20. Kinh tế học

Tranh chấp thương mại quốc tế (International Commercial Dispute) là gì?

Tranh chấp thương mại quốc tế (International Commercial Dispute) (Nguồn: marsans)

Tranh chấp thương mại quốc tế (International Commercial Dispute)

Tranh chấp thương mại quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ International Commercial Dispute.

Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn phát sinh khi một trong các bên vi phạm, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.

Các loại vi phạm trong tranh chấp thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế có hai loại vi phạm nghĩa vụ:

Vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương

Chủ thể của các loại vi phạm này chỉ có thể là các quốc gia với tư cách là chủ thể của Luật Quốc tế. Những tranh chấp phát sinh từ loại vi phạm này được giải quyết bằng những hình thức và thủ tục hoàn toàn không giống nhau. 

Khi vi phạm nghĩa vụ được qui định trong các hiệp định thương mại song phương thì tranh chấp sẽ được giải quyết ở tòa án hay trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ được qui định trong Hiệp định thương mại khu vực thì tranh chấp sẽ được cơ quan tài phán về Thương mại của khu vực đó giải quyết.

Tham khảo:   Tư nhân hóa (Privatization) là gì? Có các mô hình tư nhân hóa nào?

Vi pham liên quan đến việc kí kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại cụ thể

Tranh chấp thương mại phát sinh là do không thực hiện hay thực hiện không đúng như hợp đồng trong hoạt động thương mại. Như vậy có thể nói rằng tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh do một trong các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình do hợp thương mại quốc tế qui định.

Chủ thể của loại tranh chấp này là các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế không phụ thuộc vào việc các bên là thương nhân hay là nhà nước. 

Trong thực tiễn hoạt động thương mại nói chung, loại vi phạm này được thể hiện ở ba khía cạnh:

– Vi phạm liên quan đến các sự kiện pháp lí;

– Vi phạm liên quan đến việc giải thích hợp đồng hay các vấn đề pháp lí khác;

– Vi phạm liên quan đến cả hai loại trên, ví dụ không có khả năng thực hiện hợp đồng. (Theo Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh)

Tham khảo:   Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là gì? Phân loại

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo