Giám sát sản xuất - TWI, 01. Quản Trị Sản Xuất

TWI – Bí quyết cho sự thành công của Nhật Bản

Bí quyết thành công của Nhật Bản là gì? Đó là việc thực hiện nghiêm chỉnh ba Chương trình Đào tạo tại việc của TWI (Training Within Industry Program) do quân đội Đồng Minh (Mỹ) đem vào áp dụng tại Nhật từ năm 1947, nhằm cứu vãn nền công nghiệp Nhật Bản đã suy sụp xuống dưới 10% trước năm 1937.

Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1952. Mục đích chính là tháo gỡ chế độ quân phiệt ở Nhật và thay thế bằng một hệ thống dân chủ hơn. Mục đích này sẽ không đạt được nếu Mỹ không làm được điều gì đó để hồi phục nhanh chóng nền công nghiệp Nhật, lúc đó ở dưới mức 10% so với thời kỳ 1935-1937. Viễn cảnh nạn đói và rối loạn tràn lan là một thực tại khó tránh. Vài nhân viên dưới trướng của tướng MacArthur quen thuộc với TWI đề nghị áp dụng TWI để đào tạo các cấp quản lý bậc trung và trực tiếp của Nhật làm động lực cho việc phục hồi và phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản. Đề xuất này được chấp nhận và Cục Quân Đội Mỹ gọi thầu cho dự án này. TWI. Inc do ông Lowell MMasterskillsn được chọn dù giá cao hơn, vì đề xuất của TWI.Inc bao gồm việc tạo ra “tác động nhân bản – multiplier effect”. Ông MMasterskillsn đồng thời đã từng đại diện cho TWI trong tiểu bang Northern Ohio. Ông MMasterskillsn đưa đến Nhật Bản 3 chuyên gia đào tạo. Cả ba đều là huấn luyện viên của các chương trình TWI.

Trước khi nhóm chuyên gia TWI Mỹ đến Nhật, Bộ Lao Động Nhật cũng đã lập ra “Nhóm nghiên cứu TWI”. Nhóm này gửi một thành viên ra nước ngoài để đến Viện JIT (JIT Institute) do Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO) điều khiển. Nhóm lấy được tất cả ba bộ cẩm nang đào tạo TWI và đã đào tạo 10 thành viên thành Huấn luyện viên trưởng TWI. Trong khi chờ đợi nhóm chuyên gia Mỹ đến, nhóm này đã tạo ra được 500 huấn luyện viên cho JIT và 70 cho JMT. Theo sự nhận xét của TWI.Inc thì nỗ lực này không có khả năng tạo “hiệu ứng nhân bản” vì đã bỏ quá nhiều chi tiết cần thiết để tạo ra hiệu ứng này. Bộ Lao Động Nhật hợp đồng với TWI.Inc thực hiện việc đào tạo chính qui, đó là lập ra ba đơn vị đào tạo cho Huấn luyện viên bậc thầy – Master Institutes. Mỗi đơn vị phụ trách một chương trình “J”: JIT, JMT và JRT. Mỗi đơn vị do một chuyên gia phụ trách. Chuyên gia thứ tư chuyên về tiếp thị: tuyên truyền và bán giá trị của các chương trình TWI cho lãnh đạo của các doanh nghiệp. Bộ Lao Động Nhật lập ra JEPA (Hiệp hội các vấn đề sử dụng lao động Nhật Bản) để quản lý các Chương trình TWI và phổ biến chúng trên toàn thể ngành công nghiệp và hành chánh công của Nhật Bản. JEPA không giữ thống kê các lớp học nhưng con số có được của năm 1990 và 1991, cho thấy số huấn luyện viên TWI được đào tạo là 2,450 và 2,490, và số học viên được đào tạo là 66.700 cho 1990 và 64.000 cho 1991. Qua 50 năm, con số người được đào tạo sử dụng các kỹ năng quản lý TWI tại Nhật Bản cũng phải lên tới ít nhất là 30.000.000 người. JMT thường được coi như nguồn gốc của phong trào cải tiến KAIZEN tại Nhật, nhất là hệ thống góp ý (Kaizen Suggestion System – KSS).

Tham khảo:   Người đặt nền móng cho TWI

Toyota là một trong những công ty đầu tiên áp dụng TWI. Mọi nhân viên quản lý của Toyota đều tham gia các chương trình TWI. Ông Masao Nemoto, Chủ tịch Toyoda Gosei và là một thành viên Hội đồng Quản trị của Toyota cho biết TWI đóng góp đáng kể vào việc phát triển TPS –Toyota Production System. Ông Masao là một huấn luyện viên trưởng của TWI. Ông nói: “việc tôi có chứng chỉ huấn luyện viện TWI là một lợi điểm… trong thập niên này (1950-1960) là lúc Toyota đang đào tạo nhân viên của mình để họ thông suốt hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Là huấn luyện viên TWI, tôi đã làm việc ngày và đêm để nhuần nhuyễn đức tính của hệ thống Toyota cho những nhân viên do tôi chỉ huy. Đó là một thời buổi đầy những cải tiến, cái này sau cái kia…”

Thập niên 90, hãng Canon.Inc sử dụng 44.000 nhân viên trên toàn thế giới và có 1.200 huấn luyện viên, mỗi huấn luyện viên đều phải có chứng chỉ huấn luyện viên TWI. Từ năm 1989 Sở Tư pháp Nhật dùng TWI trong việc đào tạo nghề nghiệp và cải huấn tù nhân.

Tham khảo:   Tối Ưu Chi Phí Sản Xuất Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Có lẽ vì ảnh hưởng của TWI nên phần lớn công việc đào tạo quản lý ở Nhật đều được thực hiện trong doanh nghiệp (within industry), khác với các quốc gia khác như Mỹ, Châu Âu và Việt Nam, nơi mà việc đào tạo quản lý được cung cấp bởi các Trường Kinh Doanh (Đại học) chuyên nghiệp, hay ngoài doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc