Quản lý hiệu suất nhân viên

Phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân sự

Mỗi nhân viên là một khoản đầu tư nghiêm túc của doanh nghiệp và bất cứ nhà quản lý nào cũng mong khoản đầu tư này đem về lợi nhuận cao nhất có thể. Nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên sẽ giúp tối ưu nguồn lực, đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn. Để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, nhà quản lý có thể thực hiện nhiều cách khác nhau, phù hợp với đặc thù riêng của tổ chức, doanh nghiệp.

Đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng ngay từ đầu

Doanh nghiệp không thể mong đợi nhân viên làm việc với hiệu suất cao nhất nếu họ không có một mục tiêu cụ thể. Hãy đảm bảo nhân viên nắm chắc những gì quản lý đang mong đợi ở họ, không chỉ với vị trí của họ nói chung mà còn trong từ dự án, nhiệm vụ cụ thể. Khi giao mục tiêu, nhiệm vụ, người quản lý hãy hỏi lại nhân viên đã hiểu rõ chưa và phản hồi lại rõ ràng các thắc mắc của nhân viên. Chỉ khi nhà quản lý chỉ rõ cho nhân viên điểm mục tiêu mà họ cần đạt được thì nhân viên mới có thể tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu đó, theo cách được kỳ vọng.

Việc đặt ra những kỳ vọng, mục tiêu cụ thể ngay từ đầu cũng sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhầm lẫn, không làm đúng mục tiêu. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần thiết lập mục tiêu một cách công khai để đảm bảo môi trường làm việc công bằng, giúp nhân viên gia tăng động lực làm việc.

Lưu ý, nhà quản lý cần thiết lập mục tiêu dựa trên các nguyên tắc rõ ràng để hoạch định công việc cho nhân viên một cách tinh gọn, đúng hướng, đúng cách, phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình. Đồng thời, cần lưu ý thiết lập mục tiêu cho các bộ phận/phòng ban, cá nhân đều cần bám sát theo chiến lược, định hướng phát triển của công ty.

Thiết lập đòn bẩy tạo động lực nâng cao hiệu suất làm việc

Động lực làm việc là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của nhân viên. Nhân viên không có động lực sẽ rất khó để đạt được hiệu suất như kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu, động lực làm việc khác nhau. Nhà quản lý cần tìm hiểu động thực sự trong công việc của nhân viên là gì để từ đó có hình thức khen thưởng mang tính cá nhân hóa. Đồng thời, nhà quản lý nên đồng thời tạo ra nhiều động lực cùng lúc để thúc đẩy hiệu suất của nhân viên một cách mạnh mẽ.

Tham khảo:   Nên Làm Gì Khi Đi Làm Trễ? 5 Cách Khắc Phục Tình Trạng Đi Làm Trễ

Ví dụ: Tôn trọng là một động lực đơn giản nhưng mạnh mẽ. Khi nhân viên thấy được sự tôn trọng và những nỗ lực của mình được công nhân, họ sẽ luôn cố gắng tiến xa hơn, bứt phá giới hạn và nỗ lực đạt hiệu suất công việc cao nhất.

Cơ chế lương thưởng cũng là một động lực kinh tế có sự tác động lớn đến hiệu suất công việc của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tiến hành tăng lương, thưởng theo hiệu suất của nhân viên và đảm bảo cơ chế nhất quán, xuyên suốt, được thực hiện theo quy định chung. Điều này sẽ giúp nhân viên có thêm động lực, sự tin tưởng để gia tăng hiệu suất công việc.

Thường xuyên trao đổi với nhân viên và cung cấp các phản hồi mang tính xây dựng

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là điều cần thiết để cải thiện hiệu suất làm việc. Nhân viên sẽ không thể cải thiện hiệu suất việc nếu họ không biết mình đang làm tốt như kỳ vọng của doanh nghiệp hay chưa. Nhận được phản hồi tiêu cực có thể là một thách thức và không dễ dàng đối với cả người quản lý và nhân viên, nhưng điều quan trọng là phải thúc đẩy một môi trường minh bạch và khuyến khích giao tiếp liên tục.

Thay vì phê phán, chỉ trích, việc cung cấp những phản hồi hữu ích cho nhân viên trên tinh thần khuyến khích, mang tính xây dựng sẽ giúp họ có định hướng đúng để cải thiện hiệu suất công việc và phát triển năng lực. Điều này thậm chí còn củng cố mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó của họ với công việc. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ có giá trị hơn và duy trì động lực làm việc.

Tham khảo:   Chi Tiết 7 Công Cụ Quản Lý Chất Lượng Hiệu Quả

Đào tạo và phát triển

Giúp nhân viên phát triển kiến thức và kỹ năng chính là giải pháp dài hạn và cốt lõi để tăng hiệu suất làm việc. Theo Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự tin rằng nhân viên trong doanh nghiệp không có đủ kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại. Đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Để chấm dứt từng trạng trên và biến nguồn nhân lực thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, xây dựng một quy trình đào tạo phù hợp và hiệu quả sẽ là giải pháp cần thiết.

Thực tế chỉ ra rằng, phần lớn các doanh nghiệp thành công đều rất chú trọng đến việc phát triển năng lực của nhân sự các cấp. Theo Báo cáo về Đào tạo và Phát triển trong doanh nghiệp , 82% ý kiến của doanh nghiệp cho rằng đào tạo sẽ giúp nâng cao hiệu suất lao động của đội ngũ nhân viên, 49% ý kiến đồng tình cho rằng đào tạo hiệu quả sẽ giúp thu hút và giữ chân nhân tài.

Tuy nhiên, chỉ có 25% nhân sự cảm thấy rằng các chương trình đào tạo giúp cải thiện kết quả công việc và chỉ có 12% nhân viên có thể áp dụng các kỹ năng mới học được qua đào tạo vào công việc thực tế. Hệ quả là doanh nghiệp mất chi phí cơ hội khi đào tạo nhân viên “không ăn khớp” với nhu cầu thực tế công việc; đánh giá không chuẩn năng lực của nhân viên đương nhiệm, gây nhàm chán, thiếu động lực, từ đó không giữ chân được nhân sự.

Quản trị hiệu suất liên tục

Quản trị hiệu suất làm việc là một tiến trình mà tại đó các nhà quản lý xây dựng mục tiêu, theo dõi, giám sát, lên kế hoạch và cuối cùng là đánh giá hiệu suất của nhân viên cũng như đóng góp của nó trong mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị hiệu suất liên tục là chìa khóa giúp tăng hiệu suất làm việc, đưa cá nhân/bộ phận/phòng ban đi đúng hướng

Tham khảo:   Checklist Là Gì Và Ứng Dụng Trong Quản Lý Công Việc

Thay vì đánh giá, quản trị hiệu suất theo chu kỳ 1 – 2 lần/năm, doanh nghiệp nên quản trị hiệu suất liên tục định kỳ, liên tục theo hàng quý, hàng tháng và thậm chí là hàng tuần. Tần suất đánh giá hiệu suất thường xuyên sẽ giúp nhân viên nỗ lực cải tiến hiệu suất công việc. Các doanh nghiệp có thể tiến hành quản trị hiệu suất liên tục thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ để triển khai nhanh gọn, đơn giản, không gây tốn nhiều thời gian của nhân viên. Nếu việc quản trị hiệu suất quá “cồng kềnh” thì chính điều này sẽ gây áp lực và suy giảm hiệu suất của nhân viên.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo