31. Kỹ năng làm việc

3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới

Những khó khăn xuất hiện trong thời gian đầu của công việc mới có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, thậm chí nghĩ rằng bản thân không đủ năng lực để đảm đương vị trí này, dù đây là chuyên môn của bạn. Nếu cứ tiếp tục, điều này có thể khiến bạn ngày càng trở nên căng thẳng hơn và dẫn đến các hành vi tiêu cực. Thay vào đó, khi thấy mình bắt đầu có cảm giác “không đủ sức”, hãy chuyển sự quan tâm của bạn sang 3 điều sau đây:

Phải có lí do bạn mới được chọn

Trừ phi bạn là một diễn viên giỏi hay đã nói dối quá tài tình trong CV của mình, nếu không nhà tuyển dụng đã nhìn thấy điều gì đó khiến họ tin rằng bạn có thể đảm nhận được công việc và quyết định chọn bạn. Đặc biệt là hiện nay, khi quá trình tuyển dụng thường trải qua nhiều bước từ các cuộc gọi, bài kiểm tra khả năng và tính cách và đối thoại trực tiếp, nên hẳn là bạn không dễ dàng qua mắt được nhà tuyển dụng. Họ có rất nhiều cơ hội để đánh giá và đảm bảo bạn là người mà họ đang tìm kiếm. Tuy điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo, nhưng nó cho thấy rằng nhà tuyển dụng nghĩ bạn có tiềm năng, ngay cả khi bạn cần thời gian lâu hơn để thích nghi. Và nếu công ty (đã có nhiều kinh nghiệm tuyển dụng và biết họ đang tìm kiếm điều gì) nghĩ rằng bạn sẽ làm được thì không có lí do gì để bạn nghi ngờ bản thân mình cả.

Tham khảo:   Mục tiêu dài hạn là gì? 4 bước lập mục tiêu dài hạn hiệu quả

Nghi ngờ chính mình sẽ gây tổn hại đến bản thân

Khi bị “sa lầy” vào suy nghĩ không đủ khả năng, tâm trí bạn sẽ hiện lên nhiều câu hỏi mang tính chất “bỏ của chạy lấy người” kiểu như Tôi có nên nghỉ việc không? Kết quả là bạn bị cuốn vào “vòng xoáy” của việc ra đi mà quên mất rằng phải tập trung nhiều hơn cho công việc khiến năng suất ngày càng xuống dốc. Thực tế này cho thấy nghi ngờ chính mình sẽ chỉ phá hỏng sự tự tin của bạn và âm thầm kéo bạn đi xuống. Vậy nên, thay vì để ý nghĩ tiêu cực  làm hao mòn ý chí, bạn cần giữ được sự tỉnh táo, tìm mọi cách để cải thiện chất lượng công việc và khẳng định những giá trị riêng của bản thân.

Để thành công, bạn cần có cảm giác “không đủ khả năng”

Bạn có biết cảm giác không thoải mái cũng có thể thúc đẩy bản thân làm việc tốt hơn không? Hãy nghĩ xem, nếu bạn đảm nhận một vị trí mà ở đó bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách hoàn hảo thì mỗi ngày bạn chỉ cần đến công ty, làm việc và ra về, cuộc sống đơn điệu biết bao! Sẽ không có gì thúc đẩy bạn học một kỹ năng mới, phát triển một khả năng mới hay tiến lên một vị trí cao hơn. Dù bạn làm tốt công việc của mình đấy, nhưng chắc rằng cảm giác buồn chán là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, bạn cần cảm giác “không đủ năng lực” vì điều đó thôi thúc bạn thoát khỏi vùng an toàn, tìm tòi học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa để không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn khám phá ra cách làm việc hiệu quả hơn.  

Tham khảo:   Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?

Nếu đã áp dụng cả 3 điều trên nhưng bạn vẫn không thoát khỏi “vũng lầy” suy nghĩ tiêu cực, hãy thẳng thắn bày tỏ với người quản lý về điều này, để họ biết bạn đang cần sự chia sẻ và nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

Hoàng Oanh

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo