32. Kiến thức kinh tế

Net Profit Margin là gì? Có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Doanh thu và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu cơ bản mà đa số những nhà kinh doanh, chủ doanh nghiệp dựa vào để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược phát triển phù hợp. Vậy Net Profit Margin là gì, cách tính cũng như ý nghĩa của Net Profit Margin là gì?

Net Profit Margin là gì?

Net Profit Margin là lợi nhuận ròng. Nó còn được gọi là thu nhập ròng, biên lợi nhuận ròng hoặc kết quả kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp.

Nếu chỉ nhìn vào doanh thu và lợi nhuận, rất khó để bạn xác định doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không. Có doanh nghiệp tổng kết mang lại lợi nhuận lớn nhưng so với doanh thu thì lại khiêm tốn. Bởi vậy, người ta dùng chỉ số Net Profit Margin để tính biên lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân. Kết quả này dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng giai đoạn cũng như so sánh với các công ty cùng lĩnh vực, công ty nào có chỉ số lợi nhuận ròng cao hơn chứng tỏ công ty ấy hoạt động kinh doanh tốt.

“Net Profit Margin – Biên thu nhập ròng là thu nhập ròng sau thuế của một doanh nghiệp, được biểu thị bằng phần trăm doanh thu nhằm xác định tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp.”

Cách tính biên lợi nhuận ròng                     

Biên lợi nhuận ròng được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Sau đó, chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.

Net Profit Margin càng cao thì công ty sẽ càng có lãi, ngược lại công ty có thể đang gặp khó khăn về lợi nhuận.

Từ con số này, doanh nghiệp sẽ có đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm, từ đó có so sánh, đưa ra giải pháp để tăng biên lợi nhuận ròng.

Tham khảo:   Data Flow Diagram là gì? Thành phần và các bước xây dựng

Kết quả cao hay thấp của biên lợi nhuận ròng đều là do sự tác động của các yếu tố: tổng doanh thu, dòng tiền đi, dòng thu nhập bổ sung, giá vốn, chi phí bán hàng, các khoản thanh toán nợ, thu nhập đầu tư, thu nhập từ hoạt động thứ cấp, các chi phí khác…. 

Vậy làm thế nào để tăng lợi nhuận ròng?

Tăng biên lợi nhuận ròng nhờ tăng biên lợi nhuận 

Mỗi ngành có đặc điểm kinh doanh, chi phí, vốn cũng như hoạt động khác nhau nên xác định biên lợi nhuận cũng khác nhau. Do vậy, để biết biên lợi nhuận ròng như thế nào là tốt nhất, bạn nên so sánh với chính đối thủ trong ngành, từ đó sẽ có giải pháp để tăng biên lợi nhuận cũng như biên lợi nhuận ròng phù hợp.

Tăng biên lợi nhuận ròng bằng cách tiết giảm chi phí liên quan

Những chi phí liên quan quá nhiều sẽ làm cho lợi nhuận cũng như lợi nhuận ròng giảm sút. Khi biên lợi nhuận thấp thì cần cắt giảm những chi phí liên quan tối đa, từ chi phí cơ sở vật chất, chi phí nhân sự, chi phí bán hàng…. để tăng biên lợi nhuận ròng.

Tùy vào từng chu kỳ, giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cần có chiến lược hợp lý. Như ở giai đoạn phát triển chậm, doanh nghiệp nên cắt giảm bộ máy nhân sự, tối ưu năng suất lao động, phát triển sản phẩm mới…

Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới cần đầu tư giải pháp chiếm lĩnh thị phần thì tăng chi phí các chương trình marketing… để làm sao giữ được biên lợi nhuận ròng tốt nhất.

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Như đã nói ở phần Net Profit Margin là gì, biên lợi nhuận ròng có thể điều chỉnh, nhưng với chỉ số khách quan và trung thực, biên lợi nhuận ròng giúp doanh nghiệp nhận ra được vấn đề trong kinh doanh.

Phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Net Profit Margin phản ánh chính xác nhất kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu chỉ số lợi nhuận ròng ổn định, doanh nghiệp đang giữ mức phát triển ổn định. Nếu chỉ số lợi nhuận ròng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh. Nếu chỉ số lợi nhuận giảm chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả.

Tham khảo:   Hãy là nhân viên nghỉ việc có văn hóa vì trái đất rất tròn!

Giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phát triển phù hợp 

Nguyên nhân dẫn đến số biên lợi nhuận giảm có thể do chi phí đóng thuế tăng lên, có thể do hoạt động quản lý vận hành kém hiệu quả hoặc chi phí cho bán hàng quá cao.

Có kết quả, doanh nghiệp sẽ tìm ra nguyên nhân và có giải pháp. Từ đó doanh nghiệp có những thay đổi, từ cách vận hành, quản lý nhân sự tới những chi phí sản xuất hay bán hàng.

Hơn nữa, lợi nhuận ròng còn giúp người ta đánh giá được lợi nhuận có đáp ứng yêu cầu kinh doanh không, có nên tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Tức là thông qua kết quả lợi nhuận ròng, doanh nghiệp sẽ có chiến lược đầu tư phù hợp hơn. 

Đánh giá đối thủ tiềm năng trong ngành

Từ chỉ số lợi nhuận ròng, các doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của mình so với đối thủ cùng ngành. Cũng như sức mạnh của đối thủ tiềm năng, từ đó có chiến lược cạnh tranh phù hợp và hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng chỉ số biên lợi nhuận ròng

Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng có thực tế rằng, trong ba chỉ số lợi nhuận Gross margin, Operating margin, Net profit margin thì biên lợi nhuận ròng hay Net profit margin là dễ bị tác động bởi các nghiệp vụ kế toán nhất. Bởi chỉ số lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu kế toán cuối cùng, chỉ cần sai số nhỏ ở khâu hạch toán khác đã tác động tới kết quả lợi nhuận ròng.

Do đó khi thấy biên lợi ròng của doanh nghiệp được cải thiện, điều đó chưa chắc chắn doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả, trừ khi kế toán doanh nghiệp cam kết không sử dụng nghiệp vụ khác tác động vào. 

Tham khảo:   Định giá động dynamic pricing là gì, ưu nhược điểm ra sao?

Điều đó đòi hỏi sự minh bạch, khách quan cũng như chuyên môn của kế toán doanh nghiệp khi thực hiện tính toán biên lợi nhuận ròng.

Không có chỉ số nào có thể phản ánh toàn bộ và chính xác bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Net Profit Margin chỉ là một trong rất nhiều chỉ số để doanh nghiệp sử dụng. Hi vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Net Profit Margin là gì cũng như ý nghĩa mà nó mang lại đối với doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo