Quản lý hiệu suất nhân viên

Micromanager Là Gì? Khi Quá Cầu Toàn Không Thể Giúp Bạn Quản Lý Tốt Hơn

Micromanagement – quản lý vi mô là một phong cách quản lý phổ biến và được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Vậy micromanagement là gì? Liệu bạn đã thực sự hiểu về phong cách quản lý vi mô? Trong bài viết dưới đây, Masterskills sẽ giúp bạn hiểu hơn micromanager là gì, khi nào nên áp dụng phong cách quản lý vi mô và làm sao để nhà quản lý áp dụng phong cách micromanagement hiệu quả.

Micromanger là gì?

Micromanager hay nhà quản lý vi mô là thuật ngữ chỉ người quản lý giám sát nhân viên một cách quá mức. Thay vì cho nhân viên biết nhiệm vụ của mình và thời gian hoàn thành, người quản lý vi mô sẽ trực tiếp theo dõi từng hành động của nhân sự và đưa ra những chỉ trích về quy trình và công việc của họ.

Micromanger là gì?Micromanger là gì?
Micromanger là kiểu quản lý quá sát sao, săm soi quá mức.

Đặc điểm quan trọng về quản lý vi mô:

  • Áp dụng phong cách quản lý doanh nghiệp tập trung vào hiệu suất từng này của nhóm và nhân viên
  • Thường làm giảm tinh thần của nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc thiếu tính liên kết
  • Thực hiện các bước để cải thiện phong cách lãnh đạo và áp dụng cách tiếp cận vĩ mô.

Dấu hiệu của micromanagement là gì?

Làm thế nào để nhận ra người quản lý vi mô? Dưới đây là một vài dấu hiệu dễ nhìn thấy và thường bắt gặp nhất.

  • Nhân viên không bao giờ được phép hoạt động độc lập mà phải hoạt động dưới sự giám sát chi tiết và nhận nhiều đánh giá, chỉ trích từ nhà quản lý.
  • Họ không có khả năng quan tâm đến việc kinh doanh của bản thân. Bởi họ bị chi phối bởi những tiểu tiết không cần thiết và không dám nhìn thẳng vào bức tranh toàn diện. Thậm chí, nếu phát hiện ra một chi tiết nhỏ xảy ra vấn đề thì sẽ lập tức thu hồi công việc đã giao cho nhân viên và tự mình hoàn thiện nó.
  • Nhân viên thường hiếm khi có cơ hội được đưa ra ý kiến, quyết định độc lập khi chưa được sự cho phép của nhà quản lý vi mô.
  • Họ thường xuyên tham gia vào các nhiệm vụ của người khác dù không có sự liên quan.
  • Họ thường không nhận được sự yêu thích từ đồng nghiệp, hay gắn kết với đội nhóm.
Dấu hiệu nhận biết các nhà quản lý vi mô.Dấu hiệu nhận biết các nhà quản lý vi mô.
Dấu hiệu nhận biết các nhà quản lý vi mô – micromanager là gì?

Ảnh hưởng của phong cách micromanagement

Chắc hẳn thông qua định nghĩa “Micromanger là gì?” hay những dấu hiệu nhận biết về phong cách quản lý vi mô mà Masterskills vừa kể trên, bạn cũng phần nào nhận ra những tác động tiêu cực của phong cách quản lý này đến hiệu quả làm việc của nhân viên và công ty.

Giảm sự đổi mới và sáng tạo

Nhà quản lý theo phong cách quản lý vi mô thường không khuyến khích nhân viên sáng tạo, nhân viên khó có cơ hội tự đưa ra quyết định, v.v.

Bên cạnh đó, nhà quản lý thường theo dõi chi tiết từng hoạt động của nhân viên và đưa ra góp ý ngay lập tức với họ. Qua đây làm giảm tính sáng tạo, đổi mới của nhân viên, và khiến họ bị quá lệ thuộc vào nhà quản lý. 

Giảm năng suất, sự tự tin của nhân viên

Trong quá trình làm việc, nhân viên cần có quyền tự chủ trong công việc của họ. Mặc dù vậy, họ rất hiếm khi được đưa ra quyết định một cách độc lập mà đều phải thông qua sự đồng ý của nhà quản lý.

Điều này có thể là nguyên nhân nảy sinh những mâu thuẫn nội bộ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Đồng thời, về lâu dài sẽ khiến cho nhân viên bị thiếu tự tin khi đưa ra quyết định.

Giảm năng suất, sự tự tin của nhân viênGiảm năng suất, sự tự tin của nhân viên
Điều không nên làm của micromanager là gì? Quá soi xét sẽ làm giảm sự tự tin của nhân viên.

Không cho nhân viên cơ hội phát triển

Nhân viên không được tự do sáng tạo và đổi mới ý tưởng, mọi quyết định đều phải thông qua quản lý, mọi hoạt động đều bị giám sát, v.v.

Tham khảo:   Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân Khi Làm Việc Tại Nhà Không Khó Như Bạn Nghĩ

Điều này khiến cho môi trường làm việc trở nên kém hấp dẫn đối với người lao động. Họ sẽ không tìm thấy động lực, cơ hội để phát triển.

Mất đi lòng tin từ nhân viên

Nhà quản lý vi mô dưới góc nhìn của nhân viên là người áp đặt công việc, chứ không phải là nhà quản lý thực thụ. Điều này làm cho họ cảm thấy nhà quản lý không có niềm tin vào kiến thức và kỹ năng của bản thân, những giá trị họ đóng góp không được ghi nhận.

Khi nào là lúc nên áp dụng micromanagement?

Mặc dù phong cách quản lý vi mô có nhiều tác động tiêu cực đến nhân viên và doanh nghiệp nhưng không vì thế mà đây là phong cách quản lý không cần thiết, thiếu tính hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài hoàn cảnh nhất định nó lại đem đến những kết quả tích cực.

Quá trình tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường mong muốn tìm kiếm một ứng viên phù hợp, tài năng và gắn bó lâu dài.

Do đó, việc theo dõi sát sao là điều mà nhà quản lý cần thực hiện nhằm đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đối với các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.

Định hướng, dẫn dắt nhân viên mới

Đối với một nhân viên mới, việc được hướng dẫn ban đầu để họ làm quen với công việc là điều cực kỳ cần thiết.

Bởi vậy, trong thời gian này, nhà quản lý cần theo sát, định hướng và dẫn dắt họ trong việc thực hiện công việc. Điều này giúp nhân viên mới nắm bắt được quy trình làm việc và tạo bước đà vững chắc để gắn bó, phát triển lâu dài cùng doanh nghiệp.

Dự án mới

Cũng như đối với quá trình training nhân sự mới, khi tham gia vào các dự án mới dưới vai trò là người quản lý – người có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng vững vàng, nhà quản lý nên áp dụng phong cách quản lý vi mô nhằm kiểm soát các vấn đề xảy ra trong quá trình bắt đầu triển khai dự án cho đến khi dự án hoạt động ổn định.

Bạn chỉ nên theo dõi sát sao nhân viên trong các trường hợp cần thiếtBạn chỉ nên theo dõi sát sao nhân viên trong các trường hợp cần thiết
Chỉ nên theo dõi sát sao nhân viên trong các trường hợp cần thiết để nhân viên không thấy ngộp thở trong chính môi trường làm việc của mình.

Nhân viên trong tình trạng đáng báo động

Nhà quản lý nên áp dụng phong cách quản lý vi mô đối với những nhân sự đang bị cảnh báo, chẳng hạn như về năng suất làm việc giảm sút. Thông qua sự theo dõi sát sao và chỉ bảo tận tình của nhà quản lý sẽ giúp họ dần cải thiện các vấn đề còn yếu kém.

Có sự thay đổi lớn, độ rủi ro cao

Khi doanh nghiệp xảy ra một thay đổi lớn chẳng hạn như thay đổi chiến lược thì quản lý vi mô là phong cách quản lý hiệu quả, giúp nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về quy trình làm việc của doanh nghiệp. Từ đó đẩy nhanh tốc độ thích nghi, cũng như vai trò của bản thân đối với sự thay đổi này.

Trong một bối cảnh khác, khi doanh nghiệp thực các dự án hay công việc mang tính rủi ro cao thì phong cách quản lý vi mô sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những phát sinh không đáng có, đảm bảo quá trình thực hiện công việc diễn ra suôn sẻ.

Tham khảo:   Nghệ thuật giám sát công việc 24/7 mà chẳng hề gây áp lực cho nhân viên

Bài học cho các micromanager là gì? 

Quản lý vi mô là phong cách quản lý không tệ nếu như nhà quản lý biết cách áp dụng nó đúng cách, đúng thời điểm. Vậy nhà quản lý cần lưu ý gì khi áp dụng phong cách quản lý vi mô.

  • Hiểu rõ về doanh nghiệp: Điều này sẽ giúp bạn đưa ra định hướng và hướng dẫn cho nhân viên xử lý công việc một cách hiệu quả.
  • Biết cách lắng nghe nhân viên: Với vai trò là một nhà quản lý bạn cần biết cách lắng nghe nhân viên, bởi không ai hiểu rõ vấn đề của họ hơn chính bản thân họ. Bên cạnh đó, bạn hãy thẳng thắn chia sẻ những kỳ vọng của bản thân để nhân viên có thể tự giác thay đổi và hoàn thiện.
  • Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Bên cạnh việc chia sẻ kỳ vọng của bản thân, bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng và khung đánh giá tiêu chuẩn năng lực làm việc.
  • Tôn trọng và tích cực tương tác với nhân viên: Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một môi trường làm việc văn minh, gắn kết. Thay vì đưa ra chỉ trích nặng nề, nhà quản lý cần biết cách đưa ra lời góp ý phù hợp để vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa tạo không khí làm việc thoải mái.

5 câu hỏi tự vấn cho các nhà quản lý

Nhà quản lý có thể tự phát hiện bản thân đang quản lý nhân viên theo phong cách quản lý vi mô không? Câu trả lời là có, dưới đây là một vài câu hỏi tự vấn dành cho bạn.

Bạn có đang nắm giữ một loạt dự án/phần việc từ nhân viên mà chỉ ổn khi được bạn duyệt không?

Một phần nhiệm vụ của nhà quản lý là xem xét và đưa ra quyết định chấp thuận các đề xuất. Nhưng phê duyệt nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào phong cách quản lý của từng người.

Nhà quản lý vi mô có xu hướng trở thành “nút cổ chai”. Theo đó, họ muốn xem xét mọi thứ một cách kỹ lưỡng trước khi được thực hiện. Điều này khiến cho nhân viên phải chờ đợi và lãng phí thời gian trong quá trình xét duyệt này.

Nhà quản lý nên trao quyền cho nhân viên bằng cách cho họ biết tiêu chuẩn mà họ cần đạt được và hướng dẫn họ cách chứng minh rằng họ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó.

Khi đó, nếu bạn cảm thấy mình đang giữ một loạt dự án/phần việc chờ duyệt từ nhân viên, nhân sự trong team tỏ ra kiệt sức, buồn chán, v.v thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý vi mô.

Nhà quản lý cần biết cách trao quyền cho nhân viên khi cần thiếtNhà quản lý cần biết cách trao quyền cho nhân viên khi cần thiết
Nhà quản lý cần biết cách trao quyền cho nhân viên khi cần.

Bạn có liên tục đặt ra các quy định/luật mới?

Khi đối mặt với tình trạng công việc không đạt hiệu suất tiêu chuẩn, nhà quản lý vi mô có xu hướng tạo ra những quy định mới và áp dụng lên team của mình.

Tuy vậy, một nhà quản lý lý tưởng nên tìm hiểu từng nhân viên, xác định vấn đề của họ và giúp họ khắc phục chúng. Thay vì tạo ra gánh nặng cho team bằng một loạt những quy tắc quy định mới, trong khi chỉ vì một hoặc vài cá nhân làm việc kém hiệu quả hơn.

Bạn có đang hiện diện trong những cuộc trò chuyện/trao đổi không cần thiết?

Khi mới gia nhập công ty, nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ làm quen và thích ứng với công việc và môi trường mới.

Tham khảo:   Cách Tính Lương 3P Như Thế Nào? Lợi Ích Khi Tính Lương Theo Hệ Thống Lương 3P

Tuy vậy, khi nhân viên đã đủ năng lực tự thực hiện công việc thì sự hiện diện của bạn trở nên kém ý nghĩa hơn. Nếu bạn đang cố gắng thực hiện điều này, chứng tỏ bạn đang theo phong cách quản lý vi mô.

Chẳng hạn, nhà quản lý “cố chấp” tham gia vào cuộc trao đổi giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng ngay cả khi không có mối liên quan trong hợp đồng kinh doanh; và nhân viên đó đã có đủ khả năng giao tiếp, đàm phán và làm việc với khách hàng.

Điều này khiến nhân viên cảm thấy mình không nhận được sự tin tưởng từ quản lý và chịu sự kiểm soát của quản lý. 

Bạn có đang áp đặt quy trình làm việc của mình lên nhân viên?

Người quản lý vi mô thường mong muốn kiểm soát mọi hoạt động trong quy trình làm việc của nhân viên. Nhiệm vụ từ nhà quản lý giao cho nhân viên sẽ cùng với một quy trình làm việc mặc định mọi người trong nhóm nên thực hiện theo.

Nếu bạn đang quản lý nhân viên theo cách trên thì bạn là một nhà quản lý vi mô. 

Nhân viên có phải liên tục báo cáo công việc cho bạn? (tần suất hàng ngày, vài lần trong tuần, v.v.)

Nhà quản lý vi mô luôn theo dõi sát sao từng chi tiết nhỏ trong quá trình nhân viên thực hiện công việc. Họ thường yêu cầu nhân viên gửi báo cáo riêng cho mình và có xu hướng giữ cho cá nhân họ.

Nếu bạn đang quản lý nhân viên theo cách trên, có thể bạn là một nhà quản lý vi mô.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Micromanager là gì – Nhà quản lý vi mô mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về micromanagement là gì và cách áp dụng phong cách quản lý này một cách phù hợp nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc