Quản lý hiệu suất nhân viên

10 Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp

Sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn từ đội ngũ nhân sự của mình. Bởi vậy, hoạt động quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và đảm hiệu quả làm việc của toàn nhân viên trong công ty.

Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết qua bài viết này, quản trị nguồn nhân lực là gì và 10 chức năng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 

Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nguồn nhân lực được các chuyên gia trong ngành định nghĩa: bao gồm tất cả hoạt động, chiến lược, chính sách và các quyết định quản lý nhân viên liên quan đến mối quan hệ giữa đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp với doanh nghiệp đó.

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, nhân sự đóng vai trò là tài sản lớn nhất. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn chiến lược, mục tiêu mình đề ra đạt hiệu quả thì cần phải có nguồn lực tốt. 

Vì sao phải quản trị nguồn nhân lực?

Quản trị nguồn nhân lực góp mặt làm hoàn thiện bộ phận cấu thành của quản trị kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Do vậy, các nhà quản trị cần hiểu và thực hiện quản trị nhân lực để giúp tổ chức hạn chế xảy ra những vấn đề như dưới đây:

  • Nhân sự không phù hợp với vị trí công việc
  • Lãng phí ngân sách do tuyển dụng quá nhiều
  • Nhân sự thiếu trách nghiệm, không làm hết năng lực dẫn đến hiệu quả công việc không đạt
  • Nhân sự xuất hiện suy nghĩ tiêu cực về lương thưởng, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, v.v

Việc quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bộ máy nhân sự phù hợp, có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt, làm việc như “người làm chủ”. 

Các nhà quản trị cần hiểu quản trị không đồng nghĩa với việc áp đặt điều mình muốn lên nhân viên và bắt họ phải phục tùng mà nhà quản trị cần cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và nhân sự, tạo ra môi trường làm việc tích cực, tác động tới tâm lý của tổ chức và tâm lý của toàn bộ nhân viên.

Điều này giúp thúc đẩy hiệu quả làm việc, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

các chức năng quản trị nguồn nhân lựccác chức năng quản trị nguồn nhân lực
Tại sao cần cân nhắc chức năng quản trị nguồn nhân lực?

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Như đã nhắc tới, quản trị nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự thành công của doanh nghiệp. Vậy, trong tổ chức, quản trị nguồn nhân lực có những vai trò gì? Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết nhé.

Thiết lập chính sách duy trì và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Bộ phận quản trị nhân sự quản lý mọi vấn đề liên quan tới nhân sự, chỉnh sửa và bổ sung các quy định nhân sự sao cho phù hợp với tổ chức.

Bên cạnh đó, họ còn đưa ra các khung đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân sự của đơn vị.

Tham khảo:   Tiêu Chuẩn Kép Là Gì? Cách Loại Bỏ Tiêu Chuẩn Kép Tại Nơi Làm Việc

Cầu nối gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên

Thông qua cầu nối là bộ phận quản trị nguồn nhân lực giúp lãnh đạo thấu hiểu nhân sự của mình. Từ đó, đưa ra các quyết định đúng đắn, hoặc điều chỉnh phù hợp với chính sách quản lý vận hành.

Cố vấn cho bộ phận quản lý nhân sự

Nhân sự chịu trách nhiệm quản trị nguồn lực đóng vai trò là người tham vấn và đưa ra chiến lược, giải pháp để doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan tới nhân sự một cách tốt nhất. Qua đó, giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến trình công việc và hiệu quả kinh doanh.

Để xây dựng một tổ chức có đội ngũ nhân lực tích cực, năng động, gắn bó lâu dài thì vai trò của người quản trị nguồn nhân lực là rất lớn. 

10 chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Cùng Masterskills tiếp tục tìm hiểu 10 chức năng quản trị nguồn nhân lực.

Hoạch định nguồn nhân lực

Người quản trị nguồn nhân lực cần xác định được nhu cầu tuyển dụng của công ty trong tương lai.

Qua đó, bộ phận quản trị nguồn nhân lực sẽ hoạch định kế hoạch tuyển dụng, lựa chọn, quản lý hiệu quả làm việc, và tất cả các chức năng còn lại của nguồn nhân sự.

Tuyển dụng và lựa chọn nhân sự

Việc tuyển dụng và lựa chọn một nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của bộ phận quản lý nhân sự.

Bởi vậy, bộ phận nhân sự cần xây dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh, đây sẽ là một lợi thế rất lớn so với các nhà tuyển dụng khác.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng tốt và chiến lược tuyển dụng phù hợp thì bộ phận nhân sự đã đi được một nửa chặng đường. Công việc tiếp theo sau khi nhận CV của ứng viên là lựa chọn ra ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

Xây dựng chính sách nhân sự

Xây dựng chính sách nhân sự được coi là chức năng quản trị nguồn nhân lực trọng điểm của người quản trị nhân lực. Một chính sách hợp lý cần được xác định rõ ràng bao hàm từ những khía cạnh nhỏ nhất.

Chính sách nhân sự có thể kiểm soát các hoạt động nhân sự tốt hơn.

Quy định về an toàn, sức khỏe của người lao động

Bất kỳ người sử dụng lao động nào cũng cần tuân thủ các quy định của Luật lao động như sức khỏe, an toàn của người động. Việc kết hợp, lồng ghép các quy định về an toàn và sức khỏe vào các quy trình hoặc văn hóa công ty là cách làm thích hợp để đảm an toàn cho nhân sự.

Có thể thấy, việc đưa ra các quy định về sức khỏe và an toàn của người lao động là một chức năng vô cùng quan trọng trong các chức năng của quản trị nguồn nhân lực.

Tham khảo:   Quản trị hiệu suất (Performance Management)

Quản lý hiệu suất

Chức năng của quản trị nguồn nhân lực tiếp theo là kiểm soát, đảm bảo hiệu suất, hiệu quả của công việc và mong muốn gắn bó với công ty của toàn bộ nhân sự.

Điều này được thể hiện ở cách quản lý công việc hiệu quả của người lãnh đạo, và thiết lập mục tiêu, định hướng cho công việc.

Một khi quản trị hiệu suất tốt sẽ giúp thu ngắn khoảng cách giữa nhân sự ngày hôm nay và nhân sự doanh nghiệp muốn có ngày mai.

Quan hệ lao động

Đây là một chức năng đóng vai trò kết nối, gắn kết và duy trì mối quan hệ nhân viên giữa các các phòng ban chức năng khác nhau. Qua chức năng này, người quản trị nguồn nhân lực có thể phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời đối với các vấn đề nhân sự bất thường.

chức năng của quản trị nguồn nhân lựcchức năng của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân sự đóng vai trò gắn kết mối quan hệ lao động.

Quyền lợi và phúc lợi

Quyền lợi và phúc lợi là hai yếu tố mà bất kể người lao động cũng quan tâm. Do đó, bộ phận HR có chức năng hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên khi họ gặp phải các vấn đề cá nhân.

Phúc lợi cá nhân là việc hỗ trợ người lao động khi mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch.

Đào tạo và phát triển chất lượng nhân sự

Để tổ chức từng ngày phát triển hay đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hoạt động đào tạo và phát triển chất lượng nhân sự là hết sức cần thiết, đây là một chức năng thiết yếu của bộ phận nhân sự.

Chức năng này cũng liên quan đến chức năng “Thiết lập chính sách duy trì và bồi dưỡng nguồn nhân lực”, là giúp thu ngắn khoảng cách chất lượng nhân sự hôm nay và ngày mai.

Lập kế hoạch nghề nghiệp

Bộ phận nhân sự có chức năng lập kế hoạch, hướng dẫn và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân sự. Qua đó, giúp nhân sự thấy được năng lực của mình trong tương lai có phù hợp hay không.

Khen thưởng nhân viên

Đây là một trong những hình thức giúp tăng động lực làm việc của người lao động.

Khen thưởng nhân viên là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nhân sự, bằng việc đánh giá những nỗ lực, cống hiến của nhân viên để đưa ra những phần thưởng xứng đáng.

Điều này giúp người lao động cảm thấy mình được trân trọng, và thúc đẩy động lực làm việc của họ.

Một số câu hỏi thường gặp về quản trị nguồn nhân lực

Trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, nhà quản trị có thể gặp một vài rắc rối. Cùng Masterskills tìm hiểu những câu hỏi thường bắt gặp trong hoạt động quản trị nguồn lực nhé.

Tỷ lệ duy trì nhân viên là gì?

Tỷ lệ này đánh giá khả năng giữ chân nhân sự của một công ty. Tỷ lệ duy trì nhân viên đánh giá rất lớn tới mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý nhân sự, là mục tiêu hàng đầu của nhà quản trị nhân sự.

Tham khảo:   Các Kiểu Căng Thẳng Thường Gặp – Bạn Đã Biết Cách Quản Lý Căng Thẳng Đúng Cách?

Vai trò của HRM trong việc giữ chân nhân viên là gì?

Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và quản lý đội ngũ nhân viên. Các nỗ lực duy trì nhân sự của họ có thể kể đến: đào tạo nhân sự, thăng chức nội bộ, khen thưởng, các hoạt động gắn kết nội bộ, v.v.

Nhìn chung, HRM đóng vai trò rất quan trọng.

Nhân sự outsourcing là gì?

Nhân sự Outsourcing được hiểu là các nhân sự không trực thuộc công ty, mà được đi thuê ngoài từ các công ty cung cấp dịch vụ, hoặc người làm tự do.

Tại sao thuê ngoài nhân sự lại quan trọng?

Nhân sự thuê người giúp điều chỉnh các hoạt động văn phòng và thực hiện công việc hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của công ty. Việc thuê nhân sự bên ngoài giúp công ty có thể điều chỉnh linh hoạt số lượng nhân sự và tối ưu chi phí.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của Masterskills về quản trị nguồn nhân lực, cũng như 10 chức năng của quản trị nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và có thêm nhiều góc nhìn về hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo