22. Quản trị kinh doanh

Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên

(Hình minh họa: LinkedIn)

Trải nghiệm nhân viên

Khái niệm

Trải nghiệm nhân viên trong tiếng Anh là employee experience.

Trải nghiệm nhân viên là những quan sát và nhận thức của người lao động về công việc của họ trong một công ty cụ thể. Trải nghiệm thường bị ảnh hưởng bởi không gian làm việc thực tế, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc mà công ty cung cấp và kĩ thuật để tạo ra năng suất công việc.  

Trải nghiệm nhân viên vay mượn rất nhiều từ quản trị trải nghiệm khách hàng, sử dụng các chiến lược tư duy thiết kế để tối ưu hóa môi trường làm việc, văn hóa, dịch vụ nhân sự và các sự kiện của công ty. 

Các công ty tạo ra bản đồ hành trình của nhân viên, trong đó, phác thảo các bước mà nhân viên trải qua trong suốt giai đoạn làm việc của họ tại công ty. Điều này giúp họ giải quyết các mục tiêu, các vấn đề nhức nhối và hành động cho mỗi bước hoặc thời điểm quan trọng.

Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên

Các tổ chức thành công nhất thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Khi nền kinh tế cải thiện, sự cạnh tranh để giành lấy những người tài ngày càng gay gắt hơn, và nhu cầu thu hút và giữ chân nhân tài cũng tăng lên song song. Đây là lí do tại sao việc tại ra một trải nghiệm nhân viên xuất sắc là rất quan trọng. 

– Nếu mục tiêu của một công ty là tạo ra một doanh nghiệp thịnh vượng, lực lượng lao động hùng mạnh và những khách hàng hài lòng, thì trước tiên họ cần tập trung vào cảm nhận của nhân viên về doanh nghiệp. Nhận thức và trải nghiệm của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh khác trong qui trình làm việc của công ty. 

Tham khảo:   Bán phòng vượt ngưỡng (Overbooking) là gì? Ưu và nhược điểm

– Hơn nữa, trải nghiệm nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến các khía cạnh cụ thể khác tại nơi làm việc. Ví dụ, tỉ lệ lưu lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhận thức của nhân viên. Nhân viên có trải nghiệm tích cực có nhiều khả năng ở lại và và cam kết cao hơn với tổ chức, hơn là nhân viên có trải nghiệm tiêu cực. 

– Tương tự như vậy, nhân viên hài lòng có nhiều khả năng chia sẻ trải nghiệm của họ với người khác, từ đó có thể tăng khả năng những ứng viên khác sẽ tìm đến công ty nhiều hơn và cam kết cao hơn với công ty nếu ở lại. Hầu hết những người tìm việc dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhận thức của nhân viên về trải nghiệm công việc và văn hóa công ty. 

– Cuối cùng, trải nghiệm nhân viên cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động. Mức độ tham gia cao hơn sẽ cải thiện văn hóa công ty và tăng năng suất, cuối cùng tạo ra tác động tích cực đến lợi nhuận và doanh thu của công ty. 

Lợi ích của trải nghiệm nhân viên tích cực

Một trải nghiệm nhân viên tích cực được hình thành bởi sự tin tưởng và tôn trọng giữa người lao động và lãnh đạo của họ. Một khi điều này được thiết lập, nhân viên sẽ sẵn sàng cung cấp phản hồi trung thực, sau đó có thể được sử dụng để thực hiện các thay đổi có lợi trong công việc. Tăng cường trải nghiệm nhân viên sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

Tham khảo:   Hợp tác xã (Co-operative) là gì? HTX hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Nhân viên tham gia nhiều hơn khi trải nghiệm tích cực của nhân viên tăng lên, làm họ cảm thấy hài lòng hơn với công việc. Từ đó nhiệt tình với công việc và cam kết với công ty cũng tăng lên.

Chất lượng công việc tăng lên. Hầu hết thành công của nhân viên trong công việc của họ là dựa trên mức độ thỏa mãn thay vì chỉ số IQ hoặc kĩ năng thực tế. Khi cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với công việc, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn so với một nhân viên bất mãn và căng thẳng

Cải thiện quan hệ với khách hàng. Một nhân viên vui vẻ sẽ có nhiều khả năng truyền đạt tâm trạng và cảm xúc tốt hơn trong khi hợp tác với khách hàng. Sự cống hiến và hiểu biết của họ về các sản phẩm và dịch vụ cũng được tăng cường, cho phép họ cung cấp hỗ trợ tối ưu cho khách hàng.

Nhân viên có mặt nhiều hơn. Nhân viên bất mãn có nhiều khả năng vắng mặt tại nơi làm việc. Điều này tạo ra nguy cơ làm sa sút tinh thần, năng suất và tài chính của công ty. Bằng cách tạo ra trải nghiệm nhân viên tích cực, một công ty đang xây dựng một môi trường mà người lao động sẽ muốn đến mỗi ngày, biết rằng đó là nơi mà họ có thể phát triển và hài lòng.

(Theo Techtarget)

Tham khảo:   Bí quyết phân chia công việc cho nhân viên hiệu quả
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo