấp dưới để đưa ra được quyết định chính xác nhất.

Luôn trong tư thế sẵn sàng học hỏi, nâng cao chuyên môn

Việc học là việc cả đời và khi bạn trở thành lãnh đạo, việc học càng trở nên quan trọng hơn. Theo một số nguồn khảo sát thực tế thì những người có xu hướng học hỏi, tìm tòi, đọc sách sẽ có khả năng thành công cao hơn nhóm người khác.

Thương trường là một trận chiến khốc liệt nên chúng sẽ không có chỗ cho những người tư duy cũ. Vì vậy khi bạn ở cương vị lãnh đạo, việc học tập càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 

Những kiến thức bạn học lúc bấy giờ sẽ không phải chỉ gồm những kiến thức hàn lâm, mà đó chính là trải nghiệm thực tế, học những điều mới của thời đại và tích lũy thành kinh nghiệm cho mình để hội nhập với sự phát triển vũ bão ngày nay.

Phân công công việc hợp lý

kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý
Người lãnh đạo giỏi cần phải phân công công việc hợp lý

Một thực tế cho thấy rằng bạn sẽ không thể nào thành một nhà lãnh đạo tài ba nếu không có sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới. Nhưng nếu bạn quá phụ thuộc vào điều này, công việc của cả nhóm sẽ bị lộn xộn.

Với cương vị là người đứng đầu của một phòng ban, nhà lãnh đạo phải biết nhìn ra thế mạnh và điểm thiếu sót của từng nhân viên để phân chia những công việc được hợp lý. 

Tuy nhiên để làm được điều này thì bạn cần phải đầu tư thời gian để tìm hiểu nhân viên, song song với đó là mở các khóa huấn luyện, đào tạo để nâng cao được kỹ năng của cấp dưới.

Tham khảo:   Đi Phỏng Vấn Cần Mang Theo Gì Ngoài Một Tâm Hồn Đẹp? 

Chính sách khen thưởng hiệu quả

Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý được nhiều người chia sẻ chính là vấn đề “chính sách khen thưởng của cấp lãnh đạo như thế nào gọi là hiệu quả”. 

Những kết quả nhà quản lý đạt được đều được xây trên công sức của cả tập thể. Do đó một nhà lãnh đạo tài ba cần phải biết cách khích lệ và hỗ trợ nhân viên đúng cách. 

Khi một nhân viên làm việc tốt/xuất sắc, hãy tiến hành khen thưởng họ. Lúc này họ sẽ cảm thấy những nỗ lực và đóng góp của họ đã được công nhận và có kết quả. 

Bạn có thể khen ngợi trực tiếp với nhân viên hoặc qua những phần quà hợp lý. Chắc chắn rằng sau khi cấp dưới nhận được món quà này, họ sẽ rất cảm kích và tăng công suất làm việc.

Câu hỏi đánh giá kỹ năng quản lý

Bí quyết xây dựng tình đoàn kết giữa các nhân viên là gì?

Tham khảo: Có rất nhiều yếu tố để có thể xây dựng tình đoàn kết của các nhân viên trong một tổ chức. Một nhà quản lý giỏi sẽ phải nắm vững về chuyên môn công việc, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để phân chia công việc hợp lý.

Bên cạnh đó một nhà lãnh đạo còn phải biết lắng nghe “tiếng lòng” của những nhân viên để điều chỉnh cách làm việc phù hợp. Chế độ khen thưởng rõ ràng cùng với sự công bằng trong công việc sẽ tạo nên tình đoàn kết giữa các nhân viên. 

Theo bạn như thế nào là sự thành công của nhà quản lý?

Tham khảo: Một nhà quản lý thành công sẽ được định nghĩa theo nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên cá nhân tôi nhận thấy, một nhà quản lý thành công chính là biết cách dẫn dắt đội nhóm làm việc có hiệu quả, tối ưu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì kết quả làm việc của một nhà quản lý sẽ được dựa trên những gì mà nhân viên cấp dưới đạt được. Khi họ đạt được thành tích cao đồng nghĩa với việc chiến lược thực hiện của nhà lãnh đạo là đúng đắn.

Khi các thành viên trong nhóm xảy ra mâu thuẫn bạn sẽ xử lý thế nào?

câu hỏi phỏng vấn team leader
Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn biết cách xử lý mâu thuẫn giữa các thành viên

Tham khảo: Đối với những công việc cụ thể thì chắc chắn mâu thuẫn là những điều không thể tránh khỏi. Với tư cách một nhà quản lý thì tôi sẽ lắng nghe vấn đề từ 2 phía sau đó phân tích cho 2 bên hiểu những mặt đúng/sai mà họ đang nhìn nhận.

Vì mâu thuẫn rất dễ xảy ra khi làm việc tập thể nên người quản lý cần phải giữ được trạng thái hòa bình tại tổ chức. Một nhà lãnh đạo tài ba sẽ ưu tiên tinh thần đoàn kết của doanh nghiệp nói chung và đội nhóm của mình nói riêng.

Điều khó khăn nhất khi quản lý nhóm là gì?

Tham khảo: Từ những kinh nghiệm đã có được, tôi cho rằng điều khó khăn nhất khi làm việc với tư cách quản lý nhóm chính là giữ được sự hài hòa trong nội bộ. 

Làm việc nhóm rất dễ xảy ra xung đột, ví dụ như giữa nhân viên với quản lý, nhân viên cũ và nhân viên mới, lương thưởng, quyền lợi trong công việc, cách ứng xử hàng ngày,…

Vì vậy khi làm quản lý thì tôi sẽ luôn trong tinh thần sẵn sàng giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh, ưu tiên tính đoàn kết của đội nhóm.

Câu hỏi đánh giá kiến thức chuyên môn

Trình bày cách bạn lập một kế hoạch dự án tổng thể

Tham khảo: Điều đầu tiên khi lập một kế hoạch chính là phải nghiên cứu kỹ mục tiêu và nắm được những thông tin liên quan. 

Sau đó tôi sẽ tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, xu hướng và tâm lý người tiêu dùng, những chương trình marketing của đối thủ cạnh tranh. Xác định mục tiêu mấu chốt của dự án. Nghiên cứu sản phẩm dựa trên các thương hiệu khác hoặc đối thủ để tìm ra phương án phù hợp.

Bạn thường quản lý nhân viên bằng công cụ gì?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn phân công, đánh giá và quản lý nhân viên bằng công cụ gì, nhằm xác định xem bạn có ứng dụng công nghệ vào công việc hay không. 

Một số app tuyển dụng thường được nhiều người sử dụng như F–Todolist, Google Keep, ứng dụng sắp xếp công việc Any.do, sử dụng Tictop – công cụ quản lý dự án đa kênh, v.v. 

Làm sao để quá trình thực hiện được hiệu quả theo như bản kế hoạch

Tham khảo: Một trong những điều quan trọng nhất khi lập kế hoạch chính là tính bám sát thực tế thông qua việc nghiên cứu thị trường, ngách khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Khi bạn nghiên cứu thị trường càng kỹ lưỡng thì bản kế hoạch sẽ càng sát với thực tế, giảm thiểu được các sự cố khi thực hiện.

Tham khảo:   Cách Viết Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Sự thật cho thấy việc có khoảng cách giữa kế hoạch và hành động là một điều không thể tránh khỏi. Dù đã lên những kế hoạch kịch bản rõ ràng thì các sự cố vẫn có thể xảy ra. 

Tuy nhiên nếu là một nhà quản lý tài ba sẽ tìm cách xử lý nhanh chóng và biến thử thách thành cơ hội.

Câu hỏi thường gặp

Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý
Trình bày rõ ràng mức lương mong muốn của bạn với nhà tuyển dụng

Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý chính là bạn nên trả lời dựa theo cơ sở nhất định, cụ thể như:

Mức lương của tôi lúc đầu là X. Sau nhiều năm làm việc và đảm nhiệm được nhiều vị trí quan trọng, đặc biệt là kỹ năng quản lý nhóm và phụ trách những dự án lớn, tôi nghĩ mức lương cuối cùng của tôi là Y. Đây là một mức lương hợp lý bởi vì những kỹ năng của tôi đang có phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?

Mục tiêu dài hạn của tôi sẽ căn cứ trên việc phát triển của công ty. Tại công ty này tôi có thể làm được những công việc yêu thích, được học hỏi và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. 

Tôi rất yêu thích những môi trường việc làm tạo nhiều cơ hội để nhân viên phát triển vì vậy tôi sẽ tận dụng tối đa những cơ hội này.

Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi ứng viên phỏng vấn vị trí leader/manager. Lúc này nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều đến nguyên nhân ứng viên bị sa thải hay chủ động từ ở công việc vì lý do cá nhân. 

Dựa trên câu trả lời này nhà tuyển dụng sẽ xem xét có ảnh hưởng đến công việc sắp tới hay không. Đối với câu trả lời này bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và cố gắng không gây nhiều điểm bất lợi cho bản thân.

Tìm câu trả lời đa dạng hơn trong bài viết này:

Điểm yếu và điểm mạnh của bạn là gì?

  • Điểm yếu: Theo kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý, bạn nên thành thật trong việc trả lời về điểm yếu. Bạn có thể tham khảo mẫu trả lời sau: 

“Vì tính cách khá cầu toàn nên tôi muốn công việc phải được diễn ra hoàn hảo. Đó là lý do tôi dành nhiều thời gian để kiểm tra công việc thường xuyên. 

Mặc dù tôi luôn ý thức được việc không nên dành quá nhiều thời gian vào một dự án nhưng đến thời điểm hiện tại đó là một trong những điểm yếu của tôi. 

Đương nhiên khi dành thời gian vào 1 dự án, tôi vẫn đảm bảo các dự án còn lại được hoàn thành đúng hạn”.

  • Điểm mạnh: Với hơn 3 năm trong vị trí làm quản lý, tôi luôn đảm bảo đội nhóm đạt được chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Tôi được mọi người đánh giá khá cao trong việc sắp xếp và vận hành công việc.

Điểm mạnh và điểm yếu là thông tin được các nhà tuyển dụng hỏi khá nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình câu trả lời một cách khéo léo.

Bạn nghĩa sao về OT

câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí quản lý
Trình bày với nhà tuyển dụng về OT trong suy nghĩ của bạn

OT là một việc không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Vì kinh nghiệm làm quản lý trước đây cho tôi thấy được khối lượng công việc cần phải xử lý ngoài giờ khá thường xuyên. Cho nên đối với tôi, OT là một việc khá bình thường.

Khi bạn trả lời câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn luôn sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này sẽ gây được điểm cộng trong mắt của người tuyển dụng.

Bạn chịu được áp lực công việc không?

Không chỉ riêng vị trí quản lý mà ở bất kỳ vị trí nào, áp lực là điều không tránh khỏi. Những áp lực như khối lượng công việc nhiều hay phải hoàn thành đúng thời hạn, chính là những động lực để tôi không ngừng cố gắng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì tôi đã học được cách cân bằng giữa công việc và áp lực. Vì vậy đối với tôi, áp lực tạo nên động lực và nó không phải là một điều gì đó quá đáng sợ.

5 Bí quyết ăn điểm với nhà tuyển dụng

Thái độ điềm tĩnh, biết lắng nghe

Theo kinh nghiệm phỏng vấn vị trí quản lý, bạn cần phải thể hiện khéo léo, chứng tỏ mình biết lắng nghe nhưng lại không quá nhút nhát để bày tỏ ý kiến.

Tham khảo:   Bỏ Túi Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Ứng viên nên có thái độ bình tĩnh và từ tốn, lắng nghe mọi thông tin từ nhà tuyển dụng và chỉ đặt câu hỏi sau khi nhà tuyển dụng trình bày xong. 

Lắng nghe đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong buổi phỏng vấn. Dựa vào yếu tố này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn có phải người có thể trưng cầu ý kiến của nhân viên hay không. 

Trang phục lịch sự, phù hợp văn hóa công ty

Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn vị trí quản lý chính là cách chuẩn bị trang phục. Một ứng viên thông minh sẽ có sự đầu tư trong trang phục như: áo phải ủi phẳng, không được có vết dơ, vết nhăn, tóc được chải chuốt gọn gàng, v.v. 

Khi nhà tuyển dụng gặp bạn thì vẻ bề ngoài của bạn sẽ là điều đầu tiên để họ đánh giá con người bạn. Do đó ứng viên cần phải chú ý chọn trang phục đi phỏng vấn sao cho phù hợp. Bạn có thể gây ấn tượng với một nụ cười thật tươi khi vừa bước vào phòng phỏng vấn.

Thu thập các thông tin về vị trí công việc và công ty

Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi về vị trí bạn ứng tuyển và các thông tin liên quan đến công ty. Nếu như bạn đã có sự tìm hiểu và chuẩn bị trước, chắc chắn sẽ làm nhà tuyển dụng hài lòng. Sự chuẩn bị này cho thấy bạn rất chỉn chu trong công việc và đồng thời có sự đầu tư trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay. 

Đương nhiên đối với vị trí quản lý, bạn cần chủ động trong việc tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng, v.v. 

Chính vì vậy nên việc chuẩn bị trước thông tin về công ty như sản phẩm, hình thức kinh doanh, chiến lược, v.v., sẽ trở thành một yếu tố nổi bật để nhà tuyển dụng đánh giá bạn.

Thể hiện sự bản lĩnh, tự tin

Vì đây là vị trí quản lý – một vị trí cấp cao nên bạn cần phải thể hiện được bản lĩnh và sự tự tin khi giao tiếp. Bạn nên chủ động trong việc trò chuyện và trao đổi với nhà tuyển dụng nhiều hơn. 

Một leader giỏi sẽ không phải là người rụt rè hay sợ phát biểu với mọi người. Thái độ tự tin sẽ giúp bạn trở nên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

Thể hiện sự lạc quan của bản thân

Có thể bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhưng khi bạn có được thái độ lạc quan trước công việc thì đó sẽ là ưu điểm của bạn. Vì người lạc quan sẽ luôn nhìn ra được những cơ hội trong các vấn đề. 

Biết làm chủ, dẫn dắt cuộc phỏng vấn

Ứng viên nên là người chủ động và tham gia vào cuộc trò chuyện. Bạn nên khéo léo biến cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc trao đổi, trò chuyện chứ không phải giống như những màn vấn đáp. 

Kết luận

Bài viết trên đã bật mí cho bạn tất tần tật những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cũng như các câu hỏi phỏng vấn team leader để bạn có cách nhìn tổng quát hơn. Mong rằng với những chia sẻ này bạn đã có thể hiểu được phần nào về vai trò, trách nhiệm của người quản lý trong bộ máy doanh nghiệp.

Nếu bạn là một người đang tìm kiếm các vị trí hot để kết nối thì đừng quên ghé ngay Masterskills để có cơ hội chạm tay vào những công việc xịn sò nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo