32. Kiến thức kinh tế

Shareholders là gì? Đặc điểm và quyền lợi của shareholder

Nếu bạn đang kinh doanh hay hoạt động trong doanh nghiệp, tập đoàn thì khái niệm shareholders là gì không còn quá xa lạ. Bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay công ty nào cũng đều có thể trở thành shareholders, nhất là trong cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên bạn cần nắm vững shareholders là gì, vai trò và quyền lợi của shareholder để có quyết định hiệu quả nhất.

Shareholders là gì?

Shareholders có nghĩa là cổ đông. Cổ đông không chỉ là một cá nhân mà có thể là đại diện một công ty, một tổ chức miễn là họ nắm giữ một phần cổ phần của công ty bất kỳ.

Tại Việt Nam khái niệm cổ đông không còn xa lạ khi mà nền kinh tế đang có nhiều xung lực mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ. Điều đó cũng giúp cho số lượng những người trở thành shareholder tăng nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà nhiều cổ đông chưa hiểu rõ quyền lợi của họ là gì dẫn đến những tranh chấp kiện tụng giữa cổ đông với ban điều hành doanh nghiệp.

“Cổ đông shareholders là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần của một công ty.”

Shareholders’ equity là gì?

Shareholders’ equity là vốn chủ sở hữu của cổ đông (hoặc giá trị ròng của doanh nghiệp) cho biết số tiền mà chủ sở hữu của một công ty đã đầu tư vào doanh nghiệp – bằng cách đầu tư tiền vào doanh nghiệp đó hoặc bằng cách giữ lại thu nhập theo thời gian.

Trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu của cổ đông được chia thành ba loại: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và lợi nhuận giữ lại. Nó xuất hiện cùng với danh sách các khoản nợ và tài sản của công ty.

Các nhà đầu tư xem xét mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và tài sản để xác định sự ổn định tài chính của một công ty.

Phân loại cổ đông

Cổ đông được chia ra các dạng khác nhau, kèm theo quyền lợi và vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Theo quy định mới nhất thì có 3 loại cổ đông, bao gồm cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.

Trong đó, cổ đông sáng lập là cổ đông có góp vốn bằng tài sản để sở hữu ít nhất một phần cổ phần. Hơn nữa, tại thời điểm sáng lập doanh nghiệp, cổ đông sáng lập phải có tên trong danh sách thành viên sáng lập doanh nghiệp. Hơn nữa để trở thành cổ đông sáng lập thì bạn phải mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông.

Tham khảo:   Financial accounting là gì? Khác gì so với kế toán quản trị?

Trong trường hợp cổ đông sáng lập không góp đủ số vốn đã đăng kí trong thời hạn 90 ngày từ thời điểm thành lập thì sẽ huy động các cổ đông khác vào góp cùng hoặc các cổ đông còn lại sẽ đóng góp làm sao cho đủ số cổ phần thiếu. Sự đóng góp này dựa trên tỷ lệ họ đang sở hữu trong công ty. Hoặc một cổ đông nào đó đứng ra nhận đóng góp toàn bộ số cổ phần mà cổ đông sáng lập còn thiếu.

Cổ đông phổ thông là tên gọi những cổ đông nắm giữ cổ phiếu thông thường – hay còn gọi cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp. Họ có quyền bỏ phiếu để bầu ra hội đồng quản trị điều hành doanh nghiệp và được hưởng lợi nhuận cổ tức của công ty.

Cổ đông ưu đãi là những cổ đông sở hữu các cổ phần ưu đãi như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. 

Đặc điểm của shareholders là gì?

Thứ nhất, cổ đông là một nhà đầu tư và là hình thức đầu tư. Ở đó bạn hoặc tổ chức của bạn góp vốn với người khác, có thể sáng lập hoặc điều hành nhằm mục đích doanh nghiệp làm ăn có lãi và bạn có lợi nhuận. 

Với đặc điểm đó, bạn cần nghiên cứu thật kỹ trước khi có quyết định đầu tư. Lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh tiềm năng, năng lực doanh nghiệp mạnh… là căn cứ để bạn có thể xem xét trở thành cổ đông hay không.

Khi doanh nghiệp thành công, bạn sẽ có được lợi nhuận. Lợi nhuận đến từ giá trị cổ phiếu ngày càng tăng và giá trị cổ tức. Ngược lại bạn cũng sẽ chịu những rủi ro khi công ty hoạt động kém hiệu quả hoặc đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản.

Thứ hai, sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa cổ đông với người điều hành doanh nghiệp thường xuyên diễn ra. Đặc biệt khi cổ đông lớn, cổ đông lớn nhất nắm giữ % áp đảo.

Người nắm giữ 5% tới 10% cổ phần được gọi là cổ đông lớn. Người nắm giữ cổ phần lớn nhất thường là người sáng lập công ty. Với việc kiểm soát trên 50% cổ phần, bạn sẽ trở thành cổ đông lớn nhất và có quyền lực lớn nhất.

Tham khảo:   Bảo hộ thương mại là gì? Tác động và cách thực hiện

Theo đó, họ có quyền thông qua nghị quyết của hội đồng đại cổ đông mà không cần chờ hay xem xét ý kiến của những cổ đông khác. Họ có thể quyết định mọi vấn đề kể cả vấn đề về thay thế hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hay nhân sự cấp cao khác. Cũng bởi vì thế, các công ty thường tránh để cho một cổ đông nắm số lượng lớn cổ phần.  

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

Để hiểu rõ shareholders là gì, bạn không thể bỏ qua quyền và nghĩa vụ của shareholders.

Sở hữu càng nhiều cổ phần, các cổ đông sẽ có quyền lợi lớn tương ứng. Cụ thể, sở hữu từ 5% cổ phần, bạn đã có quyền triệu tập Đại hội đại cổ đông bất thường. Khi sở hữu 10% cổ phần, bạn có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị hay ban kiểm soát. Khi bạn là cổ đông lớn nhất đặc biệt khi bạn sở hữu trên 50% cổ phần, bạn có quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.

Đó là quyền lợi dựa vào lượng cổ phần nắm giữ. Còn về cơ bản những shareholder sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

–       Được kiểm tra các sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tiếp cận các thông tin liên quan tới công ty.

–       Được khiếu nại những hành vi sai sót, thiếu trung thực của công ty ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp, đảm bảo sự minh bạch.

–       Được kiện công ty nếu có hành vi sai trái của người điều hành.

–       Được hưởng lợi tức hàng năm.

–       Được tham dự các cuộc họp thường niên để nắm tình hình hoạt động của công ty.

–       Được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề ở từng cấp độ khác nhau thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

–       Được quyền yêu cầu phân bổ số tiền thu được nếu công ty bị thanh lý tài sản.

Về nghĩa vụ, khách quan mà nói, ngoài việc chịu rủi ro khi công ty hoạt động kém hiệu quả và bị thanh lý tài sản thì cổ đông không phải chịu nghĩa vụ gì lớn. Không như chủ doanh nghiệp của công ty hợp doanh phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty, các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ kể cả khi công ty bị thanh lý.

Tham khảo:   Confidence Interval là gì – khái niệm và cách tính chuẩn xác

Tuy nhiên nếu không muốn để khoản đầu tư của mình có nguy cơ mất trắng thì các cổ đông hay luôn sát sao tới hoạt động của doanh nghiệp. Cổ đông cần chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của công ty, hoạt động như một cố vấn, khách quan, công tâm và trách nhiệm để kịp thời đưa ra ý kiến giúp ban quản trị, điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Tất nhiên đây là nghĩa vụ không ràng buộc nhưng nó lại tỉ lệ thuận với lợi nhuận của cổ đông. Vì thế, ngày nay thì cũng có một số nơi đã ràng buộc trách nhiệm của cổ đông với công ty để không gây ảnh hưởng xấu đến các cổ đông nhỏ. 

Trên đây là một số chia sẻ về shareholders là gì, cách phân loại cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cổ đông để có quyết định chính xác trong đầu tư và hoạt động doanh nghiệp.

Nguyễn Lý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo