Quản lý hiệu suất nhân viên

Hướng Dẫn Cách Viết Bản Tự Nhận Xét Đánh Giá Cá Nhân

Trong thế giới công sở, việc tự nhận xét và đánh giá những ưu và nhược điểm của bản thân xuyên suốt quá trình làm việc là vô cùng phổ biến. Có rất nhiều hình thức khác nhau để thực hiện việc này. Đó có thể là một bản tự khai, một buổi Performance Review hay một cuộc khảo sát nhanh về hiệu suất làm việc. Trong bài viết này, Masterskills sẽ hướng dẫn bạn cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân, một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các cơ quan nhà nước!

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là gì?

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là một tài liệu đánh giá hiệu suất và kỹ năng của bạn dựa trên một bộ tiêu chí được xác định trước. Loại văn bản này thường được sử dụng tại nơi làm việc, nơi nhân viên được yêu cầu đánh giá công việc của chính họ để xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng người.

mau-tu-danh-gia-ban-than-cua-nhan-vienmau-tu-danh-gia-ban-than-cua-nhan-vien
Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Tuy được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhưng loại hình này thường được áp dụng đối với đảng viên, đoàn viên thanh niên, hay cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội. Họ thường tiến hành tự đánh giá sau một năm làm việc để hiểu rõ hơn về những lĩnh vực cần cải thiện. Điều này giúp cán bộ, công nhân viên chức xác định hướng phát triển cá nhân của họ trong tương lai.

Các nội dung chính và cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Mỗi một cơ quan, tổ chức khác nhau sẽ có một bản tự nhận xét đánh giá cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, một bản tự nhận xét đạt chuẩn sẽ thường phải bao gồm các nội dung sau:

Tham khảo:   Cách Xây Dựng Bảng Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên

Phần thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân cơ bản bao gồm các thông tin sau:

  • Họ và tên người tự nhận xét đánh giá;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Quê quán;
  • Địa chỉ thường trú;
  • Chức vụ làm việc;
  • Bộ phận công tác;
  • Đơn vị công tác.

Ở phần này, bạn cần lưu ý điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo đúng dữ liệu đã đăng ký với cơ quan, tổ chức. Điều này nhằm giảm thiểu khả năng bị thiếu sót hoặc nhầm lẫn thông tin khi bản tự khai của bạn được đưa lên cơ sở dữ liệu của tổ chức.

Ngoài ra, tuỳ vào vị trí và loại cơ quan, phần thông tin cơ bản cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp các thông tin chuyên biệt khác dựa trên bổn phận và trách nhiệm riêng biệt.

Phần tự đánh giá

Tiếp sau phần thông tin cá nhân cơ bản, bạn sẽ tiến hành tự nhận xét và đánh giá năng lực của bản thân dựa trên các nội dung chính sau:

  • Về tư tưởng chính trị
  • Về phẩm chất đạo đức, lối sống
  • Về chức trách, nhiệm vụ được giao.

Sau đó, bạn sẽ tiến hành cung cấp các đánh giá khách quan nhất cho phần tự nhận xét về nhược điểm của bản thân. 

Đối với từng hạng mục kể trên, thông tin bạn cung cấp sẽ tùy thuộc vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết giúp cho cấp trên hay người giám sát có thể dễ dàng đánh giá năng lực thông qua bản tự khai này.

Tham khảo:   SOW Là Gì? Statement of Work Và Scope of Work Có Phải Là Một?

Các lỗi sai thường gặp

Về mặt hình thức

  • Độ dài không hợp lý: Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân cần ngắn gọn, cô đọng và có trọng tâm rõ ràng. Thông thường, độ dài của văn bản tự đánh giá sẽ từ một đến hai trang tùy theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng tổ chức, đơn vị. 
  • Sai chính tả quá nhiều: Không chỉ bản tự nhận xét đánh giá cá nhân mà tất cả các loại văn bản, giấy tờ hành chính khác đều cần hạn chế lỗi chính tả. Bạn sẽ tự làm mất điểm bản thân trong mắt cấp trên nếu phạm những sai lầm sơ đẳng như vậy một cách liên tục

Về mặt nội dung

  • Nội dung lan man: Mỗi một vị trí sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng biệt. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp các đánh giá phù hợp với công việc được giao, tránh nói sang những vấn đề không thuộc phạm vi công tác và quản lý.
  • Từ ngữ khó hiểu: Hãy hạn chế việc sử dụng từ ngữ chuyên ngành để giúp bản tự đánh giá của bạn dễ hiểu hơn. Ngoài ra, vì đây là một văn bản chính thức và trang trọng, bạn cũng cần nên cân nhắc trong việc lựa chọn từ ngữ của mình.  

Kết

Vậy là Masterskills đã cùng bạn tìm hiểu cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân đầy đủ và chuyên nghiệp. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như những thông tin cần cung cấp trong loại hình văn bản thường gặp này. Nếu cảm thấy hứng thú với các nội dung tương tự, hãy ghé qua Blog của Masterskills để cập nhật thêm nhiều bài viết chất lượng về chủ đề này nhé!

Tham khảo:   Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh: Nên Hay Không?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo