26. Bất động sản

Vùng nông thôn (Countryside) là gì? Đặc trưng của vùng nông thôn

Hình minh họa (Nguồn: Vinh Hiển)

Nông thôn (Countryside)

Nông thôn – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi từ Countryside, hoặc Rural Area.

Nghị định Số: 57//NĐ-CP qui định: “Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố.”

Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn.”

Những đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn

 Từ những khái niệm trên đây có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn như sau: 

1) Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân. là vùng sản xuất nông nghiệp là cơ bản, ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho nông dân. 

2) So với thành thị thị nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp hơn. Vì vậy nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt. Dân cư nông thôn thường hay đổ xô về thành thị để kém việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn. 

Tham khảo:   Bất động sản thương mại (Commercial Real Estate - CRE) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

 3) Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn thành thị và ngay cả trình độ dân chủ, tự do, công bằng xã hội trong một chừng mực nào đó cũng thấp hơn thành thị. 

4) Nông thôn giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu… nhưng rất đa dạng về kinh tế, xã hội, đa dạng về các hình thức tổ chức quản lí, đa dạng về qui mô và trình độ phát triển. 

Tính đa dạng đó không chỉ diễn ra giữa các nước khác nhau mà ngay giữa các vùng nông thôn khác nhau của mỗi nước. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Xuất phát từ 4 đặc trưng cơ bản trên, có 4 vấn đề cần quan tâm khi qui hoạch: 

– Có những chương trình hợp lí để dần dần cải tạo và phát triển nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn thành thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện dại hoá ngay từ địa bàn nông thôn như đầu tư về điện, đường, trường, trạm, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật để nâng cao các hoạt động kinh tế. 

Tham khảo:   Mô hình thành phố mở (Open-city Model) là gì? Đặc điểm cấu trúc thành phố mở

– Phải nắm chắc điều kiện cụ thể của từng vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng đó (mỗi vùng có những nhân tố khác nhau vềđiều kiện tự nhiên và mỗi vùng luôn có những tiềm năng đặc thù riêng). Cần phát huy tiềm năng của từng vùng và không được áp đặt cho các vùng khác nhau.  

– Cần phải phân loại nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. Từ đó có phương hướng, giải pháp thích hợp để phát triển nông thôn

– Tính chất đa dạng của nông thôn đòi hỏi khi xây dựng và phát triển nông thôn phải nắm chắc các điều kiện cụ thể của từng vùng, khai thác và sử dụng tốt nhất tiềm năng của từng vừng. Tiếp tục nghiên cứu, phân loại các vùng nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội để có phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm xây dựng các vùng nông thôn khác nhau. (Theo Giáo trình Qui hoạch và phát triển Nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo